Phương pháp

Một phần của tài liệu Khảo sát ảnh hưởng của NAA và GA3 lên khả năng sinh trưởng, phát triển của cây dâu tây Fragaria vesca L. trồng thủy canh trong nhà kính tại Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng (Trang 33 - 50)

3.2.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố gồm 7 nghiệm thức, tiến hành 3 lần lặp lại. Tổng số cây thí nghiệm là 252 cây. 12 cây mỗi ô nghiệm thức, cây trồng cách cây 0,2m. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 7 1 3 1 2 5 4 3 2 1 7 6 7 5 4 6 2 3 5 4 6

3.2.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm.

- 7 nghiệm thức tương ứng với những nồng độ và hóa chất như sau

NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 NT7 Đối chứng NAA 10ppm NAA 20ppm NAA 30ppm GA3 10ppm GA3 20ppm GA3 30ppm - Nồng độ các hóa chất được pha chế từ nguồn hóa chất nguyên chất. - Xử lý NAA và GA3 2 lần, thời gian giãn cách là 30 ngày

- Bắt đầu xử lý khi cây được 45 ngày sau trồng

- Các điều kiện về EC, pH được điều chỉnh trước khi tiến hành thí nghiệm. Giá trị EC là 1,8, pH là 6

- Dinh dưỡng được cung cấp hằng ngày, trung bình 5l/m2/ngày.

3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi.

• Lá

- Diện tích lá - Dài cuống lá • Thân

- Đường kính thân - Chiều cao cây

• Ngó

- Số ngó

- Chiều dài ngó

• Hoa

- Số lượng hoa chùm - Số hoa trên cây - Chiều dài cuống hoa

• Quả

- Số quả

- Số quả dị dạng, tỉ lệ quả dị dạng - Tỉ lệ đậu quả

- Kích thước, trọng lượng quả - Tỉ lệ quả thương mại

• Năng suất

- Năng suất thương mại - Năng suất tổng cộng

3.2.4 Giải thích cách lấy chỉ tiêu.

Chọn những cây đồng đều về các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, lấy mỗi ô nghiệm thức 5 cây theo dõi.

Số liệu thu thập sau ngày xử lý 2 tuần. Lần theo dõi thứ 2 sau lần thứ nhất 30 ngày. Lần 1: Ngày 13/5/2009

Lần 2: Ngày 13/6/2009

- Kích thước lá sau mỗi đợt thí nghiệm, lấy 10 lá trưởng thành của 5 cây ở mỗi nghiệm thức để xác định diện tích lá. Xác định bằng phương pháp vẽ lá trên giấy kẻ ô, bằng phương pháp đếm, diện tích mỗi ô là 1cm2.

- Đo chiều dài cuống lá bằng cách dùng dây đo tính từ gốc lá đến vị trí lá chét đầu tiên.

Thân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đo đường kính thân bằng cách chọn 1 thân trung tâm của cây theo dõi, dùng thước để đo.

- Chiều cao cây được đo bằng cách vuốt toàn bộ lá lên, lấy dây đo đặt từ gốc thân đến điểm cao nhất của cây.

Ngó

- Đếm và ghi nhận số ngó phát sinh ở các cây theo dõi - Chiều dài ngó được đo như sau

Chọn 3 ngó đại diện nhất cho từng cây theo dõi, dùng dây đo từ điểm phát sinh ngó đến chùm lá đầu tiên.

Hoa

- Số hoa hình thành được đếm và ghi chép trên từng cây thí nghiệm.

- Chiều dài cuống hoa được đo từ gốc chùm hoa đến vị trí hoa đầu tiên của chùm hoa.

Quả

- Tính số quả dâu đậu trung bình trên mỗi cây bằng cách đếm

- Tỉ lệ đậu quả tính bằng tỷ lệ số quả/số hoa/cây ở mỗi nghiệm thức theo dõi - Quả dị dạng đếm và tính tỉ lệ trung bình ở mỗi nghiệm thức.

- Đo kích thước trái gồm chiều dài và chiều rộng, chiều dài từ cuống trái đến chóp trái, chiều rộng đo ở phần lớn nhất của trái.

- Trái chín khoảng 80% thì thu hoạch, chọn lựa những trái có trọng lượng trên 13g và không bị biến dạng và sâu bệnh. Ở mỗi nghiệm thức thì tổng số trái được thu hoạch sẽ được cân và đánh giá mức độ thương phẩm.

Xác định năng suất

- Năng suất thương mại được tính bằng cách chọn lựa những trái đạt tiêu chuẩn thương mại trung bình trên mỗi cây theo dõi đem cân.

Là năng suất của trái đủ tiêu chuẩn thương mại trên cây. Trái thương mại là những trái có trọng lượng lớn hơn 13g, không bị dị dạng và tổn thương.

