Từ cuối năm 1925 cho đến khi mất (1940), sống trong điều kiện bị quản thỳc, theo dừi nhưng Phan Bội Chõu vẫn làm thơ, phỳ, viết truyện, khảo cứu triết học cổ v.v... Bị tách rời với các phong trào yêu nước, cách mạng, với quần chúng, càng ngày nhà chí sĩ càng bị thời thế bỏ qua. “Ông già Bến Ngự” không hiểu và không hình dung được tương lai, triển vọng của các phong trào đấu tranh cách mạng lúc bấy giờ, cũng không tán đồng các phương thức đấu tranh mới như biểu tình, rải truyền đơn, treo cờ... Bởi thế, dù vẫn sáng tác thơ ca cổ động yêu nước cứu nước nhưng sức tác động và hiệu quả các sáng tác này của ông không còn như trước. Văn tế Phan Chu Trinh, Bài ca chúc tết thanh niên, Nam quốc dân tu tri, Nữ Quốc dân tu tri, chứa chan nhiệt tình yêu nước, thôi thúc cứu nước chứ không phải là những áng văn thơ nhằm tuyên truyền, cổ động cho các chủ trương, đường lối cứu nước như trước. Mặt khác, bị gạt ra khỏi những biến đổi mau chóng về văn hóa, tư tưởng thời đại, sự phát triển theo hướng hiện đại hóa của văn học, nhà văn nhà thơ Phan Bội Châu “viết rất nhiều thơ thất ngôn, và viết để gửi gắm tâm sự; đó là nét tiêu biểu cho con đường quay trở lại văn chương nhà Nho”(1) ở ông.
Chúng ta có thể nghiên cứu sáng tác thơ văn của nhà chí sĩ giai đoạn cuối cùng theo các nội dung, mục đích chính như sau:
a) Tiếp tục làm thơ văn cổ động yêu nước cứu nước
Những tác phẩm văn thơ này đều được viết trong năm 1926, năm tinh thần nhà chí sĩ còn mạnh mẽ, nhiệt huyết yêu nước còn dâng cao. Thời gian và sự phong tỏa, bưng bớt chưa làm nhà yờu nước trở nờn lạc lừng giữa thời cuộc.
Xét về mặt nội dung tư tưởng, với việc ca ngợi nồng nhiệt thân thế, sự nghiệp cùng các chủ trương, đường lối đấu tranh cách mạng của nhà yêu nước cấp tiến Phan Châu Trinh, Văn tế Phan Châu Trinh là một tác phẩm văn chương yêu
(1) Trần Đình Hượu – Lê Chí Dũng, Sđd, tr. 162.
(1) Trần Đình Hượu – Lê Chí Dũng, Sđd, tr. 162.
ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn nước xuất sắc giai đoạn 1900-1930. Vốn có sở trường về phú, bài văn là sự gặp gỡ, thăng hoa đặc biệt giữa tầm cao tình cảm, tư tưởng người viết với tài năng nghệ thuật ngôn từ. Dù không thống nhất về đường lối đấu tranh phục quốc nhưng tình cảm yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là một. Nhưng sự khác nhau về chủ trương, đường lối đã không khiến cho Phan Bội Châu không hết lời ca ngợi Phan Châu Trinh. Đồng cảm sâu sắc với tâm hồn, tư tưởng nhà chí sĩ, Phan Bội Châu đã viết những dòng văn tế hào hùng, thiết tha hồi tưởng lại bước đường hoạt động hăng say, phương thức đấu tranh mới mẻ của nhà yêu nước nổi tiếng:
Đội tiên phong đâu tá, gió duy tân từ Đông Hải thổi vào,
Gương ngoại quốc kia là, sóng cách mạng bởi Châu Âu dồn tới.
Dọc ngang trời đất, rực vẻ văn minh, Tức tối nước nhà, con đường hủ bại.
Cá chậu chim lồng vơ vẩn thế, áng công danh thôi vứt lối tầm thường, Rồng mây cạp gió lạ lùng chi, miền thanh khí thử hô người trung ngoại.
Cây tân học dặn dò đường tự chủ, Lư Thoa, Mạnh Đức so sánh người xưa, Mượn Đông du thăm hỏi bạn đồng tâm, Hương Cảng, Hoành tân lỏi len
đường mới.
Ba tấc lưỡi mà gươm mà súng, nhà cường quyền trông gió cũng gai ghê, Một ngòi lông vừa trống vừa chiêng, cửa dân chủ khêu đèn thêm
rạng chói...
Sự “hủ bại” của nước nhà được khắc phục, trí, khí, lực lượng của dân ta ngày càng mạnh, đó là con đường giành lại độc lập, chủ quyền cho đất nước. Đó là tư tưởng cứu nước của Phan Châu Trinh, bài văn tế viết:
Phỏng khiến:
Trình độ dân ta cao, Trí thức dân ta giỏi.
