3. CÁC VITAMIN TAN TRONG NƯỚC
3.6. VITAMIN B15
3.6.1. CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT[1],[4].
Năm 1950 Tomiyma đã phát hiện thấy trong dịch chiết của gan bò một yếu tố khác với Vitamin B12 và đặt tên nó là vitamin B15. Tới năm sau, Krebs và các tác giả khác đã phân tích các sản phẩm thực vật cũng tìm thấy một loại chất rất phổ biến ở các hạt do đó đặt tên là axit pangamic. Sau đó người ta đã xác nhận rằng vitamin B15 và axit pangamic là một.
Krebs nêu lên công dụng của B15 là giúp cho sự miễn nhiễm chống lại những độc tố trong cơ thể con người và súc vật, chống lại các bệnh do dị ứng như suyễn, các bệnh về da, bệnh phong thấp, cáo bệnh về đau thần kinh, đau các khớp xương. Ðến năm 1978 ông Stacpoole và các đồng nghiệp của ông chứng minh là Pangamic acid rất độc cho thần kinh, cho mắt, ngọc hành của chó và chuột. Năm 1980 tòa án liên bang Hoa Kỳ xử vụ tranh chấp giữa nhà sản xuất thuốc bổ GNC(Thuốc điều trị thoái hóa khớp (dạng thực phẩm chức năng). Được sản xuất bởi một công ty hàng đầu của Mỹ về lĩnh vực thực phẩm chức năng và Vitamin) và chính phủ, phán quyết Pangamic acid không được an toàn. Năm 1981 chính phủ Hoa Kỳ cấm lưu hành thuốc Pangamic acid hay B15.
Trong khi đó tại các nước Tây Âu như Pháp, Ðức, Nga và Nhật đều coi vitamin B15 là cần thiết cho cơ thể con người và ấn định nhu cầu dưỡng sinh hàng ngày cho người lớn là từ 25 đến 50 milligram mỗi ngày và theo kết quả mới nhất cho rằng B15 ngăn ngừa các bệnh về đau tim, bệnh già, áp huyết cao, đau gan, đái đường.
Vitamin B15 còn có các dạng dẫn xuất trong đó nó chứa 4.8 nhóm metyl hoặc tới 12 nhóm metyl. Các dẫn xuất này thu được bằng cách thay thế vào vị trí của các nhóm hydro ở các nhóm metyl bằng các gốc – CH3.
Hình 17: Vitamin B15
Do tính chất linh động của các nhóm metyl trong phân tử của axit pagamic nên nó có khả năng tham gia vào các phản ứng metyl hóa khác nhau của cơ thể. Dẫn xuất caxi pangamat là một loại bột trắng hòa tan tốt trong nước, không hào tan trong các dung môi hữu cơ. Nó bền trong axit và ở nhiệt độ tới 100oC, không bền trong kiềm.