- Năng suất tổng cộng được tính bằng tổng trọng lượng tất cả các trái thu được trên cây

3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm MSTATC (trắc nghiệm ANOVA- 1) và Microsof Excel

Chương 4

KT QU VÀ THO LUN

4.1 Ảnh hưởng của NAA và GA3 lên chiều cao cây và đường kính thân dâu tây sau 2 đợt thí nghiệm. sau 2 đợt thí nghiệm.

Chiều cao cây và đường kính thân là hai chỉ tiêu sinh trưởng quan trọng khi đánh giá mức độ sinh trưởng. Hai yếu tố này thể hiện khả năng sinh trưởng của cây trồng. Tác động các yếu tố ngoại sinh làm cho cây có mức độ sinh trưởng tối ưu sẽ là điều kiện để có thể đạt năng suất cao.

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của NAA và GA3 lên chiều cao cây và đường kính thân dâu tây

sau 2 đợt thí nghiệm. NT CCC (13/5) (cm) CCC (13/6) (cm) ĐKT (13/5) (mm) ĐKT (13/6) (mm) NT1(Đ/C) 19,5b 21,29d 12,88c 13,31c NT2 20,61b 22,2cd 14,75ab 15,4a NT3 19,61b 22,56cd 14,86ab 15,32ab NT4 20,17b 22,76cd 15,21a 15,8a NT5 24,39a 25,57bc 12,89c 13,39c NT6 24,67a 26,78ab 13,26bc 13,67c NT7 26,94a 29,54a 13,43bc 13,86bc CV% 6,82 5,1 5,21 4,33

Ghi chú: Những kí tự theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt xét về phương diện thống

Theo bảng 4.1, hai đợt xử lý cho kết quả về xu hướng tăng trưởng chiều cao cây và đường kính thân tương tự nhau. Sự kéo dài thân có thể quan sát rất rõ ở các nghiệm thức phun GA3 so với các nghiệm thức khác.

Ở lần xử lý thứ nhất, xét về chỉ tiêu chiều cao cây các nghiệm thức phun gibberellin cây đạt cao nhất, khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê với các nghiệm thức đối chứng và các nghiệm thức phun NAA. Các nghiệm thức phun NAA cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức đối chứng. Giữa các nồng độ xử lý của cùng 1 hóa chất không cho thấy sự khác biệt về mặt thống kê học.

Sự tăng trưởng chiều cao cây bằng cảm quan cho thấy rất rõ ràng giữa các chất sử dụng trong thí nghiệm. Những nghiệm thức phun gibberellin cây mọc vống lên và màu sắc thân, lá có vàng hơn so với đối chứng và các nghiệm thức phun NAA. Tuy nhiên việc gia tăng chiều cao cây quá mức sẽ không có lợi cho việc sản xuất thủy canh vì khi đó lá cây sẽ ngã xuống, gây khó chăm sóc, theo dõi và thu quả.

Theo bảng 4.1 ở lần xử lý lặp lại, giữa các nồng độ NAA xử lý và đối chứng không cho sự khác biệt ý nghĩa về chiều cao, giữa nồng độ GA3 10ppm với GA3 20ppm và GA3 10ppm với NAA 30ppm cho sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về chiều cao nhưng có sự khác biệt rất có ý nghĩa với nghiệm thức phun GA3 30ppm. Điều này có thể là do thời điểm xử lý này cây đã ra hoa, đậu quả ở một số nghiệm thức. Sự ảnh hưởng của sự phát triển lên sinh trưởng sinh dưỡng làm cho những biểu hiện không rõ như lần 1. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với chỉ tiêu đường kính thân, sau mỗi lần xử lý cho thấy các nghiệm thức phun NAA có hiệu quả làm tăng đường kính thân so với đối chứng, gibberellin không có hiệu quả này. Đường kính thân lớn nhất ở nghiệm thức phun NAA 30ppm (15,2 mm) lần xử lý thứ nhất và 15,8 mm ở lần xử lý lặp lại và nhỏ nhất ở nghiệm thức đối chứng (12,88 mm và 13,3 mm) sau cả 2 lần xử lý. Giữa các nghiệm thức xử lý NAA 10ppm và 20ppm đều có sự khác biệt không có ý nghĩa về đường kính thân so với các nghiệm thức phun GA3 20ppm và 30ppm sau lần đầu xử lý, giữa nghiệm thức phun NAA 20ppm có sự khác biệt không có ý nghĩa với nghiệm thức phun GA3 30ppm sau lần xử lý lặp lại. Giữa các nghiệm thức xử lý cùng 1 hóa chất không cho thấy sự khác biệt về mặt thống kê học.

Đường kính thân là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ sinh trưởng của cây. Nếu cây có đường kính thân mập, khỏe, nó sẽ là một điều kiện để cây có đủ sức sinh trưởng, nuôi hoa, quả, góp phần nâng cao năng suất và chu kỳ cho trái.

