Giới thiệu các thiết bị gia công cơ học:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập Tìm hiểu quy trình chế biến mủ cao su tại xí nghiệp cao su Xà Bang (Trang 30 - 42)

Đặc tính kỹ thuật: Công suất vận hành: 2,000 Kg mủ qui khô/h. Khung máy bằng thép định hình hàn ghép lại, có 4 bánh xe bằng gang dùng di chuyển trên ray dọc theo mương đánh đông. Trục cán bằng gang D432 x 1,762mm, vỏ trục bằng thép carbon, bạc đạn 23220 SKF. Hộp giảm tốc cấp 1 loại trục vít – bánh vít GTV 120, cấp 2 loại bánh răng trụ, răng nghiêng. Động cơ 7.5 KW (10 Hp), 1,450 v/p, 380V 3P, lớp cách điện F. Kích thước máy 1,920 x 1,640 x 2,550, nặng 2,500 kg.

Hình 2.7: Máy cán kéo

 Mục đích sử dụng: dùng cán thô khối mủ đông từ mương để ép bỏ bớt serum. Khối mủ sau khi cán sẽ có chiều dày từ 60 ~ 70mm.

 Quy trình vận hành:

 Kiểm tra giữa 2 trục cán không có vật lạ.

 Kiểm tra nguồn điện cung cấp 3 pha và bảo đảm có dây nối đất tốt.  Bật công tắc chính cho máy hoạt động.

 Nạp khối mủ trong mương vào máy.  Nhấn nút vận hành cho máy hoạt động.

 Trường hợp có sự cố xảy ra nhấn ngay công tắc khẩn cấp.  Báo ngay cho người phụ trách đến kiểm tra.

o Cho khối mủ đông chạy hết qua khỏi trục cán

o Nhấn nút dừng máy.

o Tắt CB chính.

 Làm vệ sinh máy sạch sẽ khi máy ngừng hẳn.

2.3.2.2. Máy cán 1, 2, 3 (Creper 1, 2, 3):

- Đặc tính kỹ thuật: Công suất cán 2,000 Kg mủ qui khô/h. Khung máy bằng gang xám thiết kế vững chắc, có lắp các chân đệm chống rung. Trục cán kích thướ ục cán hình thoi, rảnh rộng 2.5, sâu 2.5. Ổ bạc đạn bằng gang xám, mặt trên có lắp ống bơm mỡ bò, bạc đan 22226E có 2 dãy bi. Điều chỉnh ke hở trục cán bằng vít-me. Motor 30Kw 1,450 v/p. Hộp giảm tốc kiểu trục vít – bánh vít có tỷ số truyền I=1:30. Từ motor truyền động ra hộp giảm tốc bằng curoa, từ hộp giảm tốc ra trục cán bằng khớp nối xích. Trọng lượng máy 4,500 Kg.

- Quy trình vận hành:  Trước khi vận hành:

o Kiểm tra khe hở giữa 2 trục cán bảo đảm không có vật lạ hay mủ kẹt.

o Kiểm tra nguồn điện cung cấp 3 pha và bảo đảm có dây nối đất tốt.

o Kiểm tra các thiết bị che chắn an toàn.

o Mở van nước.  Khi vận hành:

o Ấn công tắc khởi động chờ đạt đến tốc độ định mức. Thứ tự vận hành: từ Máy cán 3 mở ngược về trước.

o Ấn công tắc vận hành băng tải để đưa tờ mủ vào giữa 2 trục cán.

o Khi máy ngưng hoạt động bất ngờ do mất điện .v.v. phải cắt tờ mủ ra khỏi máy và cho máy chạy ngược lại để lấy tờ mủ ra. Khi khởi động trở lại phải thực hiện các thao tác vận hành như trên.

 Tắt máy:

o Trước khi tắt máy phải cho máy cán hết mủ trong máy mới được tắt máy. Tắt máy theo thứ tự ngược lại.

o Vệ sinh lấy hết mủ thừa trong máy ra và xịt rửa sạch sẽ nước serum còn bám vào máy và băng tải.

o Khi có sự cố phải tắt máy và báo ngay cho người phụ trách đến kiểm tra.

Hình 2.8: Máy cán 1,2,3.

