Đường lối trong giai đoạn 1954-1964

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 51 - 55)

2. ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC, THỐNG NHẤT TỔ

2.1. Đường lối trong giai đoạn 1954-1964

2.1.1. Bối cảnh lịch sử của cách mạng Việt nam sau tháng 7/1954

- Theo hiệp định Giơnevơ đã ký kết thì đất nước tạm thời chia cắt làm 2 miền, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời.

+ Ở miền Bắc: Ngày 16/5/1954 toàn bộ quân viễn chinh Pháp rút khỏi miền Bắc. Miền

Bắc được hoàn toàn giải phóng và bước vào công cuộc khôi phục kinh tế, thực hiện các nhiệm vụ còn lại của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhằm tạo tiền đề đưa miền Bắc từng bước quá độ lên CNXH.

+ Ở miền Nam: Đế quốc Mỹ đã hất cẳng Pháp để độc chiếm miền Nam Việt Nam hòng biến nơi đây thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Vì vậy, chống đế quốc Mỹ với chủ nghĩa thực dân mới 29 là nhiệm vụ của cách mạng miền Nam.

29

Chủ nghĩa thực dân mới là khái niệm chỉ việc các nước đế quốc chuyển từ sự trực tiếp mang quân xâm lược,

trực tiếp chiếm đóng và cai trị sang việc sử dụng quân đội bản xứ, chính quyền bản xứ làm tay sai với sự viện

trợ về kinh tế, quân sự của các nước đế quốc và hoàn toàn phụ thuộc vào chúng với danh nghĩa’’ độc lập giả

hiệu’’. Vì vậy, so với chủ nghĩa thực dân cũ thì chủ nghĩa thực dân mới tinh vi và hiểm độc hơn, dễ che đậy bản

LƯỢC (1945-1975)

52 - Đất nước bước sang một trang sử mới khi có những thuận lợi mới nhưng cũng đứng trước rất nhiều khó khăn, phức tạp.

+ Thuận lợi:

Thứ nhất: Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đang ở thời kỳ phát triển mạnh mẽ là chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt nam.

Thứ hai: Miền Bắc đã được hoàn toàn giải phóng và trở thành căn cứ địa chung cho cả nước.

Thứ ba: Thế và lực của cách mạng Việt Nam đã lớn mạnh lên nhiều sau chín năm kháng chiến; nhân dân cả nước có khát vọng mạnh mẽ về độc lập và thống nhất đất nước.

+ Khó khăn:

Thứ nhất: Trong các nước XHCN xuất hiện sự bất đồng mà nổi bật lên là mâu thuẫn Xô - Trung. Mâu thuẫn đó đã làm tổn hại đến phong trào cộng sản thế giới nói chung và cách mạng Việt nam nói riêng.

Thứ hai: Việt nam bước sang trang sử mới khi đất nước bị chia cắt, kinh tế miền Bắc rất

nghèo nàn, lạc hậu; những hậu quả sau cải cách ruộng đất khá nặng nề.

Thứ ba: Mỹ- kẻ thù trực tiếp của chúng ta bây giờ là một siêu cường về kinh tế, quân sự

và kẻ thù đó đã che đậy việc xâm lược miền Nam Việt Nam bằng cách thi hành ở đó chủ nghĩa thực dân mới - một hiện tượng mới mẻ mà để hiểu được nó không phải một sớm, một chiều.

Thứ tư: Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến, xuất phát từ tâm lý sợ các cuộc chiến tranh thế giới, sợ sức mạnh quân sự của Mỹ, dư luận thế giới và các nước XHCN chưa

dám ủng hộ chiến tranh cách mạng ở miền Nam trên quy mô lớn.

- Trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt đó, Đảng ta phải lãnh đạo 2 cuộc cách mạng

khác nhau ở hai miền có chế độ chính trị khác nhau. Đó là một điều rất “đặc biệt” chưa có

trong tiền lệ lịch sử và là đặc điểm lớn nhất của cách mạng Việt nam saunăm 1954.

Đặc điểm bao trùm và các thuận lợi, khó khăn nói trên là cơ sở để Đảng ta phân tích và hoạch định đường lối cho cách mạng Việt nam trong giai đoạn mới .

2.1.2. Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối

* Quá trình hình thành và nội dung đường lối: Yêucầu bức thiết đặt ra cho Đảng ta sau tháng 7/1954 là phải vạch ra được đường lối đúng đắn vừa phù hợp với tình hình mỗi miền, tình hình cả nước vừa phù hợp với xu thế chung của thời đại.

- Tháng 9/1954, Bộ Chính trị ra nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng. Nghị quyết đã đề ra nhiệm vụ chủ yếu trước mắt cho cách mạng hai miền là:

LƯỢC (1945-1975)

53

+ Cách mạng miền Bắc: hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tếđể sớm đưa miền Bắc trở lại bình thường sau chín năm chiến tranh.

+ Cách mạng miền Nam: chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trịđòi thi hành hiệp định Giơnevơ.

- Tháng 12/1957, Hội nghị lần thứ mười ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đánh giá thắng lợi về khôi phục kinh tế và đề ra nhiệm vụ soạn thảo đường lối cách mạng trong giai đoạn mới.

