Khoáng sản khu vực La Phù 1.Điểm Quặng Sắt Đá Đùng

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập sản xuất chuyên nghành tìm kiếm – thăm dò (Trang 32 - 36)

Thuộc xã Đào Xá ,huyện Thanh Thủy ,Tỉnh Phú Thọ .Điểm quặng có diện tích khoảng 0.5 km2 và được giới hạn bởi tọa độ vuông như sau:

X: 45.850-46.500Y: 27.900-28.600 Y: 27.900-28.600

Trong khu Đá Đùng xuất hiện các đá trầm tích biến chất của phụ hệ tầng Thạch Khoán dưới với thành phần chính là đá phiến thạch anh – 2mica xen lớp mỏng cát kết dạng quaczit. Ngoài ra còn có khối nhỏ đá granit dạng gonai thuộc phức hệ Tân Phương với trầm tích đệ tứ ở phía nam.

a.Quặng sắt gốc

Phát hiện ở phía tây bắc và đông khu Đá Đùng. Thân quặng dạng mạch, thấu kính kéo dài theo phương tây bắc- đông nam và xuyên cắt trong đá phiến thạch anh- 2mica thuộc phụ hệ tầng Thạch Khoán dưới. Các thân quặng có chiều dài dự đoán từ 500-1000m, chiều dày từ 0,3-1m và cắm về tây nam với góc dốc khoảng 65-70 độ.

Quặng màu đen,rắn chắc,có từ tính mạnh,cấu tạo khối,kiến trúc xâm tán hoặc dạng đặc xít .Thành phần khoáng vật quặng gồm;Sắt 55,02% đến 64.05%,lưu huỳnh, photpho thấp, có chất lượng tốt, nguồn gốc nhiệt dịch lien quan tới phức hệ magma Thạch Khoán. Do bị phá hủy mạnh nên ít có giá trị công nghiệp.

Quặng eluvi-deluvi: Phân bố rộng rãi ở sườn núi phía nam khu Đá Đùng với

diện tích khoảng 0,2km2. Quặng nằm trong vỏ phong hóa của đá phiến thạch anh 2 mica xen lớp mỏng cát kết dạng quaczit thuộc phụ hệ tầng Thạch Khoán dưới.

Trên bề mặt địa hình hiện tại chủ yếu phổ biến các cục,mảnh quặng kích thước từ một vài cm đến 30-40cm và tương đối sắc cạnh, các tảng và cục quặng tương đối tròn cạnh có kích thước 40-50cm đến 1-1,5m chủ yếu nằm cách mặt đất khoảng 0,2- 0,3m. Chiều dày lớp trầm tích bở rời chứa quặng thay đổi ừ 0,5-1m.

Quặng có thành phần khoáng vật chủ yếu là manhetit,hematit và hydrogotit.Hàm lượng sắt trung bình 51%,các tạp chất có hại như lưu huỳnh,photpho thường rất thấp.

2.Điểm Quặng Disten Phù Lao

Thuộc xã Sơn Thủy-Thanh Thủy-Phú Thọ. Có diện tích khoảng 1km2. Điểm quặng nằm cách trung tâm huyện Thanh Thủy khoảng 6km về phía tây và có tọa độ như sau:

21độ đến 21độ 18 phút vĩ độ bắc.

105độ 7 phút 20 giây đến 105 độ 7 phút 40 giây kinh độ đông.

Trong khu Phù Lao có mặt các thành tạo trầm tích biến chất của phụ hệ tầng Thạch Khoán dưới và trầm tích bở rời hệ Đệ Tứ vói thành phần chủ yếu là đá phiến thạch anh 2 mica có grnat,disten,tuamalin và xen các lớp mỏng quaczit.Đá có màu xám tro,xám sáng,cấu tạo phân phiến ,kiến trúc hạt vảy biến tinh. Nhìn chung,các đá bị phong hóa mạnh mẽ nên vỏ phong hóa tương đối dày…

Quặng disten gốc: Thành phần bao gồm:

Thạch anh :Dạng hạt tha hình màu vuông nhạt.

