vần điệu
- Khó khăn trong việc xác định âm đầu, âm giữa, âm cuối của từ. âm đầu, âm giữa, âm cuối của từ.
- Khó khăn trong việc phân chia từ thành các thành phần nhỏ hơn. từ thành các thành phần nhỏ hơn.
- Khó khăn trong việc phân biệtcác âm thanh. các âm thanh.
- Khó khăn trong việc học tương ứng chữ - âm. tương ứng chữ - âm.
- Khó khăn trong kĩ năng giải mã. mã.
- Khó khăn trong học mẫu đánhvần. vần.
* Trẻ bị rối loạn về cú pháp: Khiếm khuyết về cú pháp được biểu hiện ở những vấn đề ở các dạng câu cả ở dạng đơn giản và phức tạp. Chẳng hạn như trẻ gặp khó khăn trong việc dùng câu phủ định, câu nghi vấn, câu bị động và câu có các cặp mệnh đề quan hệ. Ngoài ra trẻ còn gặp khó khăn trong việc sắp xếp trật tự các từ trong câu ít dùng, ít gặp và tỏ ra khó hiểu khi xuất hiện các câu kiểu này.
2.4.1.7. Khuyết tật về nội dungngôn ngữ (disorder of content): là khó ngôn ngữ (disorder of content): là khó khăn trong vấn đề ngữ nghĩa. Sự phát triển mặt nội dung ngôn ngữ bao hàm cả sự tăng lên về lượng và sự biến đổi về chất. Sự tăng lên về lượng ứng với vốn từ mà trẻ có được; sự biến đổi về chất ứng với tính phức tạp và trừu tượng trong vốn từ ngữ của trẻ. Điều này phản ánh các khái niệm và ý tưởng chứa đựng trong từ ngữ mà trẻ lĩnh hội được. Chẳng hạn, nếu như giai đoạn 12 – 18 tháng tuổi thông thường trẻ mới sở hữu được khoảng 50 từ đầu
tiên, thì đến 18 tuổi vốn từ lên đến 10 nghìn từ. Ở giai đoạn trước 6 tuổi, trẻ mới chỉ có vốn từ ngữ sử dụng trong giao tiếp thông thường, thì sang giai đoạn học đường trẻ học được vốn từ ngữ nhà trường, diễn đạt các khái niệm môn học, các thuật ngữ khoa học ngày càng phức tạp và trừu tượng hơnKhiếm khuyết ở khía cạnh này có thể làm trẻ hạn chế vốn từ, hạn chế các loại ngữ nghĩa, thiểu hụt khả năng điều chỉnh từ, thiếu kĩ năng kết hợp từ và khó sử dụng những cụm từ cố định như thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ… Trẻ này cũng gặp hạn chế trong việc hiểu và sử dụng những câu nói đùa, cách nói bóng bẩy hay mang nghĩa ẩn dụ.
2.4.1.8. Khuyết tật về ngữ dụng(disorders of pragmatics): Ngôn ngữ (disorders of pragmatics): Ngôn ngữ được sử dụng như là một dạng công cụ hữu hiệu của giao tiếp và tư duy. Hoặc theo Halliday, ngôn ngữ tự nó có thể chứa 3 chức năng chính gồm chức năng
ý niệm (ideational), liên nhân
(interpersonal) và văn bản (textual). Sự phát triển mặt sử dụng ngôn ngữ ở trẻ em và vị thành niên biểu hiện qua khả năng hoạt hóa ngày càng đầy đủ, sâu sắc và hiệu quả các chức năng của ngôn ngữ phù hợp với mục đích và bối cảnh. Chẳng hạn, từ chỗ trẻ sử dụng được ngôn ngữ trong chức năng giao tiếp ở mục đích thỏa mãn nhu cầu ăn uống, đến chỗ sử dụng được ngôn ngữ cho
mục đích tranh luận và thuyết phục người khác một cách trực tiếp (qua nói, diễn thuyết) hoặc gián tiếp (viết bài nghị luận) ở cuối bậc trung học là một chặng dài trong diễn trình phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ. Khiếm khuyết về ngữ dụng có thể bao gồm việc hạn chế những ý định giao tiếp, khó khăn với khả năng luân phiên trong hội thoại, không có hoặc khó có khả năng điều chỉnh hay sửa lại thông tin khi người nghe tỏ ra không hiểu, chưa hiểu và khó khăn trong việc kể lại sự việc ví dụ như trần thuật lại một câu chuyện nào đó.