Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức và năng lực bảo vệ môi trường:

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội (Trang 38 - 42)

II CƠ SỞ THỰC TIỄN

e) Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức và năng lực bảo vệ môi trường:

năng lực bảo vệ môi trường:

- Thành phố tập trung tổ chức các chương trình tập huấn về nghiệp vụ quản lý kỹ thuật, phổ biến pháp luật về môi trường cho đội ngũ cán bộ cáccấp.

- Hướng dẫn các huyện, xã, tổ dân phố thực hiện các chương trình hành động về môi trường nhằm lôi cuốn đông đảo các tầng lớp dân cư tham gia tích cực các phong trào bảo vệ môi trường.

- Xây dựng mạng lưới cán bộ chuyên trách môi trường ở các địa phương và đơn vị cơ sở.

Tóm lại, từ những bài học thành công và chưa thành công trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường ở thành phố Hồ Chí Minh, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:

Một là, tăng cường quản lý nhà nước về quản lý và bảo vệ môi trường, bao gồm các biện pháp sau:

- Thiết lập hệ thống quản lý nhà nước về môi trường đến cấp phường - xã. Ở cấp huyện, xã cần có đội ngũ cán bộ chuyên trách, đủ năng lực, được đào tạo, bồi dưỡng về quản lý môi trường.

- Tăng cường phân cấp, nâng cao trách nhiệm, thẩm quyền cho cấp quận, huyện và phường, xã trong việc quản lý, thẩm định dự án, xử phạt hành chính về môi trường.

- Thiết lập cơ chế quản lý nhà nước và bảo vệ môi trường liên ngành.

Hai là, thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích bảo vệ môi trường, như:

- Miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu đối với các thiết bị mới, áp dụng công nghệ không gây ô nhiễm môi trường.

- Cho vay ưu đãi với lãi suất thấp cho các công trình xử lý chất thải.

- Kiên quyết di dời hoặc đình chỉ sản xuất đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

- Phát hành “nhãn xanh” cho sản phẩm, cơ sở dịch vụ kinh doanh và công trình đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Đánh thuế phí ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường…

Ba là, tăng cường đầu tư cho quản lý và bảo vệ môi trường.

- Thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách và cán bộ có liên quan về quản lý và bảo vệ môi trường.

- Tăng cường đầu tư từ nguồn vốn ngân sách để trang bị các phương tiện hiện đại phục vụ cho công tác khảo sát, đánh giá tác động môi trường phục vụ đắc lực kịp thời cho công tác nghiên cứu và ra quyết định. Thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường nhằm thu hút các nguồn lực.

Với những kinh nghiệm của các nước bạn và của thành phố HCM, Hà Nội đã có được những bài học quý báu để xây dựng và thực hiện tốt hơn kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mình.

KẾT LUẬN

Với sự phân tích những cơ sở khoa học trên cùng những kinh nghiệm của các nước và thành phố trên thế giới và ở Việt Nam, Hà Nội đã có cơ sở lý luận vững chắc để tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành nhằm đưa nền nông nghiệp thủ đô đạt được những hiệu quả tốt nhất.

Tuy nhiên, quá trình này còn gặp rất nhiều khó khăn và cản trở cả về mặt khách quan lẫn chủ quan. Vì vậy rất cần sự quan tâm hỗ trợ của thành phố và của nhà nước thông qua nhiều biện pháp kinh tế như: huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và có chính sách thu hút nhân tài, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng KHCN vào sản xuất, phát triển và nâng cấp cơ sở hạ tầng, hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế thủ đô, nghiên cứu và mở rộng thị trường…

Ngoài ra, với đặc điểm là nông nghiệp của một thành phố lớn, nông nghiệp Hà Nội cũng cần tập trung phát triển các loại hình du lịch sinh thái để khai thác hết tiềm năng vốn có của nông nghiệp, cần chú trọng vào vấn đề bảo vệ và cải tạo môi trường, và vấn đề thẩm mỹ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng thủ đô.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội là một chủ trương đúng đắn và hợp với xu thế phát triển của kinh tế đất nước và yêu cầu hội nhập. Chúng ta cần thực hiện tốt để đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông thôn ngoại thành Hà Nội - NXB Chính trị quốc gia.

2. Giáo trình kinh tế phát triển nông thôn - NXB Thống kê

3. Nông nghiệp Việt Nam trên con đường CNH, HĐH - NXB Thành phố HCM 4. Tạp chí Kinh tế và phát triển - Số 82 tháng 4/2004 5. Tạp chí Kinh tế và phát triển - Số 86 tháng 8/2004 6. Tạp chí Kinh tế và phát triển - Số 88 tháng 10/2004 7. Tạp chí Kinh tế và phát triển - Số 99 tháng 9/2005 8. Tạp chí Kinh tế và phát triển - Số 112 tháng 10/2006 9. Tạp chí Kinh tế và phát triển - Số 114 tháng 12/2006 10.Tạp chí Phát triển kinh tế - Số 191 tháng 9/2006

11.Tạp chí Nông nghiệp&phát triển nông thôn - Số 2 năm 2006 12.Tạp chí Nông nghiệp&phát triển nông thôn - Số 15 năm 2006 13.Tạp chí Thương mại - Số 26(436) tháng 9 - 10 năm 2006

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w