Cơ cấu ý thứcpháp luật:

Một phần của tài liệu LLC NHA NUOC & PHAP LUAT (Trang 37 - 38)

1. Căn cứ vào tính chất, nội dung chia thành: + Hệ tư tưởng

+ Tâm lý pháp luật

- Hệ tư tưởng pháp luật là tổng những tư tưởng, quan điểm và học thuyết pháp luật. Những vấn đề lý luận và xây dựng pháp luật,giá trị xã hội và chức năng của pháp luật, sự bình đẳng của các thành viên, mối quan hệ quyền và nghĩa vụ, pháp chế trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước... thuộc hệ tư tưởng pháp luật.

- Tâm lý pháp luật: được hình thành 1 cách tự phát dưới dạng tâm trạng, xúc cảm, thái độ, tình cảm đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý.

Những tâm trạng, thái độ, tình cảm pháp luật phần lớn được hình thành dưới sự tác động của giao tiếp của con người, là sự biểu hiện phản ứng của con người trước các hiện tượng pháp lý.

- So sánh tư tưởng pháp lý và tâm lý pháp lý là bộ phận bền vững hơn, bảo thủ hơn. Tâm lý pháp luật gắn bó chặt chẽ với truyền thống, tập quán, thói quen của con người. Nó hình thành chậm chạp và ít biến đổi.

- Tư tưởng pháp luât và tâm lý pháp luật có mối quan hệ biện chứng: Mức độ xúc cảm, tình cảm pháp luật của cá nhân phụ thuộc vào đạo đức và trinh độ tư tưởng pháp luật. Ngược lại, sự phát triển của tư tưởng pháp luật chịu sự ảnh hưởng của tâm lý pháp luật. Tâm lý pháp luật cá nhân là tiền đề của những tư tưởng pháp luật mà cá nhân đó cần đạt tới.

2. Căn cứ vào mức độ và phạm vi nhận thức: chia thành:

+ý thức thông thường + ý thức mang tính lý luận

- ý thức thông thường phản ánh mối liên hệ bên ngoài, có tính chất cục bộ của hiện tượng pháp luật, chưa đi vào bản chất bên trong của hiện tượng này. 1người mang ý thứcpháp luật thông thương có nghĩa anh ta chưa có những kiến thức sâu sắc mang tính lý luận, hệ thống pháp luật nhưng đã có những hiểu biết nhất định về quy phạm pháp luật, kinh nghiệm giải quyết những vụ việc pháp lý cụ thể.

- ý thức pháp luật mang tính lý luận: Tồn tại dưới dạng học thuyết, quan điểm về pháp luật. ý thức pháp luật mang tính lý luận bao gồm những quan điểm về bản chất pháp luật, sự tác động qua lại của pháp luật với các hiện tượng xã hội khác, vai trò của cơ chế điều chỉnh pháp luật trong xã hội...

3. Căn cứ vào chủ thể mang ý thức pháp luật: chia thành: + YTPL xã hội.

+ YTPL nhóm. + YTPL cá nhân

- YTPL xã hội: là YTPL của bội phận tiên tiến đại diện cho xã hội. YTPL xã hội trê cơ sở khoa học cao. YTPL xã hôi chứa đựng những khái niệm khoa học về bản chất, chức năng, vai trò, nguyên tắc... của pháp luật và được hình thành dưới sự tác động của khoa học pháp lý. YTPL nhóm và cá nhân chịu ảnh hưởng to lớn của YTPL xã hội.

- YTPL nhóm: là những đặc điểm của nhóm xã hội. Đó là những quan điểm, nhận thức, tình cảm pháp luật của 1 nhóm người nhất định trong xã hội. Do giống nhau về điều kiện sống và lợi ích đã tạo cho các thành viên trong nhóm có những khái niệm, nhận thức, thái độ tương đối giống nhau đối với pháp luật.

- YTPL cá nhân: là những khái niệm, quan điểm, tâm trạng, tình cảm pháp lý, của mỗi công dân. Không phải ý thức pháp luật cá nhân của mọi cá nhân đều đạt tới YTPL xã hội. Trình độ YTPL của mỗi cá nhân có sự không giống nhau.

Một phần của tài liệu LLC NHA NUOC & PHAP LUAT (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w