2.3.2.3. Máy băm tinh (Shredder):

- Đặc tính kỹ thuật: Công suất vận hành 2,000 Kg mủ qui khô/h. Khung bệ máy được chế tạo từ thép tấm d = 14 ~ 20mm và thép hình. Trục cán có kích thước D360 x L760mm, trục cấp liệu có kích thước D125 x L762mm. Bạc đạn trục cán SKF 22226 EK, gối đỡ SKF SNH-526 TG, bạc đạn trục cấp liệu SKF 22211 EK. Hộp giảm loại bánh răng nghiêng I=120.7. Động cơ truyền động trục cán 45KW 1,450 v/p, 3P 380/660V. Động cơ truyền động trục cấp liệu công suất 3.7 KW 1,450 v/p 3P 220/380V. Trọng lượng mày 3,200 Kg.

Hình 2.9: Máy băm tinh.

- Quy trình vận hành:  Trước khi vận hành:

o Trước khi vận hành phải kiểm tra xem có người đang làm việc trên máy và trên trục dẫn liệu không.

o Kiểm tra nguồn điện cung cấp 3 pha và bảo đảm có dây nối đất tốt.

o Kiểm tra trục dẫn liệu và trục chính xem có vật lạ và mủ kẹt không.

o Kiểm tra các thiết bị che chắn an toàn.

o Mở van nước.  Vận hành:

o Ấn công tắc khởi động trục chính chờ đạt tới tốc độ quy định.

o Cho máy chạy không tải trong 1 – 2 phút để kiểm tra xem có tiếng động lạ khác thường không.

o Ấn công tắc trục dẫn liệu.

o Ấn công tắc băng tải để đưa tờ mủ vào máy.

o Kiểm tra mức tải của động cơ (nếu quá tải phải giảm tốc độ nạp nguyên liệu).

o Ấn công tắc tắt băng tải và trục dẫn liệu trước, cho máy chạy không tải khoảng 1 phút để đảm bảo trong máy đã hết mủ, sau đó mới tắt máy chính.

o Khi máy ngưng họat động bất ngờ do có sự cố, phải cắt tờ mủ ra khỏi máy và thực hiện các thao tác vận hành như từ đầu

o Làm vệ sinh khi máy đã ngừng hẳn.

Chú ý: phải mở nước trước mới vận hành máy sau.

2.3.2.4. Máy bơm cốm (Granule Transfer Pump):

- Đặc tính kỹ thuật: Công suất bơm 3,000 Kg DRC/h. Khung bệ chính được chế tạo từ thép định hình và thép tấm. Đầu bơm bằng Inox 304, đầ

đầu đẩy ằng Inox, được thiết kế đặc biệt sao cho khi bơm côm không bị nén cục. Trục bơm bằ ạc đạn 22211EK. Bơm được dẫn động bằng Motor 15KW, 2,900 v/p, 3P 380V qua pulley và V-Belt.

Hình 2.10: Máy bơm cốm.

- Quy trình vận hành:  Trước khi vận hành:

o Xả nước vào hồ đầy đúng mức quy định để bơm hoạt động không bị thiếu hụt nước.

o Kiểm tra nguồn điện cung cấp 3 pha và bảo đảm có dây nối đất tốt.  Vận hành:

o Ấn công tắc khởi động, chú ý kiểm tra việc rò rỉ nước ớ các ống nước và đệm làm kín.

Chú ý: không cho bơm hoạt động khi không có nước.

 Tắt bơm:

o Khi tắt bơm phải đảm bảo mủ đã hết không còn trong bơm và trên sàn rung.

2.3.2.5. Băng tải (Belt conveyor):

- Đặc tính kỹ thuật: Khung chính bằng Inox định hình. Băng tải bằng cao su

2 lớp bố, bề mặt nhám, rộng 700mm. Trống quay bằ ợc

hàn với trục Inox. Con lăn bằ ạc đạn 203 SKF, UC208. Hệ thống dẫn động là Motor 1.5KW và hộp số vô cấp, dẫn động trống quay bằng bộ truyền xích và bánh xích. Tấm che nước bên dưới bằng nhôm dày 2mm.

- Quy trình vận hành:

 Kiểm tra trên băng tải không có vật lạ.

 Kiểm tra nguồn điện cung cấp 3 pha và bảo đảm có dây nối đất tốt.  Bật công tắc máy cán trước.

