Yếu tố chính trị pháp luật.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần thuốc thú y TWI (Trang 27 - 30)

Các yếu tố chính trị và pháp luật tạo ra khuôn khổ pháp lý của môi trường để doanh nghiệp hoạt động. Môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh là điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế quan hệ bình đẳng, có cơ hội cạnh tranh, thiết lập quan hệ chặt chẽ giữa người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Ràng buộc các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với người tiêu dùng. Các yếu tố liên quan đến chính trị và luật pháp gồm:

- Sự ổn định về chính trị và đường lối ngoại giao. - Sự cân bằng trong các chính sách của Chính phủ.

- Vai trò và chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp vào hoạt động kinh tế xã hội của Chính phủ.

- Sự hoàn thiện của hệ thống luật pháp và hiệu lực thi hành chúng trong nền kinh tế.

Như vậy hệ thống luật pháp và sự ổn định chính trị tác động trên cả hai mặt: nếu hệ thống pháp luật không đầy đủ, thiếu rõ ràng, minh bạch, tính khả thi

không cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tác động tiêu cực đến đời sống của nhân dân. Ở Việt Nam, chính trị ổn định, trật tự xã hội được bảo đảm đang là cơ hội thu hút du lịch, đầu tư nước ngoài. Hệ thống luật pháp đang trên con đường hoàn thiện, còn chưa đáp ứng yêu cầu mong đợi của người dân và doanh nghiệp.

1.3.3.2. Yếu tố về kinh tế và công nghệ.

Các yếu tố kỹ thuật công nghệ của nền kinh tế quốc dân quyết định và chi phối kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp, quyết định sự ra đời của sản phẩm mới, hình thành phương thức kinh doanh, phương thức thoả mãn nhu cầu, ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tác động đến kỹ thuật, công nghệ của doanh nghiệp có:

- Trình độ và mức độ hiện có của cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân.

- Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và nguồn lực để thực hiện chiến lược này.

- Mức đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của ngành và của nền kinh tế.

- Khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật, sử dụng cơ giới hoá trong các ngành. - Mức độ hoàn thiện của chuyển giao công nghệ và thực hiện nó trong nền kinh tế quốc dân.

- Qui định bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp và việc thực thi trên thực tế. Nếu một quốc gia có trình độ công nghệ lạc hậu, thiếu chiến lược phát triển dài hạn về kỹ thuật công nghệ, mức đầu tư cho nghiên cứu và phát triển thấp, các qui định bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện sẽ là nguy cơ cho doanh nghiệp trong cải thiện

trình độ kỹ thuật công nghệ. Ngược lại, một quốc gia có trình độ kỹ thuật tiên tiến, có chiến lược phát triển công nghệ bài bản, có chính sách khuyến khích áp dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ sẽ mở ra cơ hội phát triển sản phẩm mới, thay đổi phương thức kinh doanh, tăng năng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường.

1.3.3.3. Yếu tố về văn hoá xã hội.

Các yếu tố văn hoá xã hội ảnh hưởng đến cuộc sống và hành vi của con người, qua đó ảnh hưởng đến nhu cầu, tới hành vi mua sắm, khuynh hướng tiêu dùng của khách hàng. Các tác dụng trên chậm chạp, khó nhận thấy nhưng sâu sắc hơn so với các yếu tố của môi trường kinh tế, kỹ thuật công nghệ; các yếu tố văn hoá xã hội bao gồm:

- Dân số và xu hướng biến động của dân số. - Các hộ gia đình và xu hướng vận động. - Sự di chuyển của dân cư.

- Tôn giáo.

- Lối sống và thái độ với chất lượng cuộc sống. - Phụ nữ trong lực lượng lao động.

- Nghề nghiệp.

- Tính linh hoạt của người tiêu dùng.

Ở các doanh nghiệp luôn quan tâm đến sự biến động của các yếu tố trên sẽ sớm nhận ra sự thay đổi trong khuynh hướng và hành vi mua sắm của người tiêu dùng để sửa đổi hàng hoá, thay đổi phương thức kinh doanh cho phù hợp với nhu cầu khách hàng. Ví dụ các hãng buôn bán thực phẩm quan tâm đến mong muốn giữ gìn sức khoẻ nhiều hơn của người tiêu dùng sẽ thành công hơn trong

kinh doanh, ngược lại các hãng đồ uống hoặc kinh doanh thuốc lá không nhận ra khuynh hướng này sẽ bị suy giảm doanh thu và lợi nhuận.

1.3.3.4. Yếu tố về điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng.

Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng của nền kinh tế bao gồm:

- Khí hậu, thời tiết, mưa gió, lụt bão và các hiện tượng thiên nhiên khác. - Trình độ hiện đại của cơ sở hạ tầng sản xuất như đường sá giao thông, nhà kho, bến cảng và hệ thống thông tin liên lạc.

- Sự thiếu hụt các nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu tái sinh và nguyên liệu không thể tái sinh.

- Sự gia tăng chi phí về nhiên liệu và năng lượng. - Mức độ ô nhiễm môi trường thiên nhiên, sinh thái.

- Sự thay đổi vai trò của Nhà nước trong bảo vệ tài nguyên, môi trường. Các yếu tố tự nhiên và cơ sở hạ tầng liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh và cách thức sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi và cơ sở hạ tầng sản xuất hiện đại, doanh nghiệp có điều kiện tiết kiệm chi phí để phát triển kinh doanh. Ngược lai, trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, các yếu tố cơ sở hạ tầng sản xuất xã hội thiếu thốn, lạc hậu, không đồng bộ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn phải gia tăng chi phí để giữ gìn môi trường, khắc phục những thiếu hụt của cơ sở hạ tầng dẫn đến giảm lợi nhuận kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần thuốc thú y TWI (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w