NẾP NGHĨ VÀ CÁCH LÀM ĐÚNG CỦA NGƯỜI NHẬT

Một phần của tài liệu SỨC KHỎE LÀ TẤT CẢ (Trang 32 - 34)

Các nhà khoa học Châu Âu, cả ở nước Nga cũ, nhất là thời Xô Viết, rất thích lý luận, lý thuyết. Trong khi đó ngay từ thời Minh Trị Thiên Hoàng (1868); thấy phương Đông ta văn hiến lâu đời mà lại thua phương Tây nhiều mặt, người Nhật đã ra công, gắng sức học tập kinh nghiệm các nước