IV. Kinh nghiệm chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc
1. Bối cảnh thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc
Cải cách xí nghiệp quốc hữu ở Trung Quốc được bắt đầu sau Hội nghị Trung ương lần thứ 3 khoá XI của Đảng cộng sản Trung Quốc (tháng 12 năm 1978). Mặc dù Chính phủ Trung Quốc đã có nhiều nỗ lực trong việc tạo cơ chế cho các xí nghiệp quốc hữu thích nghi với cơ chế thị trường, song nhìn chung hoạt động của các xí nghiệp quốc hữu vẫn còn kém hiệu quả. Nguyên nhân của những yếu kém là:
- Hiệu quả kinh tế không phải là mục tiêu duy nhất mà các xí nghiệp quốc hữu theo đuổi. Bên cạnh mục tiêu hiệu quả kinh tế, xí nghiệp quốc hữu còn phải theo đuổi một số mục tiêu xã hội như bảo đảm việc làm, việc sa thải lao động là một hành động rất khó thực hiện.
- Mức độ chênh lệch thu nhập không cao giữa xí nghiệp có hiệu quả và không có hiệu quả, vì vậy không những không khuyến khích được người lao động mà còn hạn chế cả luồng luân chuyển lao động, đặc biệt là lao động trí tuệ.
- Những khó khăn trong việc tìm nguồn vốn, tìm kiếm và tuyển dụng nhân tài... đã làm cho các xí nghiệp quốc hữu khó có thể tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế của mình.
quốc hữu. Hầu hết các xí nghiệp quốc hữu đều do Nhà nước đầu tư trong thời gian trước do vậy cơ cấu tài sản được đầu tư có thể không phù hợp với chiến lược kinh doanh trong nền kinh tế thị trường của xí nghiệp.
- Trình độ quản lý xí nghiệp yếu kém. Chuyển sang hoạt động trong cơ chế thị trường với những điều kiện mới nhưng đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở các xí nghiệp quốc hữu vẫn chủ yếu là những người cũ với nếp nghĩ và tư duy cũ.
Với những hạn chế nêu trên chính là lí do khiến 2/3 DNNN ở Trung Quốc được lên kế hoạch chuyển đổi sở hữu theo hướng dẫn của Luật Công ty Trung Quốc. Luật Công ty được ban hành năm 1993 nhằm mục tiêu không chỉ đưa ra một hình thức pháp lý mới cho các nhà đầu tư mà còn hỗ trợ cho việc cải cách các xí nghiệp quốc hữu theo hướng chế độ xí nghiệp hiện đại.