- Vấn đề về phát âm Vấn đề về giọng
15 Vũ Bích Hạnh, Đặng Thái Thu Hương (2004) Hướng dẫn thực hành âm ngữ trị liệu NXB Y học, H.
a. Nói ngọng chức năng và thực thể
Ngọng thực thể là những trường hợp có tổn thương thực thể ở một trong các cơ quan lời nói. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể là do tri giác kém (tổn thương thần kinh thính giác, viêm tai giữa, nghe kém…), do tổn thương cấu trúc (khe hở môi và vòm miệng), do nguyên nhân vận động… Ngọng chức năng là những trường hợp không tìm thấy tổn thương của bất kỳ bộ phận nào của cơ quan phát âm. Lí do của ngọng chức năng thường do môi trường học nói quanh trẻ chưa tốt, thiếu sự hướng dẫn hoặc phát âm chưa chuẩn mực. Cũng có thể do ít cơ hội giao tiếp.
b. Nói ngọng do phát triển và ngọng bệnh lý
Ngọng do phát triển thường là những lỗi cấu âm ở trẻ em không tự điều chỉnh được nên còn tồn tại muộn hơn so với những trẻ cùng tuổi khác. Ngọng bệnh lý là trường hợp trẻ không học nói giống những trẻ bình thường khác. Những trẻ này có thể tạo được rất ít hoặc không có phụ âm đầu nào hoặc đều thay thế bằng một âm nào đó.
c. Ngọng phối hợp với các bệnh lý ngôn ngữ, lời nói khác
Nhiều trường hợp nói ngọng có thể đi kèm với bệnh lý ngôn ngữ và lời nói khác như nói ngọng đi kèm với chậm phát triển trí tuệ, nói ngọng đi kèm với bại não…
Khi trẻ em có những khiếm khuyết về phát âm thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập và các hoạt động khác. Nếu không được sửa kịp thời, lỗi phát âm sai sẽ ngày một ổn định, trở thành cố tật.
2.4.2.2. Tật về sự mất lưu loát trong lời nói: nói lắp
Nói lắp có thể tồn tại ở dạng làm hạn chế đáng kể hoặc mất hẳn khả năng giao tiếp bằng lời. Trẻ nói lắp mức độ nhẹ vẫn có khả năng giao tiếp nhưng do hiện tượng lặp đi lặp lại nhiều lần một âm nào đó nên ảnh hưởng
đến tốc độ nói đồng thời do nhịp điệu bị rối loạn nên hạn chế khả năng diễn đạt và biểu lộ nội dung của lời.
Cơ chế làm nảy sinh tật nói lắp và sự mất cân bằng giữa 2 quá trình thần kinh cơ bản là hưng phấn và ức chế do sự trục trặc về mối liên hệ thần kinh giữa vỏ não với các tổ chức dưới vỏ não, tạo nên chứng co giật thần kinh trong quá trình dẫn truyền tín hiệu. Nguyên nhân dẫn tới cơ chế hoạt động thần kinh sai lệch này rất đa dạng: chấn thương thực thể não bộ, căng thẳng thần kinh, suy nhược thần kinh, chấn thương tâm lý, quá sợ hãi, trẻ bị hắt hủi, bắt chước người lớn nói lắp… Hoặc nếu tư duy ở trẻ phát triển nhanh mà ngôn ngữ không phát triển kịp để biểu đạt tư duy thì cũng xảy ra hiện tượng nói lắp.
2.4.2.3. Rối loạn về giọng
Sự kết hợp các thuộc tính âm học về cao độ, trường độ và cường độ trong giọng nói, cộng với âm sắc do đặc điểm cá nhân về các khoang cộng hưởng trong bộ máy phát âm của mỗi người tạo nên đặc điểm cá nhân về giọng nói. Những rối loạn về giọng thường gặp gồm:
Về cao độ: giọng nói quá cao (thé), quá trầm (khàn đục),
Về cường độ/ âm lượng: giọng nói quá to (oang oang), giọng quá nhỏ (thều thào),
Về trường độ: giọng bị rung giật…
Ngoài ra, sự sai giọng còn biểu hiện ở việc nói sai cữ giọng so với đặc điểm chung về độ tuổi và giới tính.
Hiện tượng rối loạn về giọng ở trẻ có thể nhận biết được qua quan sát, lắng nghe lời nói của em đó trong so sánh với đặc điểm chung về giọng nói của các học sinh cùng giới và cùng độ tuổi.
Nếu khả năng hoạt động của một phần cơ chế trung ương và các đường dẫn truyền thần kinh trên thân não gây liệt nhẹ ở các bộ phận ngoại biên, làm cho trẻ không chỉ phát âm khó khăn, sai cả về nguyên âm lẫn phụ âm mà còn rối loạn hô hấp, rối loạn khả năng tiết nước bọt, nhai nuốt, nhịp điệu thì đó là trẻ mắc tật nói khó. Trẻ bị tật này thường bị rối loạn vận động chung, cử động của các cơ mặt không bình thường.
