Những vướng mắc, trở ngại

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về huy động vốn FDI vào Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 34)

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN FDI

3. Những vướng mắc, trở ngại

Trong thời gian qua, chính phủ Việt Nam thường xuyên lắng nghe các nhà đầu tư và đã ban hành nhiều biện pháp cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài như sửa đổi luật đầu tư nước ngoài, miễn giảm thuế, tiền thuê đất, giảm giá phí một số mặt hang, dịch vụ, điều chỉnh mục tiêu hoạt động của nhiều dự án, bổ sung các biện pháp khuyến khích và bảo đảm đầu tư, xử lý linh hoạt việc chuyển đổi hình thức đầu tư… Tuy nhiên cho tới nay vẫn còn một số vướng mắc gây khó khăn cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

3.1. Sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút FDI của các nước của cáckhu vực. khu vực.

Xu hướng gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới là yêu cầu tất yếu của quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Xu hướng này mang tính lâu dài, cho dù trong số nhiều nước cụ thể lượng vốn FDI có giảm do ảnh hưởng của xuy thoái kinh tế, nhất là ở các nước phát triển. Tuy vậy, lượng vốn FDI trên thế giới là rất lớn, song tỷ trọng đầu tư vào các nước phát triển trong tổng số vốn FDI chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ và khiêm tốn và có thể giảm xuống trong những năm tới. Do đó cuộc cạnh tranh thu hút FDI của các nước đang phát triển còn tiếp tục tăng. Mặt khác do Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO sớm hơn chúng ta nên họ có nhiều điều kiện hơn.

3.2. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém.

Do xuất phát điểm Việt Nam đi lên nền kinh tế thị trường thấp nên cơ sở hạ tầng của ta còn yếu kém và đã tồn tại qua nhiều năm, gây ra những ấn tưọng không mấy hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời gây khó khăn cho việc triển khai và hoạt động của các dự án FDI. Sự quá tải và lạc hậu của hệ thống giao thong, thong tin liên lạc cung cấp điện nước là những nổi bật của cơ sở hạ tầng ở Việt Nam cụ thể là:

Giao thông vận tải: hệ thống này cả đường bộ, đường sắt, đường không đều lạc hậu và không đồng bộ. Cả nước chỉ có 3 sân bay quốc tế là Nội Bài của Hà Nội, Tân Sơn Nhất của thành phố Hồ Chí Minh và sân bay Đà Nẵng. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của nhiều đối tượng. Hệ thống đường sắt có từ lâu nên lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá. Hệ thống đường bộ tuy đã được nâng cấp và làm mới nhưng vẫn chưa thực sự hợp lý đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá. Có thể nói, đầu tư cho giao thông vận tại ở Việt Nam chưa chú trọng đến đầu tư có chiều sâu, thiên về mua sắm

thiết bị mới coi nhẹ việc sửa chữa và đồng bộ hoá phương tiện hiện có. Chú trọng phương tiện kỹ thuật nhưng lại xem nhẹ việc đổi mới công nghệ và hoàn thiện các công trình vật chất. Hệ thống giao thông vận tải xét về trình độ kỹ thuật và công nghệ còn lạc hậu, xét về cơ cấu thì mất cân đối, còn xét về mặt phân bố lãnh thổ thì chưa hợp lý.

Hệ thống thông tin liên lạc, tuy đã có những tiến bộ vượt bậc trong những năm gần đây. Nhưng vẫn chua đầy đủ về số lượng và chất lượng chưa thật tốt để phục vụ cho các hoạt động kinh tế. Đặc biệt hiên nay là thời đại bùng nổ thong tin do vậy thông tin phải được cung cấp đầy đủ và chính xác, để các nhà đầu tư có thể xử lý linh hoạt các thong tin đó, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời. Hơn nữa phí dịch vụ trong nghành bưu chính viễn thong hiện nay còn cao so với khu vực và trên thế giới. Đồng thời khu vực có vốn đầu tư FDI còn phải chịu mức khá cao so với khu vực trong nước. Điều này gây bất bình đối với các nhà đầu tư làm cho chi phí goạt động tăng cao. Gây khó khăn cho việc thực hiện các dự án FDI

