HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH 2006 - 2010
Để nâng cao hơn nữa khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư và đặc biệt là nguồn vốn ODA một nguồn vốn có tính chất tương đối khác với các nguồn vốn khác nhưng nó lại có mối quan hệ chặt chẽ với các nguồn vốn khác nó là tiền đề của các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài khác. Quan điểm của các nước tài trợ thường là “vốn ODA đi trước và FDI đi sau” bởi thế để thu hút được các nguồn vốn chúng ta cần phải có những chính sách và giải pháp tốt để nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn này một cách hợp lý đảm bảo kế hoạch đề ra. Từ những phân tích thực trạng trong bảng SWOT, thực tế bài học kinh nghiệm của các nước ta có thể đưa ra một số giải pháp Về phía Việt Nam như sau:
1. Xây dựng chiến lược thu hút ODA cho thời kỳ
Để thu hút và sử dụng vốn có hiệu quả trước hết cần phải có một chiến lược lâu dài phù hợp với xu hướng của thế giới và của đảng và nhà nước đề ra. Từ đó có thể chủ động được nguồn thu hút lĩnh vực thu hút hiệu quả phù hợp với xu hướng chung của phát triển kinh tế. Muốn vậy chính phủ và các ban ngành có liên quan cần thực hiện các cam kết sau:
- Tiến hành công khai các chính sách hoàn thiện các dự án gói thầu công khai, đảm bảo cho các chính sách cho hoạt động đấu thầu và sau đấu thầu
bằng cách nâng cao và đồng bộ hóa năng lực quản lý và sử dụng vốn ODA cho các địa phương các vùng còn kém phát triển trong cả nước. Đảm bảo cho các gói thầu tính minh bạch đúng tiến độ và hiệu quả.
- Thực hiện tăng cường hơn nữa ODA vào lĩnh vực phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực của quốc gia. Đồng thời, tập trung vào các dự án phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo nâng cao chất lượng sống của người dân.
- Cải cách lại hệ thống ngân hàng các chính sách thuế, chính sách cải thiện môi trường đầu tư, các thủ tục pháp lý dành cho các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư cho Việt Nam.
1. Đồng bộ hóa khung pháp lý
Sự thiếu đồng bộ cà chặt chẽ trong nội dung cuả một số văn bản pháp luật và chính sách sử dụng ODA, một số văn bản không nhất quán với nhau. Qua thực tế triển khai thì cả bộ kế hoạch đầu tư và các ban quản lý dự án và các nhà tài trợ đều phải điều chỉnh những qui định và các chính sách phù hợp đồng bộ.từ đó tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng và hợp lý cho các nhà tài trợ.
Liên tục hoàn thiện cơ chế quản lý và điều hành công việc tiếp nhận phân phối các nguồn vốn ODA một các minh bạch hợp lý các địa phương các cấp chính quyền cho những chương trình cấp thiết và mang lại hiệu quả thực sự của nguồn vốn. Chính phủ cần ra soát điều chỉnh hệ thống văn bản pháp qui theo hướng đơn giản dễ áp dụng và đồng bộ từ trên xuống. Hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể có tính khả thi cao và dài hạn trên qui mô cả nước, địa phương ngành và các lĩnh vực làm cơ sở cho hoạt động điều phối va sử dụng ODA.
Bộ kế hoạch và đầu tư cần tiếp tự hài hòa các thủ tục với các nhà tài trợ song phương. Chọn các khâu công việc có tính khả thi cao như hài hòa kết cấu nội dung và hình thức và văn kiện dự án thông qua các báo cáo nghiên cứu khả thi đáp ứng yêu cầu thủ tục trong nước và các nhà tài trợ. Hài hòa qui trình đấu thầu và sau đấu thầu
2. Nâng cao chất lượng khâu thiết kế và chuẩn bị dự án
Thực hiện khâu khảo sát và thiết kế, thiết kế lại dự án, bổ xung thêm các dự án thiết kế. Đặc biệt là các dự án về điện và cung cấp nước
Xem xét lựa chọn dự án phải thực sự sát với qui hoạch ngành, qui hoạch vùng lãnh thổ và mức độ kỹ càng trong công tác chuẩn bị. Cương quyết không xem xét các dự án không nằm trong qui hoạch chưa được các cấp chính quyền phê duyệt và chưa có khâu khảo sát thiết kế, tránh tình trạng quan liêu không minh bạch.
Nâng cao công tác chuẩn bị chương trình dự án quan tâm tích đầy đủ các chỉ tiêu kinh tế xã hội và làm rõ trách nhiệm của các chủ dự án. Kinh nghiệm cho thấy công tác chuẩn bị dự án và thự hiện dự án là một nhân tố quan trọng góp phần nâng cao sự phù hợp của dự án và khả năng và nguồn vốn, trình độ quản lý của các chuyên gia . từ đó nâng cao chất lượng dự án.
3. Tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra và đánh giá dự án trong quá trình thực hiện dự án và sau dự án. quá trình thực hiện dự án và sau dự án.