Muscovit dạng vảy nhỏ sắp xếp thành từng lớp mỏng và có màu trắng. Biotit dạng vảy nhỏ xen với muscovite.

Disten tinh thể dạng tấm dài 3-5cm màu xanh nhạt. Granat tinh thể 12 mặt thoi màu nâu,kích thước 1-2cm.

Tuamalin tinh thể dạng lăng trụ ,mặt cắt ngang hình thoi, tam giác lồi, màu đen và có kích thước một vài cm.

Phân bố chủ yếu trên các sườn đồi thoải ở gần trung tâm khu Phù Lao và có dạng choàng phủ. Có dạng thấu kính kéo dài theo phương đông bắc-tây nam với chiều dài 1500m,chiều rộng trung bình 300m. Thân quặng bị thung lung suối cắt qua và phú hủy.Trong đá bở rời hàm lượng disten từ 5-15%,tương ứng từ 20-130kg-cm3. Disten dạng tấm dài 1-4cm và rộng trung bình 0,5-2cm,nhưng bị phong hóa nên thường gặp disten có dạng không hoàn chỉnh.

3.Felspat

Các thể chứa felspat phân bố rộng khắp trong khu La Phù, gồm hàng chục thân với kích thước rất khác nhau.Các thân pegmatit nằm trong phụ hệ tầng Thạch Khoán dưới, phát triển theo phương tây bắc-đông nam và có hình dạng rất phức tạp ,có hàm lượng tốt có giá trị công nghiệp.

Điển hình cho mỏ felspat đang khai thác với quy mô tương đối lớn là mỏ felspat Đồi Đao.

Mỏ felspat Đồi Đao thuộc xã Tân Phương-Thanh Sơn-Phú Thọ. Với tọa độ:X 44 100-44 450; Y:27 100-27 00 .

Cấu trúc địa chất khu mỏ chủ yếu là đá phiến thạch anh 2 mica xen quaczit có muscovite. Đá phiến thạch anh 2 mica có màu xám tro, xám sáng ,cấu tạo phân phiến ,kiến trúc vi hạt vảy biến tinh.Thành phần khoáng vật bao gồm:Thạch anh 53-55%, biotit 12-22%,muscovite 25-30%.Đá bị ép nén và uốn lượn mạnh mẽ..

Trong khu mỏ phất hiện nhiều thân pegmatite chứa felspat phân bố trong trầm tích biến chất của phụ hệ tầng Thạch Khoán dưới. Các thân pegmatit kéo dài theo phương tây bắc-đông nam và cắm về tây nam với góc dốc 60-70 độ.

4.Kaolinit

Được thành tạo do phong hóa triệt để phần trên của hầu hết các thể pegmatite thuộc phức hệ Thạch Khoán lộ ra ở phía đông bắc khi La Phù. Kaolinit màu trắng

xám,hạt mịn. Thành phần khoáng vật của kaolinit nguyên khai gồm :Kaolinit 40-45% ,thạch anh 20-25%,felspat 7-10%,gotit 1-2%,hydromica 25-30%.

Mẫu kaolinit nguyên khai dược tuyển lọc sau khi khai thác đã nghiền và tuyển lọc qua cỡ hạt <45μm có tỷ lệ phần trăm khoáng vật khác biệt tương đối lớn với mẫu nguyên khai đặc biệt là khoáng vật kaolinit và hydromica.

T

T Tên

khoáng vật

Thành phần khoáng vật(%) Kaolinit lọc khi khai

thác

Kaolinit khi nghiền và lọc qua cỡ hạt <45μm 1 2 3 4 5 Kaolinit Hydrromic a Thạch anh Gotit Felspat 60-65 20-25 <=10 <=1 <=5 75-80 5-10 5-10 <1 3-5

Quặng kaolinit trong khu vực La Phù có kích thước hạt không đều ,hàm lượng thạch cao và thành phần hạ mịn thấp,do đó độ thu hồi kaolinit từ quặng nguyên khai thường <40%..

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập sản xuất chuyên nghành tìm kiếm – thăm dò (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w