- Từ thực tiễn đau thương của cách mạng miền Nam, đồng chí Lê Duẩn - bí thứ xứ ủy Nam Bộ đã viết ra bản dự thảo “Đường lối cách mạng miền Nam” vào tháng 8/1956 với nội dung cơ bản: Mỹ Diệm đã phá hoại hiệp định. Để chống lại chế độ độc tài, phát xít đó, nhân

dân miền Nam chỉ có một con đường duy nhấtlà con đường cách mạng. Mục đích trước mắt

của cách mạng miền Nam là phải đánh đổ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. “Đường lối cách mạng miền Nam” là một trong những văn kiện quan trọng, góp phần vào sự hình thành đường lối cách mạng Việt nam ở miền Nam của Đảng ta.

- Trên cơ sở “Đường lối cách mạng miền Nam”, tháng 1/1959, hội nghị Trung ương lần thứ 15 đã họp bàn về cách mạng miền Nam ra nghị quyết về cách mạng miền Nam với những nội dung như sau:

+ Về nhiệm vụ của cách mạng Việt nam: Trung ương Đảng nhận định: “Hiện nay cách mạng Việt nam do Đảng ta lãnh đạo bao gồm hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng DTDCND ở miền Nam’’.

+ Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam: giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam.

+ Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam: Đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài

Ngô Đình Diệm, thành lập chính phủ liên hiệp dân tộc.

+ Về phương pháp cách mạng: Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Dùng bạo lực cách mạng để đánh đổ bạo lực phản cách mạng, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Tuy nhiên, cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu

tranh vũ trang lâu dàiđể giành thắng lợi cuối cùng.

+Về vấn đề mặt trận: Hội nghị chủ trương cần phải thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất riêng ở miền Nam để tập hợp lực lượng chống đế quốc và tay sai.

+ Về công tác xây dựng Đảng ở miền Nam: Phải xây dựng Đảng bộ miền Nam thật vững mạnh để đủ sức lãnh đạo trực tiếp cách mạng miền Nam.

Đường lối của hội nghị TW lần thứ 15 có ý nghĩa lịch sử to lớn. Đường lối đã xoay chuyển cục diện cách mạng miền Nam theo chiều hướng tích cực, mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên. Đường lối thể hiện rõ bản lĩnh cách mạng độc lập, tự chủ, sáng tạo của

LƯỢC (1945-1975)

54 Đảng ta trong thời điểm khó khăn của đất nước. Đường lối đó tiếp tục được hoàn chỉnh tại Đại hội III của Đảng.

- Tháng 9/1960, Đại hội III của Đảng thông qua đường lối chiến lược cách mạng Việt nam trong giai đoạn mới. Đó là đường lối tiến hành đồng thời 2 nhiệm vụ chiến lược ở 2

miền: Một là, đẩy mạnh cách mạng XHCN ở miền Bắc. Hai là, tiến hành cách mạng

DTDCND ở miền Namđể giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà.

+ Mục tiêu chiến lược và đặc điểm của đường lối: 2 miền có 2 nhiệm vụ chiến lược khác nhau, mỗi nhiệm vụ nhằm giải quyết yêu cầu cụ thể của mỗi miền trong hoàn cảnh nước nhà tạm thời bị chia cắt nhưng nhưng đều phục vụ một mục đích chung là giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện mục tiêu

chung trước mắt là thống nhất đất nước và đều do một Đảng lãnh đạo.

+ Mối quan hệ giữa cách mạng hai miền: Do cùng phục vụ cho mục đích chung và đều do một Đảng lãnh đạo nên giữa 2 nhiệm vụ chiến lược đó có mối quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau.

+ Vị trí, vai trò, nhiệm vụ cụ thể của từng chiến lược cách mạng ở mỗi miền: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt nam và đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếpđối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.

+ Triển vọng của cách mạng: cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của nhân dân ta là cuộc đấu tranh gay go, gian khổ, phức tạp, lâu dàinhưng thắng lợi cuối cùng nhất định thuộc về ta, Nam Bắc sum họp một nhà, cả nước sẽ đi lên CNXH.

* Ý nghĩa của đường lối:

- Đường lối đó thể hiện tư tưởng chiến lược của Đảng: giương cao ngọn cờ độc lập dân

tộc và chủ nghĩa xã hội, vừa phù hợp với Miền Bắc vừa phù hợp với Miền Nam, vừa phù hợp với cả nước Việt Nam vừa phù hợp với tình hình quốc tế nên đã tạo ra được sức mạnh tổng

hợpđể dân tộc ta đủ sức đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.

- Đặt trong bối cảnh Việt nam và quốc tế lúc bấy giờ, đường lối chung của cách mạng Việt nam đã thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo của Đảng ta trong việc giải quyết

những vấn đề không có tiền lệ lịch sử. Có thể nói, đường lối đó là lời giải duy nhất đúng cho bài toán hóc búa của cách mạng Việt nam lúc bấy giờ.

- Đường lối chiến lược chung cho cả nước và đường lối cách mạng ở mỗi miền là cơ sở để Đảng chỉ đạo quân dân ta phấn đấu giành được những thành tựu to lớn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thắng lợi chống các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam.

LƯỢC (1945-1975)

55

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)