GIAI ĐOẠN 2001 – 2005
I. Mục tiêu chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước giaiđoạn 2001 - 2005 đoạn 2001 - 2005
1. Chính sách thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước
Trong giai đoạn đổi mới, các chính sách thực hiện chuyển đổi sở hữu lần lượt được ban hành, thay thế và bổ sung cho nhau nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật có liên quan. Cụ thể là:
- Quyết định số 202/QĐ-HĐBT của Chính phủ ngày 8 tháng 6 năm 1992 về thí điểm CPH một số DNNN. Sau một thời gian thực hiện thí điểm CPH, Nghị định số 28/NĐ-CP tháng 5 năm 1996 được ban hành về việc chuyển một số công ty nhà nước thành công ty cổ phần. Năm 1998, với Nghị quyết số 08/NQ-CP, Chính phủ chính thức quyết định thực hiện thí điểm ở phạm vi rộng hơn các hình thức giao, bán DNNN có quy mô nhỏ, không có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển kinh tế - xã hội, không thuộc diện Nhà nước phải quản lý. Sang năm tiếp theo, Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về giao, bán DNNN cũng được ban hành. Mục tiêu của nghị định là quy định trình tự thủ tục bán, giao doanh nghiệp, xây dựng cơ chế chính sách nhằm khuyến khích tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, tận dụng nguồn tài sản đã có sẵn ở các doanh nghiệp để tiếp tục duy trì và phát triển sản xuất. Nghị định này cũng xác định đối tượng thực hiện giao, bán là những DNNN có quy mô nhỏ (vốn dưới 5 tỷ đồng), không có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển kinh tế của đất nước và Nhà nước không nhất thiết phải quản lý chúng. Với Nghị định này, Chính phủ chủ trương ưu tiên giao, bán doanh nghiệp cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp.
- Một thời gian sau khi thực hiện Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ thì Nghị định số 49/2002/NĐ-CP ngày
24 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 103 về giao và bán doanh nghiệp được ban hành. Tháng 6 năm 2002, nghị định số 64/2002/NĐ-CP của Chính phủ đã cụ thể hoá thêm những thủ tục, quy định rõ hơn một số nội dung của quá trình CPH DNNN. Trong nội dung của nghị định, một chủ trương quan trọng liên quan tới việc giao và bán DNNN được tiếp tục khẳng định. Đó là những DNNN có vốn Nhà nước dưới 5 tỷ đồng không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mà không cổ phần hóa được thì sẽ cho bán và giao. Như vậy, việc tiến hành bán và giao doanh nghiệp sẽ được tiến hành phức tạp hơn, trước tiên phải tổ chức CPH và chỉ rõ không thể CPH được mới có thể thực hiện chuyển đổi sở hữu bằng giao và bán DNNN.
- Để đẩy mạnh hơn nữa công tác đổi mới DNNN đặc biệt là chuyển đổi sở hữu, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã ban hành năm 2004, khẳng định: Rà soát, thu hẹp hơn nữa diện doanh nghiệp mà Nhà nước giữ 100% vốn hoặc có cổ phần chi phối, kiên quyết đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi sở hữu DNNN... Trên cơ sở này, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 155/2004/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2004 về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại công ty Nhà nước và công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Nhà nước, thay thế Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg. Tiếp đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần thay thế nghị định số 64/2002/NĐ-CP nhằm khắc phục một số vướng mắc mới nảy sinh. Nghị định số 49/2002/NĐ-CP sau một thời gian đi vào thực tiễn xuất hiện nhiều điểm không phù hợp nên Thủ tướng Chính phủ đã có Nghị định số 80/2005/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2005 về giao, bán DNNN thay thế Nghị định số 49.
Trong quá trình thực hiện chuyển đổi sở hữu DNNN, rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành nhằm hướng dẫn quá trình chuyển đổi đi theo đúng định hướng. Nền kinh tế luôn vận động biến đổi không ngừng và các DNNN cũng vậy, luôn vận động sao cho hoạt động
sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả nhất. Do đó không có một văn bản pháp luật nào là chuẩn tắc cho mọi thời kỳ hay cơ chế chính sách về chuyển đổi sở hữu luôn phải được hoàn thiện để thích nghi với thực tiễn cuộc sống.
