1. CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1939
1.2. Trong những năm 1936-1939
1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử
* Tình hình thế giới:
- Từ đầu thập kỷ 30, ở một số nước trên thế giới như Đức, Ý, Tây ban Nha, Nhật đã
ra đời chủ nghĩa phát xít - một nền chuyên chính độc tài, tàn bạo.
- Các thế lực phát xít thế giới đã liên kết thành khối ‘’Trục’’( Trục Béclin- Tokyo- Rôm). Chúng tuyên bố chống QTCS, tiêu diệt Liên xô và phong trào cách mạng vô sản thế giới.
- Trước tình hình đó, Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản họp tại Mátxcơva (25/ 7/1935- 20/8/1935) dưới sự chủ trì của G.Đimitơrốp. (Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu). Đại hội đã nhấn mạnh các vấn đề sau đây:
+ Kẻ thù chủ yếu và nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới chưa phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phátxít.
+ Nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới lúc này chưa phải là đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà là chống chủ
nghĩa phátxít, chống chiến tranh, bảo vệ dân chủ và hòa bình, bảo vệ Liên Xô
+ Về tổ chức: Để thực hiện nhiệm vụ cấp bách đó, giai cấp công nhân các nước trên thế giới phải thống nhất hàng ngũ của mình, phải thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống phátxít và chiến tranh.
19
32 + Đối với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa,mặt trận dân tộc thống nhấtchống đế
quốc có tầm quan trọng đặc biệt.
Những quan điểm mới của Đại hội VII QTCS đã phù hợp với yêu cầu cấp bách của thời cuộc là chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh và tác động mạnh mẽ đến chủ trương, chính sách của các Đảng Cộng sản trên thế giới, trong đó có Đảng Cộng sản Đông
Dương.
- Sau Đại hội VII QTCS, các Đảng Cộng sản đã ra sức phấn đấu thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống phát xít. Đặc biệt, tại Pháp mặt trận Bình dân Pháp được thành lập (bao gồm đảng Cộng sản, Đảng xã hội và Đảng Cấp tiến…) và giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử và đứng ra thành lập chính phủ mới. Chính phủ này đã thông qua một số chính
sách tiến bộ đối với các nước thuộc địanhư: thả tù chính trị phạm, nới rộng một số quyền dân sinh dân chủ…Sự kiện chính trị trên ở Pháp có tác động trực tiếp đến tình hình Đông Dương.
* Tình hình trong nước:
- Đảng Cộng sản Đông Dương đã phục hồi và bước vào thời kỳ cách mạng mới. - Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 tác động xấu đến đời sống của tất cả các giai tầng trong xã hội. Trong khi đó, bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương vẫn ra sức vơ vét và khủng bố nhân dân. Vì vậy, mọi giai tầng trong xã hội lúc này đều mong
muốn cuộc sốngđược cải thiện, dân chủ được thực hiện. Đây là cơ sở để Đảng ta phát động
cao trào cách mạng đòi các quyền dân sinh, dân chủ.
1.2.2. Chủ trương và nhận thức mới của Đảng
* Chủ trương mới của Đảng: Xuất phát từ đặc điểm tình hình Đông Dương và thế giới, vận dụng Nghị quyết Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp Hội nghị lần thứ 2 ( 7/1936), lần thứ 3 (3/1937), lần thứ 4( 9/1937) và lần thứ 5( 3/1938) và đã đề ra những chủ trương mới,đòi quyền dân sinh, dân chủ .
* Nhận thức mới của Đảng vềmối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, phản đế và phản phong trong cách mạng ở Đông Dương: Nhận thức mới thể hiện trong văn kiện
Chung quanh vấn đề chiến sách mới công bố tháng 10-1936 .
- Nội dung của nhận thức mới: Trong văn kiện này, Đảng nêu một quan điểm mới: "Cuộc dân tộc giải phóng không nhất thiết phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa… Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng. Nếu nhiệm vụ đấu tranh chống đế quốc là cần kíp cho lúc hiện thời, còn vấn đề điền địa tuy quan trọng nhưng chưa phải trực tiếp bắt buộc thì có thể tập trung đánh đổ đế quốc rồi sau đó mới giải quyết vấn đề điền địa.’’20. Đó là nhận thức mới
phù hợp với tinh thần trong Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng, bước đầu khắc phục hạn chế của Luậncương chính trị tháng 10-1930. Tuy nhiên, nhận thức mới đúng đắn đó chưa
được khẳng định một cách chắc chắn về lý luận, chưa được thực hiện trên thực tiễn. Có thể
20
33 nói: “Chung quanh vấn đề chiến sách mới đã chớm nở, hé mở ý tưởng mới về sự cấp thiết của cách mạng giải phóng dân tộc’’21. Vì vậy, có thể coi đây là bước đệm chuẩn bị cho sự chuyển hướng chiến lược quyết liệt của Đảng năm 1939.
- Ý nghĩa của nhận thức mới:
+ Có thể nói rằng,các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương trong thời kỳ này đánh dấu bước trưởng thành của Đảng về chính trịvà tư tưởng, thể hiện bản lĩnh và tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảngkhi đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu trước mắt, giữa liên minh công nông và mặt trận dân tộc rộng rãi, giữa dân
tộc và giai cấp, phản đế và phản phong; khi đã đề ra các hình thức đấu tranh linh hoạtđể chuẩn bị cho cuộc đấu tranh cao hơn vì độc lập, tự do.
+ Nhờ nhận thức mới đó, cao trào cách mạng 1936-1939 đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ đã được mở ra.
Tóm lại: Nhìn chung từ 1930 đến 1939, đường lối cách mạng của Đảng đã có bước phát triển đáng kể về chiến lược và phương pháp cách mạng trong điều kiện vấn đề chính quyền chưa đặt ra một cách trực tiếp.