Hệ thống thoát nước và cung cấp điện đã được xây dựng và chú trọng đầu tư như: Xây dựng nhà máy thuỷ điên Sơn la lớn nhất Đông Nam Á, hay dựng một số nhà máy thuỷ điện khác như nhà máy thuỷ điện Thác Bà, Yali…, xây đưng nhà máy nhiệt điện Phả lại, Uông Bí. Song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và hoạt động FDI. Điện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho tiêu dùng và sản xuất, chúng ta còn phải nhập khẩu điện từ Trung Quốc. Hệ thống cấp thoát nước đô thị trong các thành phố lớn đang bị suống cấp nghiêm trọng, thậm chí nhiều khu vực đô thị còn chưa có hệ thống thoát nước. Điển hình là trận lụt vừa qua ở Hà Nội gây thiệt hại rất lớn, điều đó chứng tỏ rằng một thưch trạng là chúng ta chưa thực sự giải quyết được vấn đề này. Ở một số thành phố lớn khác cũng vậy hệ thống cấp thoát nước còn nhiều vấn đề phức tạp cần giải quyết triệt đẹ trong thời gian tới. Theo nhiều số kiệu điều tra thì số lượng cống thoát nước ở Hà Nội mới chỉ đạt 60% ở

thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ 70%. Hệ thống thoát nước ngoài việc chịu áp lực của các doanh nghiệp mà còn chịu nhiều áp lực ở các khu dân cư.

3.3. Môi trường hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập.

Hệ thống pháp luật của Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện nên còn thiếu tính đồng bộ, chưa đủ mức cụ thể, chưa bảo đảm được tính rõ rang và dự đoán được trước. Sau hơn 20 năm kể từ ngày ban hành luật đầu tư nước ngoài tai Việt Nam đã qua mấy lần sử đổi. Các văn bản pháp lý liên quan đến FDI rất nhiều nhưng việc hệ thống hoá còn yếu, việc tuyên truyền còn hạn chế, việc hiểu và tận dụng chưa nhất quán còn tuỳ tiện. Tạo nên tình trạng “trên thoáng dưới chặt”. Một số bộ nghành chưa ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn. Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của chính phủ quy định chi tiết luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam gây khó khăn cho các hoạt động của doanh nghiệp như: Văn bản hướng dẫn thuế, quản lý tài chính doanh nghiệp, chế độ kế toán của Bộ Tài Chính, hướng dẫn chuyển giao công nghệ…

Mặt khác thủ tục hành chính còn rườm rà, tệ quan lieu, thiếu trách nhiệm của một số cán bộ công chức gây ách tắc triển khai dự án và sản xuất kinh doanh. Tình trạng “nhiều cửa nhiều khoá” vẫn còn tồn tại. Một vấn đề nữa các văn bản quy định về sở hữu trí tuệ chưa rõ rang và thực hiện mất thời gian. Các nhà đầu tư nước ngoài monh muốn chính phủ xây dựng các thể chế để ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, đặc biệt là nạn hang giả hàng nhái đang diễn ra phổ biến hiện nay.

Với những kết quả đạt được của khu vực vốn FDI tại Việt Nam trong những năm qua. Một lần nữa khẳng định FDI là một tất yếu kinh tế trong điều kiện quốc tế hoá sản xuất và lưu thong, một yếu tố cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và được coi là nguồn lực quốc tế cần khai thác để từng bước hoà nhập vào cộng đồng quốc tế. Góp phần giải quyết các vấn đề về công nghệ và vốn một cách tiếp cận thông minh để từng bước đưa nước

ta tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. tuy nhiện cũng phải nhìn nhận những mặt trái của FDI để tìm ra biện pháp để hạn chế và đẩy lùi tiêu cực, phát huy mặt tích cực của nó một cách có hiệu quả nhất. Và làm lành mạnh hơn quan hệ hợp tác quốc tế. Để đạt được mục tiêu đã đề ra về cơ bản nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.

PHẦN 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP THU HÚT FDI VÀO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về huy động vốn FDI vào Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w