2. Mục tiêu chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2001– 2005
Hàng năm, các Bộ, ngành, địa phương tiến hành phân loại, sắp xếp lại các DNNN thuộc diện phải tiến hành chuyển đổi sở hữu. Từ đó các Bộ, ngành, địa phương xây dựng thành các đề án về sắp xếp, đổi mới DNNN để trình lên Chính phủ đề nghị xem xét và xét duyệt. Các cơ quan thực hiện chức năng xét duyệt các đề án chuyển đổi sở hữu bao gồm Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Lao động thương binh Xã hội. Hàng năm, căn cứ theo yêu cầu và tính cần thiết phải chuyển đổi sở hữu DNNN, các Bộ, ngành, địa phương sẽ trình lên ba cơ quan kể trên xin xét duyệt. Ba Bộ cùng nhau xem xét và duyệt những đề án khả thi, có phương án sắp xếp lao động tối ưu và phù hợp với yêu cầu của mục tiêu chuyển đổi sở hữu. Số lượng các đề án được thông qua chính là con số chỉ tiêu kế hoạch của năm trong việc thực hiện kế hoạch chuyển đổi sở hữu.
Bên cạnh đó, để xác định mục tiêu chuyển đổi sở hữu DNNN, các Bộ, ngành, địa phương cũng phải dựa vào những căn cứ sau:
- Tính chất định tính của khu vực DNNN: Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định trong nền kinh tế, KTNN phải thực hiện tốt vai trò chủ đạo. Mà DNNN là một bộ phận quan trọng cấu thành nên KTNN do đó, DNNN cũng phải giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Nhưng DNNN không cần giữ vai trò chủ đạo ở tất cả các ngành, địa phương mà chỉ chủ đạo ở những ngành nào quan trọng, cần thiết. Ngay cả trong những ngành mà DNNN đóng vai trò chủ đạo thì cũng không nhất thiết chủ đạo bằng tỷ trọng áp đảo mà chủ yếu ở hiệu quả tổ chức, hoạt động liên kết…
- Tính chất định lượng của DNNN: bước sang giai đoạn mới sau năm 2000, nhiều yếu tố đã thay đổi như môi trường kinh doanh ngày càng bình đẳng, Nhà nước không trợ cấp, không ưu đãi cho DNNN như trước, hội nhập quốc tế ngày càng sâu đòi hỏi phải xoá bỏ từng bước các rào cản cạnh tranh nội địa và quốc tế… Do đó về định lượng, DNNN chắc chắn sẽ chỉ tăng về số tuyệt đối còn về số tương đối, sang thời kỳ sau sẽ giữ nguyên và
có xu hướng giảm dần. Xu hướng giảm tỷ trọng của DNNN là hợp lý và điều này không ảnh hưởng đến vai trò, vị trí của KTNN và vai trò quản lý, điều hành nền kinh tế của Nhà nước nói chung.
- Về cơ cấu, DNNN sẽ được cơ cấu theo hướng chỉ còn lại chủ yếu những doanh nghiệp có quy mô lớn, vừa với tỷ lệ sản xuất GDP trong công nghiệp là chính, còn các DNNN trong nông nghiệp và thương mại sẽ chỉ còn lại một số chủ yếu hoạt động vì mục đích công ích.
Từ đó, trong giai đoạn 2001 – 2005 kế hoạch chuyển đổi sở hữu DNNN được thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2: Kế hoạch thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2001 – 2005
Đơn vị: doanh nghiệp
Năm Hình thức 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 342 286 1026 827 780 CPH 240 191 907 765 724 Các tỉnh 133 98 582 454 214 Các ngành 91 82 259 222 128 Tổng công ty 26 21 66 89 52 Giao 50 57 78 35 25 Các tỉnh 22 29 39 18 12 Các ngành 17 15 22 12 9 Tổng công ty 11 13 17 5 4 Bán 52 38 41 27 30 Các tỉnh 27 19 19 11 13 Các ngành 12 10 12 9 10 Tổng công ty 13 9 10 7 7