Thực trang hoạt động kinh doanhcủa Công ty cổ phần thuốc thú y TWI.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần thuốc thú y TWI (Trang 41 - 46)

Công ty cổ phần thuốc thú y TWI trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển đã có nhiều biến cố, thăng trầm. Tuy nhiên, nó cũng là yếu tố tạo điều kiện tích luỹ về kinh nghiệm quản lý, kinh doanh sản xuất giúp công ty giũ được vị trí đầu của mình. Thêm vào đó là sự đầu tư cải tiến máy móc, kỹ thuật cũng như đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, sự nỗ lực hết mình của tập thể toàn công ty đã giúp công ty ngày càng phát triển, giữ được uy tín và thương hiệu tốt với cả khách hàng trong và ngoài nước. Trong những năm gần đây cùng với sự hội nhập của đất nước công ty cũng luôn đạt những chỉ tiêu đề ra. Bên cạnh đó, với hai chi nhánh và hệ thống các đại lý rộng khắp trên toàn đất nước giúp công ty

mở rộng mạng lưới khách hàng của mình vừa hiệu quả lại tốn ít kinh phí phân phối các sản phẩm,…

Tình hình cơ bản của công ty trong những năm qua đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Chất lượng nguồn lực cũng được nâng cao rõ rệt trong những năm gần đây, nhờ đó mà công ty luôn hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu được giao,thực hiện đầy đủ ngân sách, đóng bảo hiểm đầy đủ cho người lao động và công nhân viên trong công ty, thu nhập của người lao động cũng được đảm bảo,doanh nghiêp có tích luỹ cao, hoạt động kinh doanh của công ty liên tục được mở rộng. Cụ thể về thực trạng chung của công ty như sau:

2.1.3.1.Về lao động

Lao động là yếu tố mang tính quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh, là một trong những động lực quan trọng đảm bảo cho Công ty không ngừng phát triển và đứng vững trong thị trường. Lao động là điều kiện xã hội hàng đầu mà người quản lý phải kết hợp, sử dụng phù hợp hài hòa để tạo nên thế mạnh của Công ty. Công ty cổ phần thuốc thú y TWI hiện nay có đội ngũ lao động mạnh và chất lượng cao, luôn hăng hái, nhiệt tình trong công việc.

Qua bảng 1 cho thấy: trong 4 năm qua, qui mô sản xuất kinh doanh của Công ty liên tục được mở rộng. Số lượng lao động của Công ty không ngừng tăng lên qua 4 năm. Tổng số lao động từ 172 người năm 2004 lên 177 người năm 2005 lên 182 người năm 2006 và 187 người năm 2007 , đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 2,87%/năm.

Do đặc thù của công việc đòi hỏi phải khéo tay, cẩn thận, tỉ mỉ, không cần nhiều đến lao động cơ bắp và cũng là truyền thống của Công ty từ trước đến nay nên số lao động nữ có xu hướng lớn hơn số lao động nam. Trong 2 năm 2006 và 2007, tỷ lệ lao động nữ chiếm trên hơn 50% trong tổng số lao động của Công ty;

nhưng đến năm 2006, với sự tăng lên của số lao động nam từ 87 người lên 92 người đã làm thay đổi cơ cấu lao động nam lên 51,11% trong tổng số lao động. Đến năm 2007 số lao động nữ lại tăng lên từ 90 người lên 93 người ,nam tăng từ 92 người lên 94 người làm thay đổi cơ cấu lao động nam và nữ trong công ty.

Theo tính chất sử dụng, lượng lao động trong bộ phận lao động trực tiếp + phục vụ năm 2004 và 2005 không đổi bằng 149 người; đến năm 2006 tăng lên 158 người (tăng 6,04 % so với hai năm trước), đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm là 3,2%/năm. Nguyên nhân, do năm 2006 Công ty bắt tay vào sản xuất một số loại sản phẩm mới chủ yếu dưới dạng lọ làm nhu cầu lao động trực tiếp tăng lên, đây cũng chính là lý do số lao động nam tăng lên để phục vụ cho bộ phận đậy nắp, xiết nút. Đến năm 2007 số lượng lao động ít có biến động .