Kiêm tra giám sát, theo dõi là khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá tình quản lý và sử dụng vốn. việc kiểm tra được thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh làm giảm tham nhũng tiêt kiệmm và tăng cường năng lực thực hiện dự án. bởi vậy, Các cơ quan có thẩm quyền như bộ kế hoạch đầu tư, bộ thương mại… chính phủ cần hoàn thiện đội ngũ cán bộ thẩm định có chuyên môn sâu và có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra và có biện pháp xử lý nghiêm đối với các sai phạm. phối hợp với các chuyên gia thuê ngoài và các bên đại diện tiến hành giám sát dự án từ khi tiến hành tới lúc bàn giao và ảnh hưởng của nó sau một thời gian.
Bộ kế hoạch đầu tư kế hợp với bộ tài chính trước mắt tổ chức đoàn liên ngành đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA theo 3 nhóm dự án:
- Nhóm dự án hỗ trợ kĩ thuật
- Nhóm dự án viện trợ không hoàn lại - Nhóm dự án vốn vay
Trên cơ sở các kinh nghiệm thu được tổng hợp các mô hình tốt thông qua việc thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ báo cáo kết quả kết thúc dự án, kiểm toán theo qui định hiện hành của nước ta và nhà tài trợ để phổ biến rộng rãi.
4. Tăng cường năng lực cho ban quản lý dự án, khắc phục tình trạng không chuyên cán bộ quản lý dự án. không chuyên cán bộ quản lý dự án.
Các cơ quan chủ quản tiếp nhận nguồn vốn cần thực hiện tốt công tác tuyển chọn đúng người đúng việc, bổ nhiệm và bồi dưỡng chuyên môn, hoàn thiện trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý dự án theo hướng chuyên trách và chuyên môn cao. Cương quyết tránh hiện tượng cán bộ phụ trách ban quản lý kiêm nhiệm. tránh hiện tượng một cơ quan chủ quản cứ có một dự án mới lại lập một ban quản lý mới gây lãng phí và hiệu quả không cao do không tận dụng được kinh nghiệm và nhân lực.
Đề cao vai trò của tính tự giác cá nhân, phân định rõ vai trò và trách nhiệm cho từng cá nhân từng bộ phận tránh chồng chéo và tình trạng tham nhũng tiêu cực làm thất thoá vốn nhất là đối với các công trình xây dựng cơ bản.
Bộ kế hoạch và đầu tư hợp tác với các nhà tài trợ thực hiện chương trình đào tạo cán bộ tham gia quản lý dự án ODA ở các cấp về chuyên môn, nghiệp vụ trong thực hiện dự án và theo dõi, đánh giá dự án.
Các bộ ngành tỉnh, thành phố hoàn chỉnh bộ máy tổ chức theo hướng tập trung vào một mối tăng cường năng lực và hiệu lực các đầu mối này theo các qui định hiện hành.
5. Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống thông tin
Hoàn thiện hệ thống thông tin để phục vụ cho hoạt động điều hành phân phối và theo dõi, đánh giá dự án và sử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện dự á. hệ thống này trước hết là từ các ciư quan đầu mối, sau đó là các mạng hữu quan (văn phòng chính phủ, bộ tài chính, bộ kế hoạch đầu tư, bộ ngoại giao, ngân hàng trung ương..) tới các cơ quan quản lý, UBND các tỉnh thành phố trong cả nước phải là một hệ thống thông suốt
Tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng để toàn thể nhân dân nhận thức được vai trò, quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc tham gia quản lý bảo vệ các nguồn vốn quốc gia.
6. Tăng cường quan hệ đối tác với các nhà tài trợ:
Cải tiến chất lượng đối thoại giữa Chính phủ và các nhà tài trợ thông qua các cơ chế đã được hình thành như Hội nghị Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (Hội nghị CG) thường niên và giữa kỳ, các nhóm quan hệ đối tác ngành, Nhóm Quan hệ đối tác về Hiệu quả viện trợ (PGAE); phát huy vai trò làm chủ và nâng cao tính chủ động của các Bộ, ngành và các địa phương
trong việc vận động ODA đối với các nhà tài trợ; hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ để thực hiện Tuyên bố Pa-ri và Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ; thúc đẩy các nhà tài trợ cùng làm việc với nhau trên cơ sở lợi ích chung với mục đích hợp lý hoá, hài hoà quy trình thủ tục nhằm giảm chi phí giao dịch và nâng cao hiệu quả viện trợ;...
Ngoài những giải pháp tầm vĩ mô nêu trên, Để giám sát quá trình thực hiện cũng đã thoả thuận sẽ xây dựng một hệ thống theo dõi, đánh giá theo các tiêu chí: (1) Giảm thời gian chuẩn bị dự án; (2) Giảm thời gian đưa dự án vào hiệu lực; (3) Cải thiện tỷ lệ giải ngân vốn ODA; (4) Giảm số lượng các trường hợp xin kéo dài thời gian thực hiện dự án.