Thực nghiệm cho thấy nghiệm thức phun GA3 10ppm cho mức độ cao cây vừa phải, đường kính thân lớn, cho sự sinh trưởng cân đối.

4.2 Ảnh hưởng lên sự tăng trưởng lá

Diện tích lá là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất khi xét về sinh trưởng cây trồng. Diện tích lá gia tăng làm tăng khả năng quang hợp tích lũy năng lượng và vật chất hữu cơ. Vấn đề là phải tác động như thế nào để hiệu quả quang hợp của lá đạt tối ưu. Vì thế, sự gia tăng diện tích lá và chỉ số diện tích lá là yếu tố then chốt.

Bảng 4.2: Ảnh hưởng của NAA và GA3 lên diện tích lá Nghiệm thức DT lá (13/5) (dm2) DT lá (13/6) (dm2) NT1(Đ/C) 11,10ns 10,84ns NT2 12,34ns 11,90ns NT3 12,15ns 11,35ns NT4 12,14ns 12,57ns NT5 12,05ns 11,85ns NT6 13,04ns 12,27ns NT7 11,79ns 12,19ns CV% 9,33 6,71

Ghi chú: những kí tự theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt xét về phương diện thống

Bảng 4.2 cho thấy ở cả 2 lần xử lý, nghiệm thức đối chứng đều cho diện tích lá nhỏ nhất lần lượt là 11.1dm2 và 10.84 dm2. Lần xử lý 1, diện tích lá ở nghiệm thức phun NAA 10ppm đạt cao nhất (12.44dm2). Ở lần xử lý thứ 2, diện tích lá đạt cao nhất ở nồng độ GA3 20ppm (12.78 dm2 ). Bảng 4.2 cho thấy sự gia tăng diện tích lá ở các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê học.

Ở lần xử lý NAA và GA3 thứ 2, điều kiện ngoại cảnh tác động rất nhiều đến cây dâu như bệnh sương mai, cháy lá và sâu ăn lá, vì thế các giá trị theo dõi có nhiều sự thay đổi so với lần đầu xử lý.

4.3 Ảnh hưởng của NAA và GA3 lên sự sinh trưởng thân bò (ngó)

Thân bò (ngó) được hình thành từ thân chính của cây dâu tây, có thể sử dụng ngó để nhân giống. Mức độ sinh trưởng của thân có vai trò quan trọng trong sự phát sinh số lượng và kích thước ngó. Nếu không sử dụng ngó để nhân giống thì sự sinh trưởng ngó sẽ làm hạn chế đến sự sinh trưởng và phát triển khác.

Bảng 4.3: Ảnh hưỏng của NAA và GA3 lên sự sinh trưởng thân bò (ngó)

Ghi chú: những kí tự theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt xét về phương diện thống

Kết quả từ bảng 4.3 cho thấy sau lần xử lý đầu tiên, xét về chỉ tiêu số lượng ngó, ở nồng độ GA3 10ppm, các nồng độ NAA, và nghiệm thức đối chứng có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê học. Giữa nghiệm thức phun GA3 10ppm, và GA3 20ppm cũng cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa. Các nghiệm thức phun GA3 20ppm và 30ppm, giữa chúng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê học, nhưng có sự khác biệt rất có ý nghĩa với các nghiệm thức xử lý NAA và nước. Nghiệm thức phun GA3 10ppm và GA3 30ppm có sự khác biệt rất có ý nghĩa.

Chiều dài ngó ở lần xử lý thứ nhất, giữa các nồng độ xử lý NAA, đối chứng sự khác biệt không có ý nghĩa về thống kê học. Giữa các nồng độ GA3 10ppm và 20ppm cũng không cho thấy sự khác biệt về mặt thống kê. Giữa GA3 20ppm và GA3 30ppm cũng không cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa. Nhưng xử lý GA cho sự khác biệt có ý

Nghiệm thức Số ngó (13/5) Số ngó (13/6) Dài ngó (13/5) (cm) Dài ngó (13/6) (cm) NT1(Đ/C) 13,73c 13,28c 47,33c 48,58b NT2 14,26c 14,24c 47,35c 48,63b NT3 14,37c 14,19c 46,43c 48,87b NT4 14,21c 13,85c 46,28c 49,22b NT5 15,22bc 14,83bc 56,89b 58,30a

NT6 16,98ab 16,37ab 59,4ab 56,44a

NT7 17,96a 17,65a 63,07a 60,22a CV% 6,02 5,37 4,11 4,33

nghĩa thống kê so với đối chứng và xử lý NAA. Sau Lần xử lý đầu tiên cho thấy nồng độ NAA 30ppm cho chiều dài ngó ngắn nhất (46,28cm), và GA3 30ppm cho chiều dài ngó dài nhất (63,07cm)

Ở lần xử lý đầu tiên, cây đang ở giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, nên ngó sinh ra sinh trưởng mạnh và mập. Ở những nghiệm thức phun NAA cho thấy rõ ràng hơn. Tác động của NAA rõ hơn ở giai đoạn này về kích thước ngó, còn GA3 cho biểu hiện rõ hơn ở sự kéo dài ngó. Hoạt tính sinh lý của 2 chất biểu hiện tác động lên cây dâu tây rõ hơn về các chỉ tiêu sinh trưởng ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng.