 Bật công tắc cho băng tải hoạt động.  Cho tờ mủ vào băng tải.

 Luôn kiểm tra băng tải hoạt động có đều không.

 Khi có sự cố xảy ra phải báo ngay cho người phụ trách đến kiểm tra.  Vệ sinh băng tải hàng ngày trước khi xuống ca.

- Đặc tính kỹ thuật: Cấu tạo bao gồm khung sàn rung có kết cấu vững chắc, sàn lưới rung có kích thước 1.2 x 2,4m, phễu phân phối bằng Inox 304 dày 1.5mm.

- Quy trình vận hành:  Trước khi vận hành:

o Kiểm tra sàn rung phiểu nạp lấy hết các vật lạ trước khi hoạt động.

o Kiểm tra nguồn điện cung cấp 3 pha và bảo đảm có dây nối đất tốt.  Vận hành:

o Ấn công tắc khởi động và sau đó kiểm tra sàn rung có bị nghẹt mủ không, hoặc trong lúc hoạt động có tiếng kêu lạ khác thường, nếu có phải bao ngay cho người phụ trách đến kiểm tra.

o Làm vệ sinh khi máy đã ngừng hẳn.

Chú ý: sàn rung phải vận hành trước khi bơm chuyển cốm hoạt động

Hình 2.11: Sàn rung.

2.3.3. Giới thiệu các thiết bị quá trình cân, ép bành và đóng gói: 2.3.3.1. Cân điện tử: 2.3.3.1. Cân điện tử:

- Đặc tính kỹ thuật: Cân kỹ thuật số 60 Kg, bàn cân có kích thước 600 x 600, điện áp sử dụng 220 ~ 240 VAC.

- Quy trình vận hành:

 Điều chỉnh bọt nước ngay chính giữa vòng tròn.  Không để bất cứ vật gì trên bàn cân.

 Ấn công tắc ON dãy số sẽ hiện lên sau 3 giây.  Ấn nút “Mode” để chọn “kg”, “db” hoặc zero.

 Đặt cao su lên bàn cân đến khi đúng trọng lượng yêu cầu.  Ấn công tắc OFF khi muốn cân ngưng họat động.

Chú ý: khi mặt hiện số xuất hiện chữ E nghĩa là cân đã bị quá tải phải lấy bớt trọng lượng khỏi bàn cân.

2.3.3.2. Máy ép bành:

- Đặc tính kỹ thuật: Công suất 2,500 ~ 3,000 Kg/h. Khung máy được chế tạo bằng thép tấm và thép hinh bằng phương pháp ghép hàn, chịu được lực ép 200 tấn. Thùng ép được ghép hàn từ thép tấm carbon cao, kích thước 350 x 690 x 450mm. Áp suất làm việc 2,800 PSI (193 Bar), áp suất Max 3,000 PSI (206 Bar). Dầu thủy lực khaong3 550 ~ 600 lít, SAE10. Hệ thống giải nhiệt dầu bằng nước, đảm bảo nhiệt độ dầu ≤ 50oC. Động cơ 7.5KW, 1,450 V/p, 3P – 380V. Kích thước máy 2,950 x 1,550 x 2,880mm, thùng dầu 1,600 x 1,550 x 750mm. Trọng lượng 3,500Kg.

Hình 2.12: Máy ép bành.

- Quy trình vận hành:  Trước khi vận hành:

o Kiểm tra mức dầu thủy lực SAE 10 trong thùng có nằm trong vạch quy định không. Nếu không đủ dầu cần châm thêm.

o Kiểm tra sơ bộ đầu nối các ống dẫn dầu thủy lực có bị ró rỉ.

o Kiểm tra và bôi trơn các bộ phận di động.

o Kiểm tra đèn báo nguồn 3 pha cung cấp vào máy.  Khi vận hành:

o Nhấn nút khởi động động cơ cho chạy không tải trong vài phút.

o Điều chỉnh thời gian ép từ 10 ~ 15s.

o Mở Valve nước giải nhiệt dầu thủy lực.

o Vặn nút điều khiển qua vị trí Manual.

o Ấn nút LEFT hoặc RIGHT, thùng sẽ di chuyển ra ngoài về bên trái hoặc phải và ngưng lại khi đụng mức giới hạn.

o Quét một lớp mỏng dầu cao su chống dính thùng và cho cao su cốm đã cân vào thùng.

