Thực trạng:

Một phần của tài liệu LLC NHA NUOC & PHAP LUAT (Trang 29 - 33)

1. Ưu điểm: (4)

- Pháp luật từ chỗ tản mạn nay đã có hẳn chương trình xây dựng pháp luật, có luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Bước đầu có sự pháp điển hóa thành các bộ luật, pháp luật trở nên gần gũi, khách quan và khả thi hơn. - Pháp luật ngày càng ghi nhận các quyền và lợi ích chính đáng của con người mà trước đây chủ yếu nói về nghĩa vụ, bổn phận.

- Ta đã quan tâm đến cả 2 mặt pháp luật kinh doanh và pháp luật về các vấn đề xã hội phát huy những mặt tích cực và phát huy những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường, từng bước giải quyết 2 vấn đề tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội.

2. Hạn chế: (7).

- Quy trình, thể thức ban hành văn bản của ta về cơ bản còn lạc hậu so với các nước trên thế giới.

- VBQPPL của ta, qua đợt tổng rà sóat đã phát hiện nhiều sai phạm, nhiều văn bản chồng chéo, trái với quy định của luật, nghị định...

- Quá nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, xét về tổng thể, hệ thống VBQPPL của ta hiện rất lộn xộn, có nhiều văn bản hướng dẫn hay quy định 1 cách sai lạc so với quy định của pháp luật hoặc văn bản cấp trên.

- Văn bản pháp luật của ta thường xuyên thay đổi, mất đi tính ổn định của pháp luật.

- VBQPPL của ta thiếu tính minh bạch, nhiều quy phạm khôngcó cách hiểu thống nhất. Nhiều văn bản mức độ khái quát hóa cao, dẫn đến việc hiểu như thế nào cũng được, không khả thi và khó thực hiện.

- Nhiều văn bản pháp luật không được công khai hóa, khó cập nhật với người dân, dẫn đến tình trạng người dân không hiểu luật, thậm chí thờ ơ trước pháp luật.

- Trong những năm gần đây, không hẳn là chúng ta thiếu các văn bản pháp luật, tuy nhiên vấn đề thực thi trên thực tế lại không mấy hiệu quả do pháp luật của chúng ta chưa đi vào cuộc sống, chưa được áp dụng một cách triệt để và đồng bộ.

3. Phương hướng hòan thiện: (5).

- Dân chủ hóa trong việc ban hành các văn bản pháp luật, mục đích xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, tham gia lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, VBQPPL ban hành phải thể hiện được ý chí và nguyện vọng của nhân dân, đáp ứng được lòng mong mỏi của nhân dân.

- Nâng cao chất lượng soạn thảo, xây dựng VBQPPL, bằng việc khảo sát thực tế, phát hiện những vấn đề hợp lý nhưng chưa hợp pháp cần tháo gỡ để hoàn thiện.

- Hoàn thiện hệ thống VBQPPL để người dân có thể dễ dàng truy cập, ngôn ngữ cần phải đơn giản, dễ hiểu, dễ vận dụng trên thực tế.

- Văn bản cần phải minh bạch, chặt chẽ về mặt hình thức, đáp ứng được yêu cầu về mặt nội dung.

- Tăng cường công tác pháp điển hóa, tập hợp hóa các văn bản dưới luật để đề lên thành luật. Đồng thời kiểm tra, rà soát những văn bản đã hết hiệu lực.

Câu 15: Xu hướng cơ bản phát triển của pháp luật.

- Hiện nay nhà nước pháp quyền đang được coi là giá trị văn minh của nhân loại mà mọi người, mọi quốc gia muốn trở thành dân chủ, tiến bộ, văn minh đều phải hướng tới.

- ở Việt Nam, mặc dù nhà nước pháp quyền là vấn đề mới cả về phương diện lý luận nhận thức và thực tiễn nhưng mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN đã được nhấn mạnh trong văn kiện Đại hội Đảng VII, VIII, IX của Đảng, Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung 2001 và đang được nghiên cứu, xây dựng cho phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước.

