ODA TRONG NĂM 2006 - 2007 VÀ NHIỆM VỤ CÒN LẠI TRONG NĂM 2008 - 2010
1. Tình hình thu hút và giải ngân ODA 2006
Kế hoạch vốn ODA năm 2006 cam kết tài trợ vốn ODA năm 2006 là 3,747 tỷ USD. So với năm 2005, con số này cao hơn khoảng 300 triệu USD.
Danh sách các nhà tài trợ song phương của Việt nam là Nhật Bản với mức cam kết ODA là 835 triệu USD. Trong số các nhà tài trợ đa phương, EU cam kết cao nhất với 936,2 triệu USD, tăng 11% so với năm ngoái. Ngân hàng thế giới 750 triệu USD, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) 539 triệu USD.
Năm 2006, vốn ODA tài trợ cho Việt Nam là 3,7 tỷ USD nhưng giải ngân được khoảng 1,8 tỷ USD. Mức giải ngân của các dự án vay vốn WB năm 2006 ước đạt 13,3%, trong khi mức bình quân của khu vực là 19,3%. Tương tự, mức giải ngân vốn vay ADB ước đạt 5,9%, bình quân khu vực là 7,29%. Một điểm đáng chú ý khác là các dự án vay vốn thuộc các lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế thường có mức giải ngân thấp, chủ yếu do năng lực tổ chức quản lý và thực hiện.
2. Tình hình thu hút và giải ngân 20072.1. Kế hoạch 2007 2.1. Kế hoạch 2007
Tổng mức cam kết của các nhà tài trợ cho Việt Nam trong năm 2007 đạt 4,445 tỷ USD, vượt 700 triệu USD so với năm 2006. Trong đó, các nhà tài trợ song phương cam kết viện trợ cho Việt Nam 2,164 tỷ USD, đa phương 2,101 tỷ USD và từ các tổ chức phi chính phủ 180 triệu USD.
Đứng đầu danh sách các nhà tài trợ là ADB với 1,14 tỷ USD, Liên minh châu Âu (EU) đứng thứ hai với 948,2 triệu USD. Năm ngoái Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam với 835 triệu USD. Trong năm 2007, Nhật Bản đứng thứ ba cùng Ngân hàng Thế giới (WB) với 890 triệu USD.
Kế hoạch giải ngân 2007: tổng mức giải ngân ODA 2007 dự kiến đạt 2.036 triệu USD (chưa kể các khoản giải ngân nhanh), cao hơn kế hoạch 2006 khoảng 14%, trong đó vốn vay ước đạt 1.815 triệu USD, viện trợ không hoàn lại ước đạt khoảng 221 triệu USD
2.2.Thực hiện
Vốn ODA trong 9 tháng đầu năm nay được ký kết với các nhà tài trợ thông qua các hiệp định đạt khoảng 2,097 tỷ USD, trong đó vốn vay đạt 1,968 tỷ USD và vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 129 triệu USD.
Các hiệp định vốn vay được ký kết năm nay chủ yếu tập trung vào các dự án công nghiệp, y tế, giáo dục, môi trường, đặc biệt tập trung vào các dự án của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và của Ngân hàng Thế giới (WB).
Trong khi đó, giải ngân vốn ODA trong 9 tháng đầu năm 2007 ước đạt 1,438 tỷ USD, đạt 76% kế hoạch giải ngân năm 2007 đề ra là 2 tỷ USD, trong đó vốn vay là 1,242 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 196 triệu USD.
Khoản cam kết viện trợ 720 triệu Euro từ EU: trong danh sách các nước cam kết, Pháp dành ODA cho Việt Nam 281,10 triệu euro trở thành nước tài trợ lớn nhất, trong đó vốn vay đạt 246,50 triệu euro và viện trợ đạt 34,60 triệu euro; Anh với 74,85 triệu euro; Đan Mạch, với 64,9 triệu euro, Italia 42,15 triệu Euro, Đức 57,75 triệu Euro ...