Khí dân ta ngày một dồi dào, Sức dân ta ngày càng cứng cỏi.
Một tiếng xướng có muôn tiếng họa, thần tự do nên đủng đỉnh về đây, Bọn người Việt với thầy người Tây, ma chuyên chế dám dùng dằng
ở mãi...
Khi bổng khi trầm, khi hùng hồn lúc lại lâm li, bi thiết, bài văn tế với dòng từ ngữ, hình ảnh lôi cuốn sống động, đã lần lượt đề cập đến những chặng đường đời khác nhau của nhà yêu nước lớn. Dường như Phan Bội Châu đã tìm thấy mình, thể hiện mình và cả thế hệ các nhà yêu nước đầu thế kỷ thông qua cuộc đời, sự nghiệp của Phan Châu Trinh. Có lẽ đó là một trong những nguyên nhân khiến bài văn tế của ông cảm động, thiết tha và hào hùng đến thế.
Cũng trong năm 1926, với bầu nhiệt huyết còn dâng trào, nhà yêu nước đã
“chúc tết” thanh niên bằng một bài thơ sôi nổi, trẻ trung. Ông giục giã, thôi thúc, cổ vũ thanh niên lên đường đấu tranh, tham gia đổi mới, tu dưỡng tinh thần, phấn đấu vì tương lai đất nước. Bài ca chúc tết thanh niên là sự gửi gắm, trao quyền, là niềm
ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn tin tưởng của nhà chí sĩ đối với thế hệ trẻ. Bài thơ mở đầu bằng những từ ngữ thôi thúc, một ngày mới đang mở ra:
Dậy! dậy! dậy!
Bên án một tiếng gà vừa gáy,
Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng Nhà chí sĩ dặn dò, nhắc nhở và khuyến khích thế hệ trẻ:
Thưa các cô, các chị, lại các anh, Đời đã mới, người càng nên đổi mới.
Mở mắt thấy rừ ràng tõn vận hội, Xúm vai vào xốc vác cựu giang sơn.
Đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan, Đừng ham chơi, đừng ham mặc, ham ăn.
Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa, Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ.
Mới thế này là mới hỡi chư quân, Chữ rằng: nhật nhật tân, hựu nhật tân.
Nam quốc dân tu tri là lời kêu gọi riêng cho các bậc nam nhi đứng lên tôi luyện khí phách để chiến thắng hoàn cảnh, cống hiến cho nước:
Anh hùng tạo thế, Nhaõn ủũnh thaộng thieõn.
Saột chaỳng choỏi reứn, Vàng không sợ xát.
Người phụ nữ trong thời đại mới cũng phải tham gia vào sự nghiệp cứu nước, có tầm mắt và suy nghĩ lớn lao:
Đức giống tiên Rồng, Con cả nhà đông, Là chồng thiếp đo,ù Nước Việt là họ, Thầy Nam là tên...
Văn thơ tuyên truyền, cổ động yêu nước là những sáng tác gắn liền máu thịt với các phong trào đấu tranh của quần chúng. Đứng ở vị trí tiên phong lại hòa mình với các tầng lớp nhân dân, thực sự đã có sự giao lưu ngấm ngầm nhưng chặt chẽ giữa tầm hồn, tư tưởng, tinh thần nhà chí sĩ Phan Bội Châu với đông đảo quần chúng yêu nước khi ông viết Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, Tuồng Trưng nữ vương, Trùng Quang Tâm Sử, Bài ca chúc tết thanh niên... Bởi thế, ta có thể lý giải vì sao khi bị cô lập với quần chúng, với phong trào, ông già Bến Ngự khó còn có thể viết được những bài thơ, văn bốc lửa.
ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn b) Thơ tâm sự
Từ khi trở thành “ông già Bến Ngự”, cuộc sống mất tự do, cô đơn khiến nhà yêu nước làm nhiều thơ tâm sự. Con người với bao nhiều hùng tâm tráng chí giờ phải sống trong một khụng gian chật hẹp, lại luụn bị rỡnh rập, theo dừi; đú là điều khiến tâm hồn nhà thơ yêu nước trở nên bế tắc, u ám... Có những lúc dường như ông mất hết cả niềm tin đối với quốc dân, thấy ai cũng trở nên bàng quan với thế sự, ông than:
Hồn Thục kêu hoài khan giọng cuốc, Cung cầm đàn mãi lảng tai trâu.