- Hiện nay, xung quanh vấn đề khái niệm nhà nước pháp quyền có nhiều quan điểm rất khác nhau thậm chí mâu thuẫn nhau nhưng tất cả các quan điểm đó đều đề cập đến 1 đặc điểm rất quan trọng và nổi b ật của nhà nước pháp quyền đó là vai trò to lớn của pháp luật.

- Pháp luật trong nhà nước pháp quyền chỉ là phương tiện quản lý mọi mặt của đời sống xã hội mà còn là sự ghi nhận về mặt pháp lý trách nhiệm của nhà nước đối với xã hội, đối với mọi công dân tồn tại trong xã hội đó. Nó không chỉ là phương tiện để đảm bảo thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà còn là yếu tố đảm bảo và duy trì ổn định và phát triển xã hội, của đất nước, đảm bảo về mặt pháp lý quyền tự do dân chủ của công dân được thực hiện.

- Để thực sự phát huy được vai trò to lớn của mình trong nhà nước pháp quyền, để xây dựng thành công nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, pháp luật Việt Nam cần đổi mới và phát triển theo các xu hướng sau:

1. Quy định rộng rãi hơn trong pháp luật các thiết chế dân chủ và những hình thức dân chủ trong đời sống xã hội, mở rộng các quyền tự do dân chủ của công dân, dân chủ hóa hoạt động tư pháp.

- Hiến pháp 1992 và các đạo luật tổ chức bộ máy nhà nước đã thực hiện tư tưởng cải cách bộ máy nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền. Đối chiếu những điều khoản tương ứng của Hiến pháp 1992 với Hiến pháp 1980, có thể thấy vị trí, vai trò của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp đã được nêu cao một bước. Pháp luật hiện hành cũng quy định chặt chẽ hơn địa vị pháp lý của các tổ chức xã hội và quan hệ của các tổ chức đó với nhà nước, tạo điều kiện cho chúng tham gia quản lý những công việc của nhà nước và xã hội.

- Hiến pháp 1992( chương V) quy định rộng rãi và hợp lý hơn các quyền và nghĩa vụ của công dân so với Hiến pháp 1980. Có những quyền lần đầu tiên được Hiến pháp 1992 quy định, ví dụ: công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật (Điều 57). Nhiều năm gần đây xuất hiện những quy định pháp luật mở rộng quyền tự do đi lại, ra nước ngoài thăm thân nhân, đi học tập, đào tạo...

- Pháp luật hiện hành điều chỉnh chi tiết hơn những hình thức để công dân và các tổ chức của họ tham gia vào đời sống chính trị, mở rộng hoặc quy định chi tiết hơn các hình thức như bầu cán bộ lãnh đạo, bỏ phiếu tín nhiệm, thảo luận góp ý kiến dự án pháp luật, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý, khiếu nại, tố cáo...tạo ra cơ sở cho công dân tham gia tòan diện hơn vào công tác quản lý nhà nước.

- Việc dân chủ hóa trong hoạt động tư pháp, việc ban hành pháp lệnh luật sư, sửa đổi quy định Hiến pháp về chức năng VKS, việc thành lập tòa kinh tê, hành chính trong hệ thống tòa án cùng với chế độ bổ nhiệm thẩm phán, công khai hoạt động xét xử, coi trọng nguyên tắc bào chữa và từ bào chữa của bị can , bị cáo... đã thể hiện bước tiến quan trọng của pháp luật nước ta.

2. Mở rộng sự điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội.

-Dưới tác động của quá trình xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu,bao cấp và xây dựng nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, phạm vi điều chỉnh của pháp luật nước ta có những thay đổi nhất định và ngày càng mở rộng. Xuất hiện những văn bản quy phạm pháp luật mới điều chỉnh những vấn đề: đầu tư của cá nhân, tổ chức nước ngoài vào Việt Nam, bảo vệ môi trường, đảm bảo về mặt xã hội đối với người lao động, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân... Để nhà nước thực hiện tốt vai trò quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế thị trường, bên cạnh đòi hỏi hoàn thiện luật dân sự chắc chắn sẽ phải có các văn bản điều chỉnh chi tiết hơn về hoạt động, tổ chức, ngoại hối, ngân sách, tín dụng, thuế, giá cả, chống độc quyền, phá sản, bảo vệ người tiêu dùng...

