- Chức năng của pháp luật là những mặt, những phương diện chủ yếu của pháp luật, thể hiện bản chất và giá trị xã hội của pháp luật.
- Pháp luật có 2 chức năng chủ yếu: chức năng điều chỉnh và chức năng giáo dục (tác động vào ý thức con người).
+ Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật: thực hiện theo 2 hướng chính: 1 mặt pháp luật ghi nhận các quan hệ chủ yếu trong xã hội, mặt khác pháp luật phải bảo đảm cho sự phát triển của các quan hệ xã hội.
Nói cách khác, pháp luật vừa làm nhiệm vụ "trật tự hóa" các quan hệ xã hội, đưa chúng vào những phạm vi khuôn mẫu nhất định, vừa tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội phát triển theo chiều hướng mong muốn.
Chức năng điều chỉnh của pháp luật đươc thực hiện thông qua các hình thức: quy định, cho phép, ngăn cấm, khuyến khích, quy định quyền và nghĩa vụ qua lại giữa các bên.
+ Chức năng giáo dục của pháp luật: được thực hiện thông qua sự tác động của pháp luật vào ý thức và tâm lý con người. Con người hiểu được rằng xã hội, nhà nước cần anh ta phải xử sự như thế nào khi ở hoàn cảnh mà pháp luật mô tả và nếu không xử sự như thế thì phải chịu những hậu quả bất lợi như thế nào.
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm tạo ra trật tự và ổn định trong xã hội.