(Sau lúc đau ngồi hát chơi) Buồn vì sự mê ngủ của quốc dân, mất hết hi vọng với thế hệ trẻ, nhà chí sĩ quay sang đả kích, chì chiết những kẻ tàn dân hại nước với một thái độ căm ghét, khinh bỉ không giấu giếm. Đó là sự thay đổi, tiến triển của nhãn quan ông, nhưng cũng có thể coi đó như là một sự sa sút về tinh thần, niềm tin của ông so với giai đoạn trước. Năm 1925, khi bị bắt, trước cái chết dường như đã cầm chắc, nhưng viết câu đối tuyệt mệnh, ông vẫn thể hiện hùng tâm tráng chí, vẫn dạt dào tin tưởng ở tương lai, triển vọng của các phong trào:
Sống không trừ được mối lo thiên hạ, chết không rửa được thù ý trung;
mối giận dằng dai, sông Cả, núi Hồng muôn thuở đó.
Hý cuộc trước đã sắp đến tàn, vũ đài sau chính đang sắp dựng, thúc người sôi sục, gió Âu mưa Á tám phương dồn.
Thời gian cùng sự bủa vây của bọn mật thám khiến tinh thần nhà chí sĩ mòn mỏi, nhuệ khí nhạt phai. Mười lăm năm sau, viết câu đối tự viếng mình trước khi mất, thật đau xót khi ta thấy dường như ông đã hoàn toàn rơi vào trạng thái bi quan đến hoảng loạn. Ông hỏi tất cả và ông than:
Trời sao vầy? Chúa sao vầy? Chết âu cũng là không, chạnh tiếc trong
lòng vùi Khổng – Mạnh.
Nước như thế! Dân như thế! Đời còn gì đáng tiếc, thôi ra ngoài cuộc học Hy, Hoàng.
Thơ “ông già Bến Ngự” thường nói đến cảnh đêm, với tiếng ếch kêu, dế hót, tiếng chó sủa... Những đêm khó ngủ, nhà chí sĩ chỉ còn biết trò chuyện với đèn, tâm sự với bóng, thậm chí “Mình nói mình nghe khóc lại cười”. Không dễ gì từ bỏ lý tưởng, quên đi sự nghiệp, nhưng cũng bất lực trước hoàn cảnh, con người phơi phới “Muốn vượt bể đông theo cánh gió” hai mươi năm trước đây giờ trở nên ưu tư, traàm uaát:
Mướn chén rượu người xối cục uất, Bao nhiêu thi nhân là bọn cùng
(Coồ phong)
ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn Không được tự do hoạt động, đi đây đi đó, ông muốn thực hiện những chuyến du lịch về quá khứ:
Toan mượn cánh trời qua bến Sở Thaờm hoàn oõng Khuaỏt tổnh hay chửa?
(Mồng 4 tháng 5) Trở lại với cuộc sống “thực tại quẩn quanh, tẻ nhạt ông nhiều lúc cũng muốn làm ông say, quên hết, thây kệ tất cả. Hình ảnh cây thông – người quân tử đạo Nho từng được Nguyễn Công Trứ tâm đắc, tán dương một lần nữa trở lại trong thơ Ông già bến Ngự:
Giữa trời ta đứng ta reo nhỉ,
Muôn cụm xanh xanh một cụ tùng.
(Vô đề) Dường như với Phan Bội Châu, việc làm một cây thông hiên ngang, bất khuất trước nắng mưa, giá rét là điều hiển nhiên. Trong quãng thời gian hơn 20 năm bôn ba hải ngoại, hoạt động yêu nước cứu nước của ông, chỉ một lần duy nhất xảy ra sự lệch lạc nhất thời. Quốc dân đã thể tất cho nhà yêu nước điều đó. Đó cũng là một điều hợp lý – Suốt 15 năm dằng dặc làm “cột đá vững” giữa muôn trùng sóng vỗ, làm con người gang thép trơ trơ bất chấp lò thế lợi nung chì chảy thiếc” là một sự minh chứng cho tất cả những điều trên.
Để bày tỏ tâm sự, Phan Bội Châu làm thơ cảm hoài, tức sự, đề vịnh với các thể thất ngôn, ngũ ngôn, tứ tuyệt, bát cú, cổ phong... Đó là cách thức làm thơ quen thuộc của các nhà Nho. Với hoàn cảnh riêng và với cả những hạn chế khó vượt qua về quan niệm văn học, Phan Bội Châu đã phải đứng ngoài luồng phát triển mau chóng của văn học mới giai đoạn 1932-1945. Thế nhưng, về phương diện là một tác gia văn học, ông đã đi trọn chặng đường dành sẵn cho mình, cho cả thế hệ của ông với tất cả nỗ lực vươn lên, sáng tạo có thể có.
W X VẤN ĐỀ ÔN TẬP
1. Hải ngoại huyết thư với nội dung và nghệ thuật tuyên truyền yêu nước, cứu nước của Phan Bội Châu.
ThS. Phan Thị Hồng Khoa Ngữ Văn