- Sự thay đổi và mở rộng phạm vi điều chỉnh của pháp luật diễn ra không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà ở các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Ví dụ: vấn đề dân số, di sản văn hóa, du lịch...

3. Nhân đạo hóa, vì con người và bảo vệ con người.

- Ngay từ khi hình thành, nguyên tắc nhân đạo của pháp luật nước ta đã được khẳng định. Ngày nay pháp luật Việt Nam ngày càng quan tâm nhiều hơn đến con ngừoi và cuộc sống của họ.

- Xu hướng nhân đạo hóa vì con người và bảo vệ con người được thể hiện ở chỗ chẳng những pháp luật ngày càng chú trọng tới lợi ích người sản xuất, người tiêu dùng, mở rộng quyền tự do dân chủ, nâng cao tinh thần trách nhiệm của công dân, thiết lập lối sống tập thể ; mà còn ở quá trình thay thế các biện pháp quản lý cứng nhắc mang tính chất trừng trị bằng các biện pháp mang tính nhân đạo hơn và giáo dục hơn.

Trong pháp luật hình sự có những hành vi ít nguy hiểm cho xã hôi trong điều kiện mới đã không bị coi là tội phạm mà chỉ bị xử lý hành chính. Pháp luật xử phạt hành chính hiện hành cũng xóa bỏ nhiều hình thức xử phạt trước đó và chỉ giữ 2 hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền và 2 hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

- Xu hướng nhân đạo cũng được biểu hiện ở sự xóa bỏ 1 số hành vi trước đây coi là vi phạm pháp luật và chuyển giao cho các tổ chức xã hội, tập thể lao động giải quyết bằng giáo dục, thuyết phục và các biện pháp tác động xã hội khác.

- Tuy nhiên xu hướng nhân đạo hóa không loại trừ việc pháp luật quy định tăng nặng hình phạt và các chế tài khác đối với một số vi phạm nhất định nhằm thiết lập, củng cố trật tự pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Ví dụ: Gần đây pháp luật hình sự nước ta đã quy định mức án cao nhất là tử hình đối với tội tham nhũng hoặc pháp luật xử phạt hành chính cũng có xu hướng tăng mức tiền phạt đối với buôn lậu, làm hàng giả và kinh doanh trái phép.

4. Sự phát triển pháp luật gắn liền vơi xu hướng pháp điển hóa các ngành luật.

- Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền là quá trình phải đề cao vai trò của pháp luật và các đạo luật, bộ luật ngày càng chiếm lĩnh vị trí chủ đạo trong việc điều chỉnh những lĩnh vực quan hệ xã hội quan trọng của đời sống. Thực tiễn đòi hỏi phải dần thay thế các văn bản dưới luật bằng những đạo luật, bộ luật, đảm bảo tính thống nhất của pháp luật, khắc phục sự mâu thuẫn, chồng chéo và tình trạng cục bộ ngành, chủ nghĩa đa phương thể hiện trong pháp luật.

- Hiện nay các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang đẩy mạnh hoạt động xây dựng pháp luật. Trên cơ sở Hiến pháp 1992, nhiều đạo luật mới, ví dụ các luật về tổ chức bộ máy nhà nước đã được ra đời. Thời gian tới nhà nước sẽ ban hành nhiều các đạo luật khác như Luật Tòa án hành chính, Luật công chức nhà nước.

- Bên cạnh Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, bộ luật hàng hải... đã được ban hành, bộ luật dân sự cũng đang được quan tâm xây dựng.

- Thời gian qua, hoạt động xây dựng pháp luật theo hướng đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền đã được triển khai một cách có hiệu quả. Hiến pháp 1992 đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới.

Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN là xây dựng nhà nước pháp quyền thực sư của dân, do dân và vì dân. Pháp luật thực sự bắt nguồn từ nhân dân, của nhân dân và phục vụ nhân dân. Nhân dân là trung tâm, là mục tiêu hướng tới của pháp luật cũng như mọi thiết chế chính trị. Với những xu hướng phát triển cơ bản như trên, pháp luật chắc chắn sẽ đáp ứng những yêu cầu của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền và góp phần vào quá trình hiện thực hóa nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN.

