Truyện, tiểu thuyết

Một phần của tài liệu VHVN 30-45 (Trang 25 - 28)

Viết truyện, Phan Bội Châu chỉ nhằm vào một đối tượng chính: Những gương phấn đấu, hi sinh vì nước trong phong trào chống Pháp đầu thế kỷ. Đó là những thanh niên yêu nước trong phong trào Đông Du, những người đồng chí thân thiết, những nhà vận động cách mạng nổi tiếng lúc bấy giờ như Nguyễn Hàm, Trần Quí Cáp, Đặng Thái Thân v.v... Liệt sĩ Phạm Hồng Thái với tiếng bom la diện vang dội, Hoàng Hoa Thám con hùm của núi rừng Yên Thế chống Pháp... đều trở thành đối tượng viết truyện, thành nguồn cảm hứng dạt dào trên các trang văn của nhà chí sĩ họ Phan. Nhân vật người anh hùng cứu quốc trở thành hình ảnh duy nhất trong truyện của nhà chí sĩ. Để thấy được sự tiến triển trong quá trình viết truyện của Phan Bội Châu, có thể chia những tác phẩm thuộc thể loại này thành hai nhóm như sau:

Nhóm 1: Những truyện có tính chất ghi chép chân thực theo kiểu liệt truyện

gồm các tiểu truyện như: Nguyễn Hàm, Đặng Thái Thân, Nữ liệt sĩ Đinh phu nhân,

ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn

truyện, những tiểu truyện này được viết một cách hết sức ngắn gọn, cô đúc, hầu như không có bất cứ sự thêm thắt, tô điểm nào. Không có sự rườm rà của các chi tiết, cảm xúc người viết cũng hạn chế đến tối đa, đây là những ghi chép trang nghiêm, thành kính về những nhân vật của một thời lịch sử, những sự việc có thực. Có thể coi đây là những thiên sử ký hơn là những áng truyện, áng văn.

Nhóm 2: Gồm những truyện đã chứa sự hư cấu, sáng tạo khi viết về thân thế, sự nghiệp những người yêu nước nổi tiếng đương thời. Tiêu biểu là các truyện

và truyện ký: Chân tướng quân, Tái sinh sinh, Nhà sư ăn rau, Truyện Phạm Hồng

Thái. Đây là những truyện ngắn, truyện ký được viết trong thời gian Phan Bội Châu ở Trung Quốc, giữ mục tiểu thuyết trên tạp chí Binh sự Hàng Châu. Với một lối viết đã có sự uyển chuyển nhất định trong việc xây dựng cốt truyện, tô điểm chi tiết, trong việc gia công các đoạn tả tính cách nhân vật, cảnh vật... các truyện này đã tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn cho người đọc. Đặc biệt, nếu ở các truyện thuộc nhóm 1, người viết phải che giấu, đè nén cảm xúc thì ở các truyện này dù: “Người viết vẫn tự kiềm chế, nhưng tình cảm và tư tưởng vẫn trào ra đầu ngọn bút”(1). Đọc truyện, người ta theo dõi tình tiết, chiến công, số phận nhân vật đồng thời cũng như được hòa nhập vào mạch suy nghĩ, xúc cảm trào dâng, thiết tha của tác giả. Viết về vị “chân tướng quân” Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu không ghi chép theo lối liệt kê cứng nhắc, thứ tự về cuộc đời, sự nghiệp của nhân vật mà ông trình bày tác phẩm dưới dạng truyện ký. Vừa hồi tưởng, vừa mô tả trực tiếp những điều mắt thấy tai nghe, ghi chép lại những lời kể của người khác, đồng thời đưa ra những lời bình luận, diễn tả tâm trạng, cảm xúc v.v... Truyện ký “Chân tướng quân” với bấy nhiêu cách thể hiện đã có diện mạo uyển chuyển, sinh động của một áng văn nghệ thuật. Người đọc theo dõi câu chuyện được dẫn dắt linh hoạt với sự hồi hộp, thích thú từ đầu đến dòng kết thúc. Đó là một trong những thành công khẳng định nỗ lực sáng tạo, đổi mới trong quá trình “thử nghiệm” ngòi bút văn của nhà chí sĩ trong thời đại mới. Dù sống và viết trong điều kiện rất khó khăn của một nhà cách mạng lưu vong nhưng việc có một thời gian nhà chí sĩ lấy tạp chí Binh sự Hàng Châu làm cửa hiệu “buôn văn, bán chữ” lại là một trong những cơ hội khiến ông ít nhiều được tiếp xúc với sự đổi mới của văn hóa, văn học thời đại, ít nhiều có điều kiện “tiểu thuyết hóa” những câu chuyện viết về người anh hùng cứu quốc lúc ấy. Báo chí là một trong những cánh diều đón những ngọn gió đổi mới đầu tiên này.

[ [ [

Tiểu thuyết lịch sử Trùng Quang Tâm sử được Phan Bội Châu viết trong thời gian lưu vong ở Trung Quốc, đăng tải trên tạp chí Binh sự Hàng Châu từ năm 1921. Lấy đề tài lịch sử, nội dung tác phẩm kể chuyện một nhóm hào kiệt yêu nước vùng Nghệ An lập trại Trùng Quang, tôn Trần Quí Khoáng – tôn thất nhà Trần – làm trại chủ, tổ chức khởi nghĩa chống quân Minh, khôi phục nền độc lập dân tộc. Tuy

ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn

nhiên, cuộc nổi dậy đánh đuổi quân Minh, khôi phục nhà Trần đã được ngòi bút của Phan Bội Châu biến thái, di chuyển, tái tạo lại về không gian và thời gian, khiến người đọc hình dung đến khung cảnh lịch sử các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta đầu thế kỷ hơn là cuộc nổi dậy chống xâm lược ở thế kỷ XV. Xu hướng “ đương đại hóa lịch sử” này trong sáng tác của Phan Bội Châu còn được

thể hiện trong bản Tuồng Trưng nữ vương của ông. Nội dung tuyên truyền yêu

nước, chống Pháp là điều khiến Phan Bội Châu luôn hướng tới, quan tâm, sự thực lịch sử chỉ có giá trị là xuất phát điểm, là chỗ tựa cho mọi sự hư cấu, sáng tạo.