Về chất lượng lao động, nhìn chung Công ty đã có sự quan tâm đáng kể, cùng với bản thân người lao động cũng nhận thức được yêu cầu đặt ra cần phải nâng cao trình độ tay nghề. Thể hiện: Mặc dù số lao động có trình độ trên đại học chỉ có 4 người và không đổi qua 4 năm nhưng họ đều là những tiến sĩ khoa học. Năm 2005 và 2006, số lao động có trình độ đại học – cao đẳng là 65 người, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động (khoảng 37%); đến năm 2005 tăng 2 người, đạt tốc độ tăng trưởng 3,08% so với năm 2004 và bình quân 4 năm tốc độ tăng trưởng về tỷ lệ lao động có trình độ đại học – cao đẳng đạt 1,03%. Đến năm 2007 số lượng lao động có trình độ đại học vẫn tăng .

Lao động có trình độ trung cấp năm 2004 là 16 người, đến năm 2007 tăng lên 20 người đạt tốc độ tăng trưởng 25% và bình quân trong 4 năm là 6,51%/năm.

Lực lượng lao động có trình độ sơ cấp chiếm tỷ lệ thấp nhất, chỉ khoảng hơn 5% trong tổng số lao động và cũng có xu hướng tăng lên với tốc độ tăng bình quân 4 năm đạt 4,56%/năm.

Lao động phổ thông chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số lao động của Công ty. Năm 2005 có 78 người chiếm 45,35% tổng số lao động và không đổi trong năm 2006. Tuy nhiên đến năm 2006 và 2007 lại tăng lên 3,58% so với năm 2005 với 81 người và đạt tốc độ tăng bình quân 1,92%/năm.

Tóm lại, tình hình lao động của Công ty trong những năm vừa qua là tương đối khả quan, với chất lượng lao động khá ổn định. Số lượng lao động tăng lên qua các năm do yêu cầu mở rộng sản xuất của Công ty, nhất là năm 2007.

2.1.3.2. Về nguồn vốn

Vốn kinh doanh là nguồn cần thiết để mọi doanh nghiệp có thể tiến hành sản xuất kinh doanh. Việc tạo ra một cơ cấu vốn hợp lý và sử dụng vốn có hiệu quả là một nhân tố hàng đầu quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công ty.

Qua bảng 2 cho thấy, tổng nguồn vốn của Công ty tăng giảm không ổn định trong 4 năm qua. Năm 2004 tổng số vốn toàn Công ty là 23,22 tỷ (tăng 18,71% so với năm 2003 ), nhưng đến năm 2005 giảm xuống còn 21,17 tỷ (giảm 8,84% so với năm 2004). Sự không ổn định này là do nguồn vốn lưu động (chiếm tỷ lệ chủ yếu trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty) năm 2005 giảm đi 15,72% so với năm 2004 (từ 17,68 tỷ xuống còn 14,9tỷ, một phần lớn do ảnh hưởng đơt đai dịch cúm gia cầm cuối năm 2005 làm giảm lợi nhuận của năm ,cũng như sự đầu tư của các cổ đông và kiềm chế khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty, trong khi năm 2004 lại tăng lên 10,28% so với năm 2003 (từ 16,03 tỷ lên 17,68 tỷ).

Năm 2006, tổng nguồn vốn huy động được tăng cao tới 23,19 tỷ đồng, tăng 9,53% so với năm 2005 (tương đương với 2,02 tỷ đồng)

Đến năm 2007 tổng nguồn vốn của công ty tăng tới 26,043 tỷ đồng, tăng 2,85 tỷ đồng, tương đương với tốc độ tăng 12,3% so với năm 2006. Nguồn vốn năm 2007 tăng do nước ta vừa tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO, với xu hướng mở cửa kinh tế ,công ty cũng xuất và nhập khẩu một số măt hàng dễ dàng hơn, mất ít chi phí, lợi nhuận tăng nên đấu tư cho công ty cũng tăng đáng kể, khắc phục tình trạng thiếu hụt và hậu quả của đợt dịch cúm gia cầm năm2005 gây ra.

