Nhóm khoáng sản kim loại:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập sản xuất chuyên nghành tìm kiếm – thăm dò (Trang 27 - 30)

a.Quăng đồng (Cu)

Năm 1927- 1930 , trong khi tiến hành lập bản đồ địa chất hạ lưu Sông Đà, Jacop đã phát hiện ra hai điểm quặng đồng Đá Chồng và Yên Cư .Khu mỏ nằm trong địa hình đồi núi thấp và thoải có độ cao tuyệt đối khoảng 100m và lần đầu tiên được Pháp khai thác năm 1942.Năm 1974 trong quá trình lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 tờ Hà Nội các tác giả đã tiến hành thi công một số công trình khai đào nhẹ trên diện tích 0,4

để khống chế điểm quặng đồng này. Quặng ở đây thuộc loại quăng sulphur, khoáng vật quặng chủ yếu là : Chancopyrit thường đi cùng với pyrit , pyrotin, khoáng vật mạch có thạch anh… Vậy quanh thân quặng là các đá trầm tích – phun trào thuộc phần dưới của hệ tầng Viên Nam (T£ÐÈ£) gồm các đá bazan dạng cầu , bazan aphyr, bazan porphyrit và một số tuf khác. Quặng nằm trong các mạch thạch anh dày 0,3 – 0,4m . Chiều dày các mach dự đoán 12- 13m, xuyên cắt các đá bazan hệ tầng Viên Nam.

Quặng có dạng xâm tán, ổ nhỏ, mạch nhỏ, kích thước ổ lớn nhất 0,5cm. Nguồn gốc của quặng là thành tạo do quá trình nhiệt dịch. Hiện nay quặng đồng tại mỏ Đá Chông đã được khai thác hết. Nhìn chung mỏ có ý nghĩa công nghiệp.

b.Vàng (Au)

Vùng Ba Vì nằm trong đới rif vùi lấp Sông Đà được khống chế bởi các hệ thống đứt gãy sâu với nhiều đứt gãy khu vực khác ngăn cách các khối cấu tạo dài và hẹp mà ở đó địa tầng được đặc trưng bởi sự có mặt của trầm tích lục nguyên , lục nguyên silit phun trào tuổi pecmi muộn – Triat sớm (Nguyễn Nghiêm Minh và nnk 1982). Quặng hóa chủ yếu ở đây ngoài đồng còn vàng đi cùng với conchedan và các thân quặng vàng – thạch anh – đa kim chứa bạc. Dọc các đứt gãy sâu luôn gặp các vành phân tán thủy ngân.

Năm 1984, Lê Phùng Lễ(Đoàn địa chất 308 ) đã phân định các thành tạo sa khoáng vàng vùng Ba Vì mà nguồn cung cấp la mạch thạnh anh – sulphur chứa vàng nguồn gốc nhiệt dịch phát triển ở dãy núi Ba Vì.

Trong vùng nghiên cứu bao gồm cả vàng gốc và vàng sa khoáng. Điều này được thấy rõ khi vào đầu năm 1984, phòng phân tích (Liên đoàn bản đồ ) đã tiến hành đãi mẫu trọng sa diện tích tờ Hà Nội , tỷ lê 1: 50.000.Trong quá trình đó , những người đãi mẫu đã chú ý tìm kiếm phát hiện vàng gốc để lý giải về nguồn cung cấp vàng cho các sa khoáng . Tại khu vực xóm Xuân và Đồng vàng đã lấy các tảng lăn thạch anh - sulphur đem phân tích nung luyện cho hàm lượng vàng 0,8 – 5g/ tấn đôi khi la 7 – 8 g/tấn. Trong một mẫu giã đãi thạch anh – sulphur khác ( khối lượng 200 kg) đã xác định được 99 hạt vàng ,đi cùng còn có các hạt khoáng vật khác như: argentite, pyrite, chancopyrit, galenit, sphalerit…Mẫu nung luyện sau khi làm giàu bằng giã đãi cho hàm lượng vàng từ 5-8g/tấn.

Qua tài liệu thực tế kết hợp với việc phân tích xử lý các số liệu lien quan cho thấy ở khu vực nghiên cứu các đứt gãy đóng vai trò quan trong cho sự tạo khoáng vàng bạc.Các đứt gay này có pương tây bắc-đông nam,đông bắc-tây nam hoặc á vĩ tuyến và đống trò là kênh dẫn dung dịch nhiệt dịch chứa vàng gây biến đổi đá vây quanh tạo điều kiện tập trung quặng vàng gốc.

Về không gian các thân quặng vàng thường phân bố trong các đá thuộc tướng họng phun trào nhưng tập trung trong các khe nứt ,đứt hãy hoặc cấu trúc dạng vòng.

Vàng trong các mạch thạch anh nghèo sulphur

Đá vây quanh kiểu này là các thành tạo phun trào thuộc hệtầng Viên Nam phân hệ tầng trên (T1vn2) với thành phần là đaxito-trachit porphyr, andezito-bazan và tuf của chúng. Đới khoáng hóa kéo dài theo phương tây bắc – đông nam và phương vuông góc với phương đứt gãy chính hoặc phương á vĩ tuyến với góc dốc 40-80 độ, dày 0.5-2m.

Vàng trong đới khoáng hóa giàu sulphur

Kiểu khoáng hóa này thường có quy mô rộng và hàm lượng vàng lớn. Các mạch thạchanh sulphur chứa vàng phát triển theo phương á vĩ tuyến và tây bắc- đông

nam,xuyên cắt đá phun trào bazan porphyr,bazan hạnh nhân,andezit và tuf của

chúng.Chiều dài từ vài chục mét đến hơn 1000m.Chiều rộng từ vài mét dến 70-80m. Mỗi đới có từ 5-7 mạch,chiều dài mỗi mạch từ 0,2-1,5m. góc dốc 50-70độ.

Biểu hiện vàng trong các đới đá biến đổi

Đá phun trào bị biến đổi vây quanh các mạch thạch anh hoặc các đới biến đổi riêng biệt gồm: Propilit hóa thạch anh hóa,pyrit hóa,quaczit thứ sinh, kaolin hóa…Hàm lượng từ 0,06-0.8g/tấn.bạc từ 7-10g/tấn. Các khoáng vật đi cùng vàng có inmenit , hematit, pyrit, monazite, rutin, leocoxen..

Đặc Điểm Của Vàng

Biểu hiển vàng gốc trong ùng đa dạng về kích thước ,hình dạng và tỷ trong. Các hạt vàng thường có dạng méo mó,tấm.Trong đới phong hóa vàng thường có bề mặt lồi lõm,có chỗ bao quanh hạt vàng là thạch anh và limonit.Vàng có ánh kim mạch,kích thước hạt từ nhỏ đến 3-4mm.Tỷ trọng vàng thay đổi theo từng vùng và biến đổi từ 17,6- 18.84..

Trong vùng quặng sắt được phát hiện ở Nhân Lý dưới dạng tảng lăn limonit. Limonit có nguồn gốc phong hóa từ các đá giàu sắt và các thân quặng sulphur , trên nền địa hình đồi thấp và thoải. Thành phần khoáng vật gồm limonit và gơtit…

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập sản xuất chuyên nghành tìm kiếm – thăm dò (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w