Kinh nghiệm tạo việc làm và giải quyết việc là mở khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh:

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội (Trang 34 - 36)

II CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.3.Kinh nghiệm tạo việc làm và giải quyết việc là mở khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh:

1. Kinh nghiệm về quản lý và giải quyết vấn đề dư thừa lao động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của Trung Quốc

2.3.Kinh nghiệm tạo việc làm và giải quyết việc là mở khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh:

thành thành phố Hồ Chí Minh:

Khi thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tất yếu sẽ dẫn đến một bộ phận lao động nông nghiệp bị dư thừa. Giải quyết việc làm cho bộ phận lao động này là vấn đề quan trọng để ổn định cuộc sống cho người dân.

Để từng bước tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho bộ phận nông dân và lao động không có việc làm, các cấp chính quyền thành phố đã thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau đây:

Một là, tăng cường quản lý nguồn lao động ở khu vực ngoại thành và xác định nhu cầu nghề nghiệp và việc làm.

Từ năm 1995, hàng năm thành phố đều tổ chức điều tra về lao động, việc làm ở khu vực ngoại thành. Trên cơ sở đó, các cấp chính quyền và các tổ chức xã hội nắm bắt được danh sách lao động chưa có việc làm và nhu cầu tìm việc làm của lao động. Việc đánh giá về sự chuyển dịch lao động, trình độ nghề nghiệp, chuyên môn kỹ thuật, nhu cầu và khả năng học nghề tạo cơ sở cho việc thực hiện các chương trình việc làm và phối hợp có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.

Hai là, thực hiện chương trình việc làm ở khu vực ngoại thành trong quá trình đô thị hóa. Chương trình này được thực hiện bằng một số biện pháp cụ thể sau:

- Tổ chức đào tạo nghề gắn với bố trí việc làm theo các ngành nghề mới phát triển ở nông thôn, các khu công nghiệp mới.

Trong những năm 1993 - 2000, thành phố đã xây dựng mới 10 trung tâm dạy nghề ở 5 huyện ngoại thành cũ, nâng cấp 1 trường công nhân kỹ thuật ở huyện Củ Chi, 1 trường trung học nghề ở quận 7; thành lập mới 1 trường cao đẳng nghề ở khu chế xuất Tân Thuận. Các cơ sở dạy nghề ở ngoại thành đã có khả năng đào tạo lao động tại chỗ với số lượng 20.000 học viên/năm và hàng năm có thể thu hút 6.000 - 8.000 lao động ở khu vực nông thôn vào các nghề: sửa chữa xe máy, ô tô, lái xe, may công nghiệp, may gia dụng, cơ khí, điện tử, điện công nghiệp, sơn mài, mộc, mỹ nghệ, các nghề thủ công, v.v…

- Gắn hoạt động dạy nghề với tổ chức hướng nghiệp, thông tin lao động, tư vấn và giới thiệu việc làm cho lao động ở nông thôn.

Ở hầu hết các huyện ngoại thành đã hình thành và phát triển các loại hình văn phòng, chi nhánh, trung tâm tư vấn việc làm. Mỗi năm, các cơ sở này đã tìm việc làm cho khoảng 30.000 lao động, trong đó có trên 10.000 lao động ở khu vực nông thôn có việc làm trong các doanh nghiệp, khu chế xuất.

- Gắn đào tạo nghề ở khu vực ngoại thành với chương trình xuất khẩu lao động.

- Giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực ngoại thành theo dự án nhỏ, vay vốn từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm.

Ngoài ra, thành phố đã hình thành các nguồn quỹ hỗ trợ việc làm ở khu vực ngoại thành như quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ CEP của Liên đoàn lao động thành phố, quỹ của Hội liên hiệp phụ nữ thành phố, quỹ hỗ trợ đào tạo nghề của các hội

và tổ chức đoàn thể (Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, v. v…)

Từ đó có thể rút ra một số bài học như sau:

Một là, không ngừng hoàn thiện cơ chế chính sách tập trung giải quyết việc làm ở khu vực ngoại thành, coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cấp bách của các ngành, các cấp.

Hai là, thúc đẩy các hoạt động phi nông nghiệp tạo việc làm mới tại chỗ ở khu vực nông thôn.

Ba là, tăng cường đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo nghề, đặc biệt chú trọng lao động trẻ ở khu vực nông thôn.

Bốn là, xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ giữa đào tạo nghề với thông tin, tư vấn giới thiệu việc làm.

Năm là, thực hiện đồng bộ cơ chế phối hợp giữa doanh nghiệp, các khu công nghiệp, khu chế xuất với chính quyền địa phương trong việc ưu tiên tuyển dụng lao động ở địa phương do bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội (Trang 34 - 36)