Câu 16: Quan hệ pháp luật. I. Khái niệm quan hệ pháp luật.

- Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội dưới tác động điều chỉnh của các quy phạm pháp luật.

- Phân biệt quan hệ pháp luật với quan hệ xã hội: Không phải dưới tác động của quy phạm pháp luật, quan hệ xã hội sẽ trở thành quan hệ pháp luật. Quan hệ pháp luật cũng không phải là 1 bộ phận của quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội luôn tồn tại khách quan, quan hệ pháp luật là phạm trù chủ quan xuất hiện trên cơ sở ý chí của nhà làm luật. QHXH được nhiều khoa học xã hội khác nhau nghiên cứu, còn QHPL do khoa học pháp lý nghiên cứu. Nhưng 2 khái niệm này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi một QHXH được khoác chiếc áo pháp lý thì vẫn tồn tại song song 2 loại quan hệ: QHXH nội dung vật chất của QHPL, QHPL là hình thức pháp lý của QHXH. QHPL có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc làm trật tự hóa QHXH, hướng nó phát triển phù hợp với ý định của nhà làm luật.

- Đặc điểm:

1. QHPL là quan hệ mang tính ý chí.

- QHPL phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật, mà nội dung quy phạm pháp luật phản ánh ý chí nhà nước.

- Trong đa số các trường hợp, trong khuôn khổ quy phạm pháp luật đã xác định, QHPL phát sinh, thay đổi và chấm dứt do ý chí của các bên tham gia.

2. QHPL là một loại quan hệ tư tưởng, quan hệ thuộc kiến trúc thượng tầng.

- Pháp luật nói chung là một hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng. QHPL xuất hiện trên cơ sở quy phạm pháp luật vì vậy nó thuộc kiến trúc thượng tầng. Tính chất và nội dung QHPL phụ thuộc vào tính chất quan hệ sản xuất.

- Sự phụ thuộc của QHPL vào cơ sở kinh tế: là 1 loại quan hệ thuộc kiến trúc thượng tầng, QHPL thay đổi phù hợp với sự thay đổi của cơ sở kinh tế, kiểu quan hệ sản xuất nhất định sẽ sản sinh ra kiểu QHPL tương ứng.

-Sự tác động trở lại của QHPL với cơ sở kinh tế: sở dĩ như vậy vì hầu hết các quan hệ kinh tế XHCN đều thực hiện dưới hình thức pháp lý- QHPL. QHPL không chỉ có vai trò quan trọng trong việc củng cố các quan hệ kinh tế mà còn tạo điều kiện cho nó phát triển thuận lợi. Không loại trừ khả năng nó kìm hãm, hạn chế sự phát triển của quan hệ kinh tế.

3. QHPL xuất hiện trên cơ sở quy phạm pháp luật.

- Không có quy phạm pháp luật thì không có QHPL. QHPL là phương tiện thực hiện quy phạm pháp luật, vì quy phạm pháp luật được thực hiện trong đời sống thông qua QHPL.

- Quy phạm pháp luật xác định trước điều kiện xuất hiện của QHPL, chủ thể tham gia quan hệ, quyền và nghĩa vụ pháp lý và những biện pháp bảo vệ quyền và nghĩa vụ ấy khi chúng bị vi phạm.

4. QHPL là quan hệ mà các bên tham gia( chủ thể) quan hệ đó mang quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý.

- Quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý được quy phạm pháp luật quy định cấu thành nội dung của quan hệ quy phạm. Quy phạm pháp luật luôn quy định sao cho quyền chủ thể của một bên phải tương ứng với nghĩa vụ pháp lý của bên kia và ngược lại, nghĩa vụ pháp lý của 1 bên phải phù hợp với quyền chủ thể của bên còn lại.

5. Sự thực hiện quan hệ pháp luật được đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước.

- QHPL xác định rõ trách nhiệm phap lý của các chủ thể vi phạm nghĩa vụ pháp lý hoặc quyền chủ thể, đồng thời quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các cơ quan bảo vệ pháp luật, giám sát việc thực hiện pháp luật và

Một phần của tài liệu LLC NHA NUOC & PHAP LUAT (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w