QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về huy động vốn FDI vào Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 36)

NƯỚC NGOÀI

Đối với các nhà đầu tư những ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, về thời hạn thuê đất, về thời hạn của dự án, về giá nhân công rẻ…vẫn rất quan trọng nhưng quan trọng hơn là hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, từ Trung ương đến địa phương. Quản lý nhà nước còn bao gồm cả việc xử lý vi phạm pháp luật, nhưng cần tách bạch giữa vi phạm của cá nhân thực hiện dự án với, hoặc liên quan đến dự án với chính lợi ích khi được triển khai của dự án sẽ mang lại. Cần coi việc xử lý vi phạm là bắt buộc chứ không phải là để đối phó với các nhà đầu tư, cản trở các hoạt động kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp. Cân nhận thức rõ, bản chất của vốn FDI là của tư nhân, do đó họ có quyền trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư. Chỉ cầc phải chờ đợi hoặc gặp trở ngại mà không rõ khi nào xử lý xong họ sẽ chuyển đầu tư của mình sang địa điểm khác.

Cần có những biện pháp cải cách hành chính hợp lý và đơn giản hoá, gọn nhẹ hoá bộ máy quản lý nhà nước

Thống nhất và tiêu chuẩn hoá việc xây dựng thẩm định và xét duyệt các dự án đầu tư

Đẩy mạnh việc triển khai phân cấp quản lý nhà nước giữa chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chú trọng vào công tác, hướng dẫn kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật của các đia phương tránh tình trạng ban hành chính sach ưu đãi vượt khung; giảm dần sự tham gia trực tiếp của cơ quan quản lý trung ương đến địa phương thông qua tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn.

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ thị 13 củ thủ tướng chính phủ, trong đó có việc tiến hành đều đặn chương trình giao ban vùng, duy trì, nâng cao chất lượng các cuộc đối thoại với cộng đồng các nhà đầu tư, kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc trong hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư.

Thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa và giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh giúp các doanh nghiệp triển khai dự án thuận lợi;khuyến khích họ đầu tư có chiều sâu, mở rộng sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế-xã hội cao hơn. Đây là cách tốt nhất để chứng minh có sức thuyết phục về môi trường đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đối với các nhà đầu tư tiềm năng.

Hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài bằng cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi trong lập quỹ, vay vốn đầu tư, đơn giản hoá thủ tục hành chính trong việc cấp phép, mở rộng chế độ đăng ký cấp phép.

Tiếp tục mở rộng việc ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả điều hành hoạt động đầu tư nước ngoài ở cả trung ương lẫn địa phương.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về huy động vốn FDI vào Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w