2.2.2.4. Thất ngôn (không nói được): Nếu trẻ nhỏ vì nguyên nhân nào đó dẫn đến bệnh tật hay chấn thương xảy ra trong thời kỳ tiền ngôn ngữ, dẫn tới sự phá hủy cơ chế trung ương điều khiển hoạt động ngôn ngữ thì hậu quả sẽ là trẻ không nói được hoặc nghe được nhưng không hiểu được. Tức là trẻ bị rối loạn ở khả năng biểu đạt lời nói hoặc ở khả năng cảm thụ, tiếp nhận lời nói hoặc cả hai. Ở trẻ này có biểu hiện kém trí nhớ nhưng khác với trẻ khuyết tật trí tuệ ở khả năng và tốc độ nhận thức khi được giáo dục.
2.4.2.5. Mất ngôn (mất khả năng nói): tình trạng này là trẻ đã có ngôn ngữ rồi nhưng do hậu quả cả bệnh tật hoặc chấn thương nào đó khiến trẻ không hiểu được ngôn ngữ mà mình đã biết, đã có hoặc mất hẳn khả năng nói dẫn tới hiện tượng câm thì đó gọi là mất ngôn ngữ. Trong trường hợp này, các mặt ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng của ngôn ngữ đều bị phá hủy. Nếu trẻ nghe được và còn có khả năng sử dụng được lời nói nhưng hiểu ít hoặc không hiểu thì gọi là mất khả năng tiếp nhận lời nói. Ngược lại, trẻ nghe hiểu những không nói được hoặc nói được rất ít thì gọi là mất khả năng biểu đạt lời nói.
2.4.2.6. Chậm nói
Trên thực tế, một số trẻ có khả năng thính lực bình thường, trí tuệ tương đối bình thường nhưng các chỉ tiêu ngôn ngữ về mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ dụng… của trẻ đều kém so với mức bình thường.
Thay cho lời nói, trẻ thường dùng điệu bộ, cử chỉ hoặc trẻ luôn có tâm lý ngại nói, nhút nhát, rụt rè. Những trẻ này thuộc dạng chậm nói. Nguyên nhân của sự chậm phát triển tiếng nói có thường do tình trạng sức khỏe: trẻ bị bệnh tật, ốm đau, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh hoặc suy dinh dưỡng trong thời kỳ học nói.
Như vậy, tật ngôn ngữ (theo nghĩa rộng) bao gồm tật ngôn ngữ (theo nghĩa hẹp) và tật lời nói. Trẻ bị tật ngôn ngữ dù ở dạng tật ngôn ngữ (theo nghĩa hẹp) hay tật lời nói, chung quy lại đều gặp khó khăn trong quá trình tiếp nhận và biểu đạt ngôn ngữ ở cả dạng nói và dạng viết. Những khó khăn này gây ảnh hưởng không chỉ đến đời sống sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày mà còn ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊI. KẾT LUẬN I. KẾT LUẬN
Tật ngôn ngữ có một lịch sử nghiên cứu lâu dài với sự khởi đầu từ những nghiên cứu sâu về lời nói. Qua thời gian, sự nhìn nhận về tật ngôn ngữ không chỉ bó hẹp trong một khía cạnh biểu đạt về mặt âm thanh mà còn mở rộng phạm vi đối tượng nghiên cứu ở tầng sâu của ngôn ngữ với các dạng tồn tại phong phú cả về mặt hình thức, nội dung, ngữ dụng và giao tiếp ở cả phương diện nói và viết. Các mặt của ngôn ngữ được quan tâm sâu sắc không chỉ ở bằng góc nhìn vật lý với sự thiên vị về mặt âm thanh của ngôn ngữ mà còn có góc nhìn của tâm lý và giáo dục.
Đề tài của chúng tôi đã phản ánh được phần nào bức tranh đương đại về vấn đề tật ngôn ngữ. Trong đó, tật ngôn ngữ gồm tật ngôn ngữ theo nghĩa hẹp và tật lời nói. Ở mỗi dạng có thể phân chia thành các tiểu loại nhỏ hơn. Tật ngôn ngữ theo nghĩa hẹp bao gồm những khó khăn trong khả năng biểu đạt và tiếp nhận về hình thức ngôn ngữ (gồm các khía cạnh ngữ âm – âm vị, cú pháp/ ngữ pháp), nội dung ngôn ngữ hay vấn đề ngữ nghĩa và chức năng ngôn ngữ hay vấn đề ngữ dụng. Tật lời nói tập trung chủ yếu vào các vấn đề về khả năng phát âm, giọng điệu và sự lưu loát của lời nói. Tuy chưa thực sự sâu sắc nhưng đề tài của chúng tôi đã chỉ ra một số khái niệm cơ bản với những phân tích bước đầu về một số khái niệm này.