Ở lần xử lý thứ 2, số lượng ngó giữa các nghiệm thức xử lý NAA, nước, GA3 10ppm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, giữa các nghiệm thức phun GA3 20ppm và 30ppm, giữa GA3 10ppm và 20ppm cũng cho kết quả không có sự tăng số ngó về phương diện thống kê học. Nhưng giữa nghiệm thức phun GA3 30ppm thì có sự khác biệt rất có ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại về số ngó.

Lần xử lý thứ 2, chiều dài ngó giữa các nồng độ NAA cũng không cho sự khác biệt ý nghĩa, kết quả tương tự lần xử lý 1. Nhưng giữa các nghiệm thức phun GA3 thì cho kết quả khác lần đầu xử lý. Lần xử lý lặp lại này cho thấy chiều dài ngó đồng nhất hơn, giữa các nghiệm thức xử lý GA3 sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Và sự khác biệt giữa các nghiệm thức phun GA3 với các nghiệm thức còn lại rất có ý nghĩa.

Ở lần xử lý thứ 2, cây ra hoa và mang quả. Sự tác động kìm hãm giữa sinh trưởng và phát triển làm cho cây có số lượng ngó nhỏ hơn, ít hơn, ngắn hơn, các chỉ tiêu sinh trưởng không rõ ràng như lần đầu xử lý. Điều này cũng cho thấy nếu tác động ở giai đoạn đầu, trước đợt trái đầu tiên thì có tác dụng kích thích cho cây sinh trưởng mạnh lên ở giai đoạn đầu, tạo nên một mức độ sinh trưởng đủ mạnh cho cây, có vai trò quan trọng cho sự phát triển về sau.

4.4 Ảnh hưởng của NAA và GA3 tới phát triển hoa

Số lượng hoa là điều kiện cần để xác định số quả trên cây. Vì vậy làm thế nào để tạo ra được số lượng hoa tối ưu là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng suất. Việc xác định xu hướng tác động lên sự hình thành hoa của những chất thí nghiệm có ý nghĩa cho việc ứng dụng.

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của NAA và GA3 lên sự phát triển hoa Nghiệm thức Dài cuống

hoa(cm) Số hoa/chùm Số hoa/cây NT1(Đ/C) 14,35d 3,25b 9,23c NT2 14,56d 3,20b 9,85c NT3 15,50d 3,64b 10,53c NT4 14,70d 3,81b 11,22c NT5 21,80c 8,05a 28,04b NT6 29,58b 8,02a 31,46ab NT7 33,41a 8,62a 36,68a CV% 7,45 7,43 14,39

Ghi chú: những kí tự theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt xét về phương diện thống

Bảng 4.4 cho thấy sự khác biệt rất có ý nghĩa về sự gia tăng chiều dài cuống hoa, số hoa trên chùm, tổng số hoa trên cây giữa các nghiệm thức phun GA3 và các nghiệm thức còn lại.

Ảnh hưởng của các nồng độ GA3 lên sự phát triển cuống hoa có sự khác biệt rất có ý nghĩa, NAA không cho hiệu quả này. Cuống hoa dài nhất ở nghiệm thức phun GA3 30ppm (33,41cm) và ngắn nhất ở nghiệm thức xử lý nước (14,35cm). Giữa các nồng độ GA3 xử lý thì sự khác biệt rất có ý nghĩa về thống kê học. Chiều dài cuống hoa có vai trò quan trọng trong việc canh tác dâu thủy canh, nó giúp cho quả không nằm trên rò, tránh được các bệnh từ giá thể và dễ thu hoạch. Theo thực nghiệm thì nhánh mang quả dâu khi xử lý GA3 mập và chắc, mang nhiều hoa. Nhưng nếu các cuống hoa quá chắc và mập, quá dài cũng không có lợi cho việc thu hoạch. Mức độ dài cuống hoa ở nồng độ GA3 xử lý 10ppm là hợp lý (21,8cm). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xử lý GA3 cho số lượng hoa chùm nhiều, tăng số hoa trên chùm, cho sự khác

Một phần của tài liệu Khảo sát ảnh hưởng của NAA và GA3 lên khả năng sinh trưởng, phát triển của cây dâu tây Fragaria vesca L. trồng thủy canh trong nhà kính tại Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng (Trang 33 - 50)