Dự kiến cả năm tổng giá trị vốn ODA ký kết khoảng 3157 triệu USD, tăng 12% so với ước thực hiện năm 2006, trong đó vốn vay: 2705 triệu USD, vốn viện trợ khônghoàn lại 452triệu USD. Tổng mức ODA giải ngân ước đạt khoảng 2000 triệu USD, tăng 5,2%so với kê hoạch đề ra, trogn đó vốn vay
khoảng 1800 triệu USD, vốn việ trợ không hoàn lại khoảng 200 triệu USD. Nguồn vốn ODA được sử dụng một phần đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, một phần để cho vay lại theo các chương trình, dự án tín dụng đầu tư
3. Đánh giá khả năng thực hiện kế hoạch 2006-20103.1. Nhiệm vự còn lại trong năm 2008-2010 3.1. Nhiệm vự còn lại trong năm 2008-2010
Trên cơ sở Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006-2010) và Đề án Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA 5 năm 2006-2010, nguồn vốn ODA thực hiện trong 5 năm tới dự kiến đạt 11 tỷ USD (chỉ tính phần trực tiếp cân đối vào ngân sách) có nghĩa là mức giải ngân hàng năm phải đạt bình quân 2 tỷ USD/năm.
Căn cứ vào mức giải ngân năm 2006 và ước tính giải ngân cả năm 2007 (khoảng 3,6 tỷ USD), trong 3 năm còn lại giải ngân nguồn vốn ODA phải đạt mức khoảng 7,5 tỷ USD. Như vậy, trung bình các năm còn lại của kế hoạch 5 năm 2006-2010 phải đạt khoảng 2,5 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng giải ngân trung như hiện nay (1.8 tỷ USD/năm) thì tình hình giải ngân vốn ODA trong 3 năm kế hoạch tiếp theo còn gặp rất nhiều khó khăn.
chỉ tiêu KH 2006-2010 2006-2007Thực Hiện KH điều chỉnh 2006-2010 lại 2008-2010nhiệm vụ còn
Cam kế 19-21 8,192 10,808-12,808
Ký kế 20,35-23,75 5,797 14,553-17,953
giải ngân 11,46-12,41 3,238 10,9-12,3 7,662 – 9.062
Số liệu tổng hợp theo kế hoạch 2006-2010.Tính tới hết tháng 9/2007
3.2. Khả năng hoàn thành kế hoạch
Những kết quả dự báo nói trên là cơ sở để nhận định rằng, khả năng thực hiện 10,9-12,3 tỷ USD vốn ODA như đã được dự kiến trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 là khó có thể thực hiện thực hiện được nếu không có các chính sách kinh tế hiệu quả và đúng đắn. các chính sách đầu tư và dự án là rất quan trọng trong đầu tư, đảm bảo cho các dự án diễn ra đúng tiến độ.
Bên cạnh đó trong giai đoạn gần đây và đặc biệt trong thời gian tới nhu cầu vốn cho phát triển đòi hỏi ngày càng cao khi Việt Nam đang lần lượt ra nhập các tổ chức quốc tế. cơ cấu tổ chức và huy động vốn cũng ngày càng
hoàn thiện hơn do đó công tác sử dụng vốn hiệu quả đảm bảo cho khả năng giải ngân hiệu quả cho cả nền kinh tế
Như vậy có thể nói gặp nhiều khó khăn và chậm trong quá trình giải ngân trong thời gian qua của Việt Nam xong đó không phải là xu thế của thời gian tới có nghĩa là trong thời gian tới Việt Nam vẫn có thể hoàn thiện được kế hoạch giải ngân hiệu quả của mình.
CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ GIẢI NGÂN HIỆU QUẢ VỐN ODA CHO GIAI ĐOẠN 2006-1010 QUẢ VỐN ODA CHO GIAI ĐOẠN 2006-1010
Từ những đánh giá sơ bộ về nền kinh tế và khả năng hoàn thành kế hoạch vốn ODA cùng với những thuận lợi, khó khăn từ bên ngoài tác động và những mặt mạnh mặt yếu bên trong nội lực của nền kinh tế Việt Nam ta có thể thấy một số phương án cho kế hoạch huy động và giải ngân vốn ODA hiệu quả cho cả nền kinh tế Việt Nam thông qua bảng ma trận SWOT sau:
MA TRẬN SWOT
SWOT O ( cơ hội)