a.Pyrit
Trong vùng pyrit phân bó chủ yếu ở Minh Quang và Ba Trại .Đây là loại loại khoáng sản có triển vọng trong vùng.
Mỏ Pyrit Ba Trại
Mỏ này nàm ở xóm Trung Minh có tọa độ địa lý là: 21độ 07 phút 14 giây vĩ độ bắc.
105độ 21 phút kinh độ đông.
Theo tài liệu của Đoàn địa chất Hà Nội ,đá vây quanh là các đá trầm tích –phun trào hệ tầng Viên Nam thuộc phân hệ tầng dưới . Phần trên các thân quặng pyrit hầu hết bị limonit hóa.Chiều sâu phong hóa từ 1-17m. Quặng cấu tạo dạng khối ,hàm lượng lưu huỳnh từ 21,39-23,04%,sắt từ 11-42,09%. Trong toàn mỏ có 5 thân quặng, càng xuống sâu thì chiều dày và hàm lượng lưu huỳnh ở các thân quặng đều giảm Pyrit ở đây được thành tạo trong 3 thế hệ:
+ Thế hệ 1:Thành tạo những khoáng vật nhỏ li ti phân bố đều.
+ Thế hệ 2:Thành tạo phổ biến hơn các khoáng vật lớn hơn, nửa tự hình.
+ Thế hệ 3:Phổ biến các khoáng vật xâm tán thưa.Thân quặng chính của nó dài 1000m,dày 2-3m chứa pyrit đặc xít với hàm lượng lưu huỳnh 20.77%.
Trữ lượng mỏ khoảng 17000 tấn.
Quặng pyrit có hàm lượng trung bình đạt hơn 20% lưu huỳnh.Pyrit ở đây thuộc thành hệ concheđan-lưu huỳnh-đồng.
Thân quặng có dạng thấu kính ,dạng vỉa nằm giả chỉnh hợp trong tấm tuf của đá phun trào mafic hệ tầng Viên Nam.Đá vây quanh thân quặng là các đá biến chất trao đổi chủ yếu do quá trình quaczit thứ sinh và propilit hóa tạo nên.Chiều dày thân quặng biến đổi từ vài cm đến vài mét ,đôi khi 25m.
Các thân quặng nằm chỉnh hợp trong đá tạo nên thế nằm đơn nghiêng về phía đông nam với góc dốc 50-60độ. Quặng có dạng xâm tán hoặc dạng khối đặc xít, đôi khi cùng với các mạch thạch anh.
Tọa độ địa lý của mỏ: 21độ 03 giây vvĩ độ bắc.105độ30phút 20 giây kinh độ đông.
Khoáng vật quặng chủ yếu là pyrit, ngoài ra còn có ít chancopyrit,maczit,pyroxel,muscovite,enacgit .Pyrit là khoáng vật chủ yếu trong quặng chiếm tỷ lệ từ 10-50%,có nơi đạt 70-80%.Các khoáng vật khác chiếm tỷ lệ ít.
Quặng pyrit mỏ Minh Quang tuyệt đại đa số là thân quặng rắn chắc,cứng chỉ có một số ít quặng vụn do phong hóa cơ học nằm ở giáp ranh giới giữa đới đá bị phong hóa và đá rắn chắc. Kết quả phân tích: + Quặng khối đặc xít: Fe=46,06%,As=0,Zn=0,029%,Cu=0,025% + Quặng vụn còn nguyên hạt: Fe=42,56%,As=0,Pb=0,Zn=0,006%,Cu=0,007% + Quặng vụn dạng bột màu đen:
Fe=41,2%,As=0,Pb=o,Zn=0,018%,Cu=0,037%.
b.Kaolinit:
Kaolinit thường phân bố gần các thân quặng pyrit và kéo dài theo phương tây bắc –đông nam. Đây là khoáng sản phi kim phổ biến ở trong vùng, gặp nhiều ở Ba Trại, Thạch Xá, Mỹ Khe-Hiệu Lực, Đồi Cao và một số nơi khác.Hầu hết các điểm quặng có nguồn gốc phong hóa tại chỗ và một số ít có nguồn gốc tái trầm tích và được tịch tụ trong các thung lung giữa đồi núi thấp.Hầu hết các mỏ tái trầm tích ít có giá trin công nghiệp,hầu hết các mỏ có giá trị công nghiệp đều có nguồn gốc phong hóa..
c.Atbet
Thuộc 2 mỏ ở xóm Quýt và xóm Muôn.Các mỏ này có nguồn gốc liên quan chặt chẽ đến các thể xâm nhập siêu mafic phức hệ Ba Vì.Các thể này phát triển kéo dài tới 800-1000m. Các thân quặng bị secpentin hóa, clorit hóa và tal hóa.
c.Puzolan
Mỏ puzolan nằm trong địa phận xã Tam Phụ,huyện Tuỳnh Thiện ,Tỉnh Hà Sơn Bình cạnh đường Sơn Tây đi Kim Đái.,cách Sông Hòng 4,5km,có tọa độ địa lý:
21độ 07phút 22giây vĩ độ bắc. 105độ 29phút 09giây kinh độ đông.
Mỏ puzolan Sơn Tây nằm trên diện phân bố các đá phiến thạch anh –mica- felsspat,phiến xilimanit,phiến gơnai-amfibol,phiến gơnai-biotit của hệ tầng Núi Con Voi và một phần của hệ tầng Ngòi Chi, với hàm lượng oxit như sau: SiO2=59- 72%;Al2O3=9-17%;Fe2O3=4,6-12%;CaO=0,47-1,09%;MgO=0,51-0,9%,MKN=6,6- 8,6% .Trữ lượng khoảng 2,7 triệu tấn.