Ảnh hưởng của NAA và GA3 lên sự sinh trưởng thân bò (ngó)

Một phần của tài liệu Khảo sát ảnh hưởng của NAA và GA3 lên khả năng sinh trưởng, phát triển của cây dâu tây Fragaria vesca L. trồng thủy canh trong nhà kính tại Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng (Trang 40 - 41)

Thân bò (ngó) được hình thành từ thân chính của cây dâu tây, có thể sử dụng ngó để nhân giống. Mức độ sinh trưởng của thân có vai trò quan trọng trong sự phát sinh số lượng và kích thước ngó. Nếu không sử dụng ngó để nhân giống thì sự sinh trưởng ngó sẽ làm hạn chế đến sự sinh trưởng và phát triển khác.

Bảng 4.3: Ảnh hưỏng của NAA và GA3 lên sự sinh trưởng thân bò (ngó)

Ghi chú: những kí tự theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt xét về phương diện thống

Kết quả từ bảng 4.3 cho thấy sau lần xử lý đầu tiên, xét về chỉ tiêu số lượng ngó, ở nồng độ GA3 10ppm, các nồng độ NAA, và nghiệm thức đối chứng có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê học. Giữa nghiệm thức phun GA3 10ppm, và GA3 20ppm cũng cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa. Các nghiệm thức phun GA3 20ppm và 30ppm, giữa chúng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê học, nhưng có sự khác biệt rất có ý nghĩa với các nghiệm thức xử lý NAA và nước. Nghiệm thức phun GA3 10ppm và GA3 30ppm có sự khác biệt rất có ý nghĩa.

Chiều dài ngó ở lần xử lý thứ nhất, giữa các nồng độ xử lý NAA, đối chứng sự khác biệt không có ý nghĩa về thống kê học. Giữa các nồng độ GA3 10ppm và 20ppm cũng không cho thấy sự khác biệt về mặt thống kê. Giữa GA3 20ppm và GA3 30ppm cũng không cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa. Nhưng xử lý GA cho sự khác biệt có ý

Nghiệm thức Số ngó (13/5) Số ngó (13/6) Dài ngó (13/5) (cm) Dài ngó (13/6) (cm) NT1(Đ/C) 13,73c 13,28c 47,33c 48,58b NT2 14,26c 14,24c 47,35c 48,63b NT3 14,37c 14,19c 46,43c 48,87b NT4 14,21c 13,85c 46,28c 49,22b NT5 15,22bc 14,83bc 56,89b 58,30a

NT6 16,98ab 16,37ab 59,4ab 56,44a

NT7 17,96a 17,65a 63,07a 60,22a CV% 6,02 5,37 4,11 4,33

nghĩa thống kê so với đối chứng và xử lý NAA. Sau Lần xử lý đầu tiên cho thấy nồng độ NAA 30ppm cho chiều dài ngó ngắn nhất (46,28cm), và GA3 30ppm cho chiều dài ngó dài nhất (63,07cm)

Ở lần xử lý đầu tiên, cây đang ở giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, nên ngó sinh ra sinh trưởng mạnh và mập. Ở những nghiệm thức phun NAA cho thấy rõ ràng hơn. Tác động của NAA rõ hơn ở giai đoạn này về kích thước ngó, còn GA3 cho biểu hiện rõ hơn ở sự kéo dài ngó. Hoạt tính sinh lý của 2 chất biểu hiện tác động lên cây dâu tây rõ hơn về các chỉ tiêu sinh trưởng ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng.

Ở lần xử lý thứ 2, số lượng ngó giữa các nghiệm thức xử lý NAA, nước, GA3 10ppm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, giữa các nghiệm thức phun GA3 20ppm và 30ppm, giữa GA3 10ppm và 20ppm cũng cho kết quả không có sự tăng số ngó về phương diện thống kê học. Nhưng giữa nghiệm thức phun GA3 30ppm thì có sự khác biệt rất có ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại về số ngó.

Lần xử lý thứ 2, chiều dài ngó giữa các nồng độ NAA cũng không cho sự khác biệt ý nghĩa, kết quả tương tự lần xử lý 1. Nhưng giữa các nghiệm thức phun GA3 thì cho kết quả khác lần đầu xử lý. Lần xử lý lặp lại này cho thấy chiều dài ngó đồng nhất hơn, giữa các nghiệm thức xử lý GA3 sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Và sự khác biệt giữa các nghiệm thức phun GA3 với các nghiệm thức còn lại rất có ý nghĩa.

Ở lần xử lý thứ 2, cây ra hoa và mang quả. Sự tác động kìm hãm giữa sinh trưởng và phát triển làm cho cây có số lượng ngó nhỏ hơn, ít hơn, ngắn hơn, các chỉ tiêu sinh trưởng không rõ ràng như lần đầu xử lý. Điều này cũng cho thấy nếu tác động ở giai đoạn đầu, trước đợt trái đầu tiên thì có tác dụng kích thích cho cây sinh trưởng mạnh lên ở giai đoạn đầu, tạo nên một mức độ sinh trưởng đủ mạnh cho cây, có vai trò quan trọng cho sự phát triển về sau.

Một phần của tài liệu Khảo sát ảnh hưởng của NAA và GA3 lên khả năng sinh trưởng, phát triển của cây dâu tây Fragaria vesca L. trồng thủy canh trong nhà kính tại Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng (Trang 40 - 41)