2. CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA THỜI KỲ ĐỔI MỚI
2.1. Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa
2.1.1. Đại hội VI của Đảng phê phán sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kỳ 1960-1986
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” đã nghiêm khắc chỉ ra những sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kỳ 1960-1985, mà trực tiếp là mười năm từ 1975 đến 1985 như sau:
- Một là, sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế…Do tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng
65 vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiếtnên chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp
hóa trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết, mặt khác chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. - Hai là, sai lầm trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu sản xuất và đầu tư,
thường chỉ xuất phát từ lòng mong muốn đi nhanh, không kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu công nghiệp với nông nghiệp thành một cơ cấu hợp lý, thiên về xây dựng công nghiệp nặng và những công trình quy mô lớn, không tập trung sức giải quyết về căn bản vấn đề lương thực,
thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
- Ba là, sai lầm trong việc xác định lĩnh vực cần tập trung ưu tiên. Không thực hiện nghiêm túc nghị quyết của Đại hội Đảng V, nông nghiệp vẫn chưa thật sự coi là mặt trận hàng đầu, công nghiệp nặng không phục vụ kịp thời nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
2.1.2. Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa từ Đại hội VI đến Đại hội X
- Đại hội Đảng VI (tháng 12/1986) và quan điểm về công nghiệp hóa: Từ việc chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm, Đại hội VI của Đảng đã cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên là chuyển trọng tâm từ phát triển công nghiệp nặng sang thực hiện cho bằng được 3 chương trìnhlương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ. Ba chương trình này liên quan chặt chẽ với nhau. Đây là điểm khởi đầu hết sức quan trọng cho quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa ở Việt nam.
- Tiếp theo, Đại hội VII của Đảng (năm 1991) tiếp tục có những nhận thức mới, ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn về công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa.
+ Đại hội đã xác định rõ vai trò “mặt trận hàng đầu” của nông nghiệp và trên thực tế, việc đầu tư cho nông nghiệp từ ngân sách đã tăng lên.
+ Đại hội đề cập đến việc cần thiết phải phát triển kinh tế dịch vụ và đưa ra chiến lược
phát triển kinh tế vùng phù hợp với chiến lược chung cả nước.
Thực hiện đường lối công nghiệp hóa của Đại hội VII, nền kinh tế đã có những bước phát triển cao hơn, có chất lượng hơn, đi vào thực chất hơn so với nhiều năm trước.
- Hội nghị TW7 khóa VII(tháng 1/1994) đưa ra quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các
hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội, từ sử dụng sức lao động
thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học,
công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao’’. Như vậy, trong định nghĩa về CNH của
Đảng ta đã có những điểm mới như sau:
+ Phạm vi CNH không chỉ ở lĩnh vực sản xuất mà mở rộng sang các lĩnh vực khác rất quan trọng của nền kinh tế như dịch vụ và quản lý .
+ CNH phải gắn với HĐH. Quá trình CNH, HĐH không nhất thiết phải trải qua tuần tự các bước cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa như các nước khác đã trải qua mà chúng ta có thể đi tắt, đón đầu, bỏ qua một số bước trung gian để đi vào khâu hiện đại nhất.
66
- Đại hội VIII của Đảng (năm 1996) và quan điểm về công nghiệp hóa:
+ Nhìn lại đất nước sau 10 năm đổi mới, Đại hội đã nhận định: nước ta đã thoát khỏi
khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiềnđề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Đại hội VIII nêu ra 6 quan điểm về CNH, HĐH như sau:
Thứ nhất: Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, xây dựng nền
kinh tế mở, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm
trong nước sản xuất được.
Thứ hai: CNH, HĐH là sự nghiệp của mội thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Thứ ba: Lấy phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Thứ tư: Coi khoa học và công nghệ là động lực của CNH, HĐH. Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định.
Thứ năm: Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án, công nghệ.
Thứ sáu: Kết hợp kinh tế với quốc phòng-an ninh.
Như vậy, quan điểm CNH của Đại hội Đảng VIII đã có bước chuyển từ CNH thay thế
nhập khẩu sang CNH hướng về xuất khẩu, coi thị trường bên ngoài trở thành một động lực đặc biệt quan trọng cho sự phát triển, đồng thời thay thế nhập khẩu.
+ Đại hội đặt ra nội dung cụ thể của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm trước mắt (1996-2000) là “đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn…”.
- Đại hội IX của Đảng (năm 2001) tiếp tục bổ sung và nhấn mạnh một số điểm mới trong tư duy về công nghiệp hóa:
+ Con đường công nghiệp hóa ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước. Vì sao cần rút ngắn? Đây là yêu cầu cấp thiết của nước ta nhằm sớm thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Vì sao có thể rút ngắn? Một nước đi sau có điều kiện tận dụng những kinh nghiệm kỹ thuật, công nghệ và thành quả của các nước đi trước và có thể tận dụng mặt tích cực của xu thế toàn cầu hóa để rút ngắn thời gian phát triển.
Tuy nhiên, tiến hành công nghiệp hóa theo lối rút ngắn so với các nước đi trước, chúng ta cần thực hiện các yêu cầu như: Phát triển kinh tế và công nghệ phải vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt; phát huy những lợi thế của đất nước, gắn công nghiệp hóa với hiện đại hóa, từng bước phát triển kinh tế tri thức; phát huy nguồn lực trí tuệ và tinh thần của
67 con người Việt nam, đặc biệt coi trọng phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xem đây là nền tảng và động lực cho CNH, HĐH.
+ Hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là phải phát triển nhanh và có hiệu quả các sản phẩm, các ngành, các lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Về thực chất đó là CNH hướng về thị trường cả trong và ngoài nước, dựa trên hiệu quả cạnh tranh và lợi thế so sánh.
+ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải bảo đảm xây dựng nền kinh tế độc lập tự
chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tức là phải tiến hành công nghiệp hóa trong một nền kinh tế mở, hướng ngoại.
+ Đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn với việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
+ Đẩy mạnh CNH, HĐH phải tính đến yêu cầu phát triển bền vững trong tương lai. Tức là phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và cải thiện môi trường...
- Đại hội Đảng X (năm 2006)đã xác định: Do nước ta thực hiện CNH, HĐH khi trên thế giới nền kinh tế tri thức đã phát triển mạnh và sẽ tiếp tục có những bước nhảy vọt nên đẩy
mạnh CNH, HDH gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng
cuả nền kinh tế và CNH, HĐH’’ 34.
- Đại hội XI (2011) bổ sung những nội dung sau về CNH:
+ Đặt nhiệm vụ đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng XHCN35.
+ Nhấn mạnh phải “thực hiện CNH HDH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên,môi trường; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, gắn chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ”36.