1. Nguyên nhân của những thành tựu
Nhân dân ta đã cần cù lao động và sử dụng nguồn vốn này đạt hiệu quả, không chỉ phát triển tốt cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội của đất nước,
Việt Nam với nhân dân và chính phủ các nước cung cấp ODA, góp phần vào việc đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, được các nước tin tưởng và ngày càng có ảnh uy tín trên trường quốc tế. việt Nam tham gia vào rất nhiều các tổ chức khác nhau trên thế giới ASEM, ASEAN, WTO…
Tiềm năng kinh tế trong nước ngày càng được mở rộng và cải thiện, VN được đánh giá là một trong những nước có môi trường đầu tư hấp dẫn vì thế khả năng thu hút vốn cao.
Khung pháp lý ngày càng được hoàn thiện tạo điều kiện cho các chính phủ, các tổ chức của các nước viện trợ có điều kiện và quỳên lợi nhiều hơn khi đầu tư vào Việt Nam.
2. Nguyên nhân của những hạn chế2.1. Nguyên nhân khách quan 2.1. Nguyên nhân khách quan
Yêu cầu của nhà tài trợ khi cung cấp ODA thường có những điều kiện rất khắt khe và phức tạp nên việc triển khai đấu thầu, qui trình đấu thầu, xét thầu, giao thầu kéo dài hơn so với kế hoạch. nhiều dự án đòi hởi những công nghệ mới khó khăn trong việc sử dụng và đào tạo cần có thời gian chờ đợi.
Thuế thu nhập đánh vào các nhà tài trợ thực hiện dự án tại Việt Nam. Trong khi các nhà tài trợ không đồng ý khiến cho có sự mâu thuẫn giữa hai bên làm cho tiến đội của các dự án chậm lại.
Cạnh tranh giữa các nước trên thế giới. Trong giai đoạn hiện nay các nước đang phát triển thực hiện rất nhiều các biện pháp thu hút ODA phát triển kinh tế vì thế mà ảnh hưởng khả năng cung cấp ODA của thế giới cho Việt Nam
2.2. Nguyên nhân chủ quan
Khuôn khổ pháp lý cho việc thu hút và sử dụng ODA còn chưa đồng bộ và tồn tại nhiều thiếu sót: Vốn đối ứng bố trí chưa kịp thời, vấn đề quy hoạch vận động và sử dụng ODA đến thời điểm này vẫn chưa được hoàn chỉnh để định hướng cho các cơ quan, địa phương chủ động thu hút và sử dụng nguồn vốn này.
Thủ tục của các nhà tài trợ còn rườm rà chưa thức sự tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà tài trợ: các chính sách thuế, chính sách sử dụng lao động...
Việc giải phóng mặt bằng chính sách đề bù còn chưa thực sự công bằng, chưa thoả đáng nên diễn ra rất chậm làm cho các dự án không thể đẩy nhanh tiến độ.
Chậm trễ trong công tác đấu thầu và sau đấu thầu: khâu này thường phát sinh nhiều vướng mắc do việc chuẩn bị tài liệu chưa tốt, không đáp ứng được những tiến độ của dự án. Có sự khác biệt về giá nên thường xuyên phải điều chỉnh để thống nhất vì thế gây ra những chậm trễ.
Khảo sát thiết kế chất lượng chưa cao các nhà thiết kế và các nhà tài trợ không thống nhất được với nhau. Một số trường hợp các nhà tài trợ chấp nhận đầu tư nhưng sau khâu nghiên cứu khả thi các nước này lại rút lại vốn do dự án không khả thi.
Năng lực quản lý còn nhiều hạn chế trong nhiều mặt cả về công tác quản lý và thực hiện dự án:
- Những Cán bộ cấp tỉnh chưa nắm vững được qui trình thủ tục đấu thầu vì thế quá trình trình duyệt mất rất nhiều thời gian
- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của dự án chưa thực sự căn cứ vào năng lực và khả năng và đỏi hỏi của dự án mà thường do tự phân giữa cán bộ địa phương vì thế mà tính chuyên nghiệp không cao, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính.
- Tinh thần trách nhiệm của các cán bộ chưa cao. Do trách nhiệm chưa được qui roc ràng, các vấn đề phát sinh là vấn đề chung của cả dự án
Việc cấp vốn thiếu tính kịp thời với tiến độ của dự án, nhất là hệ thống kho bạc chưa đáp ứng được yêu cầu quýêt toán kịp thời của các dự án. với những dự án đòi hỏi cán bộ phức tạp viêc sự dụng vốn đối ứng còn chậm trễ và bất cập
Hệ thống thông tin còn chưa cập nhật kịp thời ảnh hưởng rất nhiều tới các hoạt động điều phối đánh giá và xử lý dự án các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện.