NGUÔN LAO ĐỘNG TRONG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN.
1. Xây dựng cơ câu kinh tế hợp lý.
Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý chẳng những có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế của cả nước mà còn có ý nghĩa đối với việc sử dụng
đầy đủ và hợp lý nguồn lao động xã hội trong đó có lao động cùng nông nghiệp, nông thôn. Trong điều kiện đại bộ phận dân cư sống ở vùng nông thôn lao động trong nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn thì việc sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn lao động nông nghiệp nông thôn càng phải được thực hiện trong mối quan hệ hữu cơ với việc phát triển các ngành kinh tế quốc dân khác để hình thành cơ cấu phân công lao động mới nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế hợp lý. Mở rộng và phát triển mạnh các ngành kinh tế quốc dân như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông, thương mại và dịch vụ, trên địa bàn nông thôn nhằm mở rộng sản xuất thu hút người có khả năng lao động trong nông nghiệp với những tư liệu sản xuất cần thiết đảm bảo cho việc sử dụng lao động nông nghiệp, nông thôn ngày càng có hiệu quả hơn.
Thực tế cho thấy nếu lựa chọn phát triển các ngành sử dụng lượng vốn kỹ thuật cao đặc biệt là các ngành sản xuất hàng xuất khẩu ở nông thôn thì sẽ không có khả năng tạo đủ việc làm cho lực lượng lao động đang tăng laên nhanh chóng ở khu vự này. Bởi vậy chiến lược đặt ra là thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp nhỏ, tiểu thủ công nghiệp trên cả hai lĩnh vực truyền thống và hiện đại ở cả nông thôn và thành thị, có khả năng tạo việc làm nhiều hơn so với công nghiệp có quy mô lớn. Việc phát triển hợp lý các ngành kinh tế góp phần nâng cao hiệu quả của phân phối sức lao động giữa ngành nông nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân khác. Phân phối sức lao động phải đảm bảo cho lao động nông nghiệp phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc rút bớt lao động nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác phải tuỳ thuộc vào việc nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp, nông thôn.
Cơ cấu kinh tế hợp lý phải gắn liền với kinh tế đối ngoại, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đặc biệt là một số ngành dễ phát triển ở khu vực nông thôn nhằm khai thác lợi thế của sản xuất hàng hoá.
Trong thời đại ngày nay cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng chưa từng thấy. Phát triển kinh tế của mỗi nước gắn liền với sự hợp
tác với các nước khác phản ánh tính quy luật. Để thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài cần phải tạo môi trường đầu tư thuận lợi, cần dở bỏ bớt một số điều kiện cấp giấy phép như trong Nghị định số 24/2000/NĐ-CP, giảm giá đầu vào như chi phí điện nước, viễn thông, tiền thuê đất, thuê văn phòng, nhưng kho khăn trong giải phóng mặt bằng lấy đất thực hiện dự án, cải tiến các thủ tục hành chính. Ngoài ra còn cần hoàn thiện một số chính sách khác có liên quan như chính sách hai giá, thuế thu nhập cá nhân, cấp visa cho người nước ngoài, chính sách nội địa hoá, bảo hộ và thực thi các chính sách về sở hữu tri tuệ, chống hàng nhái hàng giả…Trong điều kiện nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, việc tận dụng sự hỗ trợ từ bên ngoài nhằm khai thác các tiềm năng lao động, đất đai, rừng biển, ngành nghề để tăng nhanh khối lượng nông sản hàng hoá, đặc biệt những sản phẩm để xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn lao động nước ta đặc biệt là lao động trong nông nghiệp, nông thôn.