Các hình thức và nội dung cải cách DNNN tại Trung Quốc

Một phần của tài liệu k2316 (Trang 29 - 30)

IV. Kinh nghiệm chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc

2. Các hình thức và nội dung cải cách DNNN tại Trung Quốc

Cải cách DNNN ở Trung Quốc được chia làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm và mục tiêu riêng do điều kiện cụ thể quyết định. Nếu giai đoạn thứ nhất nhằm mở rộng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp về cơ bản vẫn trên nền cơ chế kế hoạch hoá tập trung thì trong giai đoạn thứ hai thực hiện hệ thống trách nhiệm của doanh nghiệp. Giai đoạn thứ ba gắn với việc thiết lập cơ chế thị trường xã hội chủ nghĩa, cải cách sở hữu đối với các DNNN vừa và lớn, mỗi giai đoạn đều tổ chức thí điểm và rút kinh nghiệm.

Việc cải cách DNNN được tiến hành theo các hướng sau:

- Sắp xếp lại tài sản: trong cơ chế kế hoạch hoá trước đây, do doanh nghiệp phải đảm nhận nhiều chức năng, theo đuổi nhiều mục tiêu, tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản kinh doanh và tài sản phi kinh doanh. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tập trung vào mục tiêu quan trọng nhất của mình trong cơ chế thị trường, trước hết cần phải tách phần tài sản phi kinh doanh của các doanh nghiệp. Phần này có thể giao lại cho chính quyền quản lý hoặc tách ra thành đơn vị độc lập. Phần tài sản còn lại sẽ được xử lý theo cơ chế thị trường, nghĩa là phải phân định tiếp loại tài sản có hiệu

quả và tài sản không có hiệu quả để tiếp tục sử dụng hoặc thanh lý.

- Sắp xếp lại các khoản vay: cũng như ở các nước có nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây, các khoản nợ ngân hàng của doanh nghiệp rất lớn, tỷ trọng nợ khó đòi, nợ quá hạn tương đối cao. Tỷ trọng nợ khó đòi cao đã làm cho khả năng vay nợ của doanh nghiệp rất kém dẫn đến doanh nghiệp không thể có hy vọng vay tín dụng đầu tư chiều sâu để đổi mới sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp. Một giải pháp được đưa ra xử lý là chuyển các khoản nợ này thành vốn góp, ngân hàng từ vị trí chủ nợ sang vị trí cổ đông của doanh nghiệp.

- Sắp xếp lại sản phẩm: Đây là giải pháp cơ bản để chuyển doanh nghiếp sang hoạt động theo cơ chế thị trường. Trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu thị trường, khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp phải xác định lại cơ cấu sản phẩm của mình để đạt hiệu quả cao nhất.

- Sắp xếp lại lao động: lao động dôi dư là vấn đề có tính phức tạp trong quá trình cải cách, đặc biệt khi hệ thống bảo hiểm thất nghiệp chưa thực hiện được chức năng của mình. Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc đưa ra biện pháp “ba người cùng gánh vác”, đó là chính quyền, bảo hiểm ở địa phương và doanh nghiệp.

- Sắp xếp lại quan hệ phân phối: việc xác định lại quan hệ phân phối trong doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng vì đây chính là vấn đề để thống nhất lợi ích của các nhóm trong doanh nghiệp. Quan hệ phân phối mới đa dạng hơn, không chỉ phân phối theo kết quả lao động mà còn phân phối theo cả sự đóng góp về vốn, về trí tuệ.

Một phần của tài liệu k2316 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w