Thiên “tâm sử” 20 hồi về “trại Trùng Quang” một tổ chức kháng chiến với các nhân vật có vai trò khác nhau một lần nữa thể hiện sự nhất quán của Phan Bội Châu trong việc sử dụng văn chương làm vũ khí tuyên truyền yêu nước, cứu nước. Với nhiệm vụ phục quốc, phấn đấu vì nước vì dân, trại Trùng Quang chủ trương sản xuất, kinh doanh buôn bán để có tiền hoạt động, không “cướp bóc” “phiền nhiễu” nhân dân, chiến đấu vì “nhân nghĩa”... Các anh em trong trại quan hệ với nhau bình đẳng, trại chủ, mưu chủ, chiến chủ do hội nghị bầu ra theo tinh thần dân chủ, đồng chí. Qua sự mô tả, thể hiện của Phan Bội Châu, có thể thấy trại Trùng Quang là hình bóng của một tổ chức yêu nước cứu nước đầu thế kỷ – như Duy Tân hội – với tư tưởng dân chủ, bình đẳng chứ không phải là một tổ hcức kháng chiến đời Trần. Đặc biệt, nếu như tính cách, vai trò của các nhân vật trại chủ, mưu chủ, chiến chủ không có gì mới, sắc nét, vẫn mang những nét tính cách “giống như minh chủ, quân sư và hổ tướng trong tiểu thuyết chương hồi cũ” thì trái lại nhóm nhân vật quần chúng yêu nước, căm thù giặc như : Chí, Triệu, Lực, Liên, Trinh lại sinh động, mang tính “đương đại” rõ nét hơn. Cô Chí, một trong những nhân vật nữ nổi bật, gây ấn tượng nhất được kể là một cô gái trẻ trung, xinh đẹp, thông minh con một chủ tiệm rượu. Viên Thừa tuyên sứ vì mê sắc đẹp của cô nhưng không được đáp ứng đã vu oan bắt cha cô tống ngục nhằm ép cô làm tì thiếp. Không muốn con gái rơi vào tay giặc, cha cô phải tự tử. Mối thù đó đã đẩy cô đến với trại Trùng Quang. Cũng như Chí, hoàn cảnh đau xót của các nhân vật Lực, Hạnh phầnnào nói lên cuộc sống khốn đốn, cơ cực của những người dân bé nhỏ dưới chế độ thực dân đương thời. Đến với trại Trùng Quang, tức đến với tổ chức yêu nước, cách mạng họ trở thành những người có” khí phách bất khuất”, quyết tâm phục thù, thành những người anh hùng vô danh.

Dù tác giả đã có nhiều cố gắng trong việc mô tả, khắc họa nét riêng, nhưng

tính cách nhân vật của tiểu thuyết Trùng Quang Tâm sử vẫn còn mang tính chất

“ước lệ” “công thức”, chưa thật sự sinh động. Ta thấy, một mặt Phan Bội Châu bình thường hóa người anh hùng nhưng mặt khác ông lại thể hiện quan niệm đã là người anh hùng thì phải có những điều khác người và khác thường. Cô Chí xinh đẹp, cứng cỏi, chí cao được mô tả là “mắt sáng, mày sắc, nét mặt bừng bừng”. Người con gái trẻ này không ngần ngại “đập đầu vào đá” đến độ máu chảy đầm đìa để chứng tỏ cho mọi người thấy rõ quyết tâm của mình. Tính cách nhân vật Xí cũng được tô điểm theo phương pháp “khác thường hóa” như vậy. Từ nhỏ Xí đã thích đánh nhau, không thích đi học. Nghe kể về tội ác của giặc Ngô mặt cậu bé

ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn

“đỏ bừng, tóc dựng đứng” thét to “thề giết hết quân giặc”. Những chi tiết này ít nhiều cũng tạo được ấn tượng cho người đọc nhưng cũng khiến cho nhân vật có một vẻ gì đó xa lạ, cứng nhắc. Nhận xét về những cố gắng đổi mới trong quá trình viết truyện ngắn và tiểu thuyết của Phan Bội Châu, các tác giả văn học Việt Nam 1900- 1930 viết: “Thể hiện người anh hùng vào tác phẩm nghệ thuật, Phan gặp trở ngại lớn: quan niệm văn học cũ, không quen thuộc nghệ thuật viết truyện hiện đại. Ông sử dụng một cách rộng rãi kinh nghiệm viết văn cũ để viết truyện ngắn và tiểu thuyết. Do đó truyện ngắn và tiểu thuyết của Phan Bội Châu rất khác với truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại, mang dấu vết rõ rệt của quá trình cách tân nghệ thuật truyền thống để nói nội dung mới. Tất cả tinh thần táo bạo và sức sáng tạo của Phan Bội Châu là ở công việc cách tân nội dung và nghệ thuật đó”(1).

Một phần của tài liệu VHVN 30-45 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)