CHỨNG LOÃNG XƯƠNG

Một phần của tài liệu SỨC KHỎE LÀ TẤT CẢ (Trang 38 - 39)

Bình thường từ tuổi 35 trở đi, xương dần dần giảm canxi, dẫn đến chứng loãng xương, làm xương xốp, giòn, dễ gẫy, nhất là ở nữ giới, thời mãn kinh thường đẩy nhanh mất canxi trong vòng 6-8 năm đầu, sau lại tiếp tục diễn ra từ từ.

Loãng xương khó chữa nhưng có thể ngăn ngừa hay làm chậm lại nhờ chế độ ăn uống, sinh hoạt và thuốc men hợp lý. Sữa là loại thức ăn lý tưởng để cung cấp cả Ca lẫn protit cho người có tuổi. Mỗi ngày nên dùng từ 0,5 đến 1 lít sữa tươi, sữa chua hay sữa pha từ bột. Cần năng vận động vừa sức, đi bộ ngoài trời rất có ích cho toàn cơ thể, tránh bị té ngã khi tuổi cao, chỉ dùng thuốc giảm đau khi thật cần thiết. Có thể dùng loại giảm đau đơn thuần (Paracetamol; Idarac;...) hay Calcitonine (vừa ức chế hoạt động hủy xương vừa giảm đau do loãng xương) tránh dùng các loại thuốc giảm đau kháng viêm chứa Corticosteroides vì nó làm ức chế tạo xương và giảm hấp thụ vitamin D, tăng thải Ca qua nước tiểu.

Tăng cường cung cấp thêm canxi và vitamin D hay chất chuyển hóa của vitamin D (calcitiol-Rocaltrol) theo chỉ định và theo dõi của thầy thuốc.

Cơm chưa nhai chớ nuốt, Đường chưa xem xét kĩ chớ đi, Người chưa hiểu tí gì chớ kết bạn, Công việc chưa nghĩ suy chớ vội làm!

BỆNH NHÂN GOUT Nên làm và nên tránh

Bệnh gout (thống phong) là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa purin. Thường khởi đầu bằng viêm một khớp ở chân, đặc biết hay gặp ở ngón chân cái: sưng, nóng, đau đột ngột, dữ dội và có thể tự khỏi sau 3-7 ngày.

Nhưng thường diễn tiến kéo dài, hậu quả là các đợt viêm khớp cấp, gây các u cục (tophy) gây sỏi thận, suy thận,... Cần được điều trị liên tục để tránh tái phát. Người bệnh cần chủ động tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa, phối hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

1. Chế độ ăn uống: Hạn chế các thức ăn chứa nhiều purin (giàu đạm, axit nhân tế bào) như tim, gan, thận, óc, trứng lộn, cá chích, cá đối,... Không cần kiêng tuyệt đối: tôm, cua, sò, ốc, hến, cá nước ngọt, cá biển, đạm thực vât,... vẫn có thể ăn miễn sao cố gắng ăn lượng đạm từ các thức ăn đó không vượt quá nhu cầu (1g đạm cho 1kg cân nặng mỗi ngày). Không uống rượu, bia; nên tăng cường ăn rau xanh, uống nhiều nước, các loại khoáng có nhiều gaz vì sẽ kiềm hóa nước tiểu và thuận lợi cho việc thải bớt axit uric ra ngoài.

2. Chế độ sinh hoạt: Ngâm chân nước ấm hàng tối là tốt, có thể làm thường xuyên, nhưng đừng nước nóng quá và không ngâm lúc đang viêm cấp. Tắm sông, tắm biển là rất tốt nhưng tránh dầm mưa lạnh hay để bị lạnh đột ngột. Tránh gắng sức, căng thẳng và không nên thức khuya. Cần vận động thường xuyên vừa sức. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính cần tập luyện thường xuyên kết hợp với vật lí trị liệu để tránh teo cơ, cứng khớp và hạn chế biến dạng khớp.

3. Chế độ thuốc men: theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc. Chỉ dùng thuốc giảm đau kháng viêm khi có cơn viêm. Càng hạn chế dùng càng tốt. Thuốc chữa bệnh (để giảm uric trong máu, tăng bài tiết uric,...) thì phải dùng lâu dài, liên tục.

KẾT LUẬN: ở nước ta, bệnh GOUT ngày càng trở lên phổ biến, cần cảnh giác với các hiện tượng sưng đau đột ngột bất thường ở ngón chân, bàn chân, cơ chân. Khi có bệnh cần tới ngay thày thuốc chuyên khoa sớm để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Lúc đầu thường tưởng có thể khỏi hẳn trong một thời gian dài, nhưng các rối loạn bên trong thì không thể khỏi và trước sau thế nào cũng sẽ tái phạt và nặng dần lên. Phát hiện sớm, điều trị đúng, duy trì nền nếp ăn uống sinh hoạt phù hợp có ý nghĩa quan trọng trong kiểm soát và phòng ngừa bệnh, tránh các hậu quả xấu ở khớp, ở thận và ở các cơ quan khác trong ngũ tạng là an lành.

Một phần của tài liệu SỨC KHỎE LÀ TẤT CẢ (Trang 38 - 39)