Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có vị trí hết sức quan trọng trong việc sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến. hộ là những người tập hợp được lực lượng nghiên cứu và phát minh khoa học có giá trị. Việc bòi dưỡng và lựa chọn cán bộ khoa học- kỹ thuật được tiến hành thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt đông thực tiễn. Từ đó phát hiện ra những năng khiếu, phẩm chất tâm lý đặc biệt mà tuyển chọn họ nhằm bồi dưỡng cho họ có đủ trình độ, học vấn, năng lực chuyên môn, uy tín nghề nghiệp… Nghĩa là cần lấy thực tài chứ không thể tuyển chọn một cách ồ ạt bỏ qua năng lực, sở trường của họ mà điều quan trọng hơn cả là tìm được người có tài được bộc lộ qua hoạt động thực tiễn. Để có được những nhà quản lý kinh doanh giỏi chúng ta cần mở rộng việc tuyển chọn cán bộ quản lý, chuyên gia và người tài từ mọi khu vực và các thành phần kinh tế. Cho nên trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ phải chú ý đến đổi mới toàn diện nội dung chương trình.
6.Tổ chức tốt công tác khoán và hợp đồng lao động.
Thực hiện khoán và hợp đồng là sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động. Hiện nay có hai hình thức khoán cơ bản là khoán công việc cho từng tổ nhóm, người lao động và khoán sản phẩm cuối cùng cho từng tổ nhóm, người lao động và hộ gia đình. Tuỳ theo tính chất của từng công việc, sản phẩm trình độ tổ chức của cán bộ mà các hình thức khoán trong nông nghiệp cũng khác nhau. Nhưng dù áp dụng hình thức nào thì vẫn rất cần công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của cán bộ quản lý ngành nông nghiệp không để tình trạng khoán trắng sẽ làm giảm hiệu quả của công tác khoán. Hoàn thành việc giao đất
giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho từng hộ gia đình, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nông dân chuyển đổi ruộng đất để từng bước xoá bỏ tình trạng đất manh mún. Cho phép chuyển một phần hợp lý đất trồng lúa sang làm vườn và nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Tăng cường đầu tư vào thuỷ lợi để mở mang vùng sản xuất mới, tăng vụ và tăng thâm canh, sẽ tuyển thêm lao động giải quyết được một lực lượng lao động lớn. Cùng với đó là thực hiện hợp đồng lao động với người lao động dưới dạng văn bản hoặc bằng miệng (đối với công việc có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới 3 tháng và đối với lao động giúp việc gia đình). Nội dung của hợp đồng lao động bao gồm những qui định về các quan hệ lao động cơ bản như: công việc phải làm, tiền lương và tiền công, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện an toàn và vệ sinh lao động, bảo hiểm lao động xã hội với người lao động. Đây là cơ sở nhằm sử dụng đầy đủ hợp lý nguồn lao động trong nông nghiệp nông thôn.
7.Cải tiến tổ chức lao động, thực hiện thù lao lao dộng hợp lý.
Áp dụng những đòn bẩy kinh tế để kích thích lao động, từng bước nâng cao đời sống của người lao động. Tiền lương là một đòn bẩy quan trọng góp phần nâng cao tính tích cực của người lao động bởi tiền lương là giá cả của sức lao động. Cần phải xây dựng qui chế tiền lương vừa phải phù hợp với nguyên tắc của thị trường lao động vừa phải đảm bảo quyền lợi cũng như sự an toàn của người lao động. Tiền lương thực tế phải được hình thành theo nguyên tắc: “lương thoả thuận” dựa trên mức lương tối thiểu do Nhà nước qui định. Đồng thời phải tiến hành cải tiến việc tổ chức lao động để được sự phân công lao động hợp lý bởi vì người lao động chỉ có thể phát huy tốt năng lực của mình khi họ làm việc đúng sở trường và có điều kiện, môi trường lao động thuận lợi. Sự hợp lý trong tính chất lao động xã hội là một tiêu chí quan trọng đánh giá trình độ tính chất quản lý của một nền tảng sản xuất xã hội phát triển. Sự hợp lý này bao gồm từ hoạt động quản lý đến lao động thừa hành, từ vị trí cao đến vị trí thấp, từ
lao động trí tuệ phức tạp đến lao động chân tay giản đơn; đồng thời biểu hiện trong toàn bộ quá trình tổ chức lao động từ khâu tuyển dụng đến bố trí, sử dụng, đánh giá, sàng lọc, cũng như việc quản lý đối với từng loại lao động. Như vậy tiền công lao động hợp lý, tổ chức lao động đúng đắn là cơ sở để sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn.
KẾT LUẬN
Trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả mọi mặt. Điều đó một lần nữa khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà Nước nhưng quan trọng hơn là chúng ta đã phát huy được yếu tố con người, coi nguồn nhân lực là tiềm năng lớn lao đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển đất nước. Vấn đề đặt ra ở đây là
phải làm gì để sử dụng yếu tố con người một cách đầy đủ và hợp lý nhất là trong bối cảnh nông nghiệp nước ta chuyển sang sản xuất hàng hoá.
Mặc dù nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn ở nước ta có những đặc điểm riêng khác biệt và việc sử dụng đầy đủ hợp lý nguồn lao động trong nông nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng với sự phấn đấu nỗ lực của các ngành, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà Nước và quan trọng hơn đó là sự phát triển của chính nền nông nghiệp sẽ giúp cho nguồn nhân lực nước ta từng bước được nâng cao. Đồng thời sẽ đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đặc biệt là quá trình công nghiệp hoá hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong tương lai không xa nguồn nhân lực trong nông nghiệp sẽ tự tin vững bước đưa nền nông nghiệp nước ta tiến sâu vào hội nhập. Nguồn lao động nông nghiệp sẽ cung nguồn lao động trong các ngành khác góp phần đưa đất nước Việt Nam sánh ngang cùng bạn bè thế giới.