Trong 4 năm gần đây cơ cấu vốn cũng có những thay đổi đáng kể, vốn lưu động giúp doanh nghiệp có thể quay vòng vốn nhanh và đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trên 70% và tăng qua các năm :năm 2006 tăng 2,19%, năm 2007 tăng 1,15% đạt tốc độ tăng bình quân 3,77%.

Cơ cấu vốn theo nguồn hình thành cung có những biến chuyển tốt và hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên qua các năm, năm2005 tăng 15,25 tỷ đồng (tương đương tốc độ tăng 4,02%) và đến năm 2007 tăng tới 15,79 tỷ đồng (tương đương tăng 5,04%), đồng thời nguốn hình thành từ nợ phải trả giảm dần qua các năm ,năm 2005 giảm xuống 5,91 tỷ đồng (tương đương giảm 30,87% so với năm 2004), do cần vốn để mở rộng sản xuất và đầu tư công nghệ mới nâng cao sản xuất, một mặt vừa khắc phục hậu quả đợt cúm gia cầm cuối năm 2005, và hàng loạt đợt dịch bệnh khác:bệnh lợn tai xanh,bệnh long móng nở mồm ở trâu bò,... nên trong năm 2006 nguồn nợ này tăng, năm 2006 tăng 35,19% so với năm 2005, tuy nhiên tới năm 2007 do nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ cũng như nhân viên công ty nguồn nợ giảm 5,44% so với năm 2006, bình quân giảm 0,37% 1 năm.

Nguồn vốn cố định có xu hướng tăng lên qua 4 năm với tốc độ tăng bình quân đạt 35,13%/ năm. Điều này chứng tỏ Công ty tuy đang đứng trước tình trạng hết sức khó khăn nhưng vẫn không ngừng đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị, mở rộng qui mô sản xuất.

Phân theo nguồn hình thành, tổng nguồn vốn của Công ty bao gồm Nợ phải trả và Nguồn vốn chủ sở hữu, trong đó phần vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng chủ yếu (trên dưới 70 %).

Nợ phải trả của Công ty bao gồm các khoản: Vay ngắn hạn, Phải trả cho người bán, Thuế và các khoản phải nộp NSNN và một số các khoản phải trả khác. Trong 4 năm qua, nợ phải trả cũng như nguồn vốn lưu động, tăng giảm không ổn định, năm 2005 là 5,9 tỷ (giảm 30,87% so với năm 2004). Năm 2004 và 2005, do ảnh hưởng của đại dịch bệnh cúm gia cầm, Công ty đã phải tăng khoản tiền vay ngân hàng để sản xuất kinh doanh, do đó năm 2004 nguồn nợ phải trả lên đến 3,44 tỷ và năm 2005 là 1,67 tỷ. Cũng vì lý do nêu trên, lượng nguyên vật liệu nhập vào ít đi làm cho khoản phải trả người bán, các khoản nộp NSNN ...đều giảm. Đến năm 2006 các khoản này được chi trả một phần ,tuy nhiên vẫn không ổn định.Năm 2007 công ty đã khắc phục phần lớn khó khăn ,thu lợi nhuận cao 1,523 tỷ đồng tăng 52,36% so với năm 2006 và chi trả các khoản vay ngân hàng , các khoản nợ người bán , nộp thuế và nộp NSNN,..

Điều đáng mừng trong tổng nguồn vốn, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ chủ yếu lại tăng đều qua 4 năm: năm 2004 Công ty có 14,67 tỷ (tăng 06,39 % so với năm 2003) và năm 2005 là 15,26 tỷ (tăng lên 4,02% so với năm 2004),năm 2006 giảm tới 15,03 tỷ (giảm xuống 1,46%),năm 2007 tăng lên 15,79 tỷ đồng (tăng lên 5,04%) đạt tốc độ tăng bình quân 2,03%. Trong đó, nguồn vốn kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất và không ngừng tăng lên: từ 7,93 tỷ năm 2004 đến 12,18 tỷ năm 2005, năm 2006 và năm 2007 giữ nguyên 12,18 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng bình quân 17,87%/năm.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần thuốc thú y TWI (Trang 41 - 46)