o Ấn nút LEFT hoặc RIGHT, thùng sẽ di chuyển vào giữa ngay bàn ép và tự động ngưng lại khi đụng mức giới hạn.

o Ấn nút DOWN, bàn ép sẽ di chuyển xuống ép mủ, áp lực bơm từ 2,000 ~ 2,500 PSI. Hết thời gian ép cài đặt, bàn ép tự động rút lên và ngưng lại. Sau đó thùng tự động di chuyển ra ngoài, bàm ép rút lên làm các chốt đẩy trong bàn ép sẽ đẩy bành mủ rơi xuống các con lăn giữa 2 thùng ép và bị đẩy ra băng tải.

o Quy trình được lặp lại như trên khi bỏ mủ mới vào thùng ép.

o Trong quá trình hoạt động chú ý theo dõi chỉ số đồng hồ áp suất và thời gian ép đúng quy định.

 Khi tắt máy:

o Trước khi tắt máy phải đợi máy chạy hết chu trình ép mới nhấn nút tắt động cơ.

o Khóa Valve nước giải nhiệt dầu thủy lực.  Các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động:

o Không được tự ý sửa chữa, tháo ráp thay đổi các linh kiện máy.

o Công nhân vận hành máy không được tự ý điều chỉnh thông số vận hành

máy.

o Nhân viên kỹ thuật điện phải đảm bảo máy luôn được tiếp đất tốt.

o Tuyệt đối không đưa tay vào khu vực ép khi bàn ép đang hoạt động.

o Chỉ được làm vệ sinh máy khi máy đã ngừng hẳn và tắt CB tổng.

Chú ý: tại Nhà Máy Xà Bang các máy ép bành luôn được đặt ở vị trí bán tự động, phải thao tác nút LEFT, RIGHT, DOWN bằng tay, quá trình ép sau đó diễn ra tự động.

2.3.3.3. Thiết bị đóng gói:

- Đặc tính kỹ thuật: Băng tải có kích thước 2 x 0.4m, dày 0.8mm. Mặt băng tải trơn, không gai và có 2 lớp bố. Tốc độ băng tải khoảng 8 ~ 12m/phút. Motor 2.2KW, được dẫn động bằng hệ thống hộp số vô cấp.

Hình 2.13: Thiết bị đóng gói.

- Vận hành băng tải:

 Kiểm tra trên băng tải có bị kẹt vật lạ không.

 Nhấn nút ON để chạy băng tải và nút OFF để ngưng băng tải.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua một thời gian thực tập công nhân tại Xí nghiệp cao su Xà Bang cùng với sự hướng dẫn của thầy cô và các anh chị cán bộ kỹ thuật trong công ty, em đã hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp một cách thuận lợi và suôn sẻ.

Quá trình thực tập đã giúp em càng hiểu thêm về các dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, đồng thời trang bị thêm cho mình kiến thức cần thiết để sau này ra trường làm việc. Qua đây em xin có một số nhận xét và kiến nghị về xí nghiệp như sau:

- Ưu điểm:

 Nhân sự được bố trí hợp lí với cơ cấu gọn nhẹ.

 Máy móc đáp ứng được nhu cầu sản xuất cao, tổn thất nhiên liệu thấp, được bảo quản trong nhà xưởng có điều kiện, diện tích thích hợp.

 Quy trình sản xuất sạch, chất thải được đưa qua quy trình xử lí nước thài trước khi đưa ra môi trường, đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường

- Nhược điểm:

 Nguồn nhập cao su của công ty còn hạn chế dẫn tới 1 dây chuyền sản xuất phải tạm dừng hoạt động.

 Vấn đề xử lí mùi hôi tại dây chuyền sản xuất mủ tạp chưa được đảm bảo nên gây mùi hôi lan tràn cả những khu vực không sản xuất và khu sản xuất mủ tinh.

Kiến nghị

- Công ty nên tìm thêm những nguồn nhập mủ cao su mới, đáp ứng đủ nhu

cầu về sản xuất.

- Áp dụng các phương pháp xử lí và kiểm soát mùi hôi chặt chẽ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Tài liệu của Nhà máy cao su Xà Bang. 2. Cao su

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập Tìm hiểu quy trình chế biến mủ cao su tại xí nghiệp cao su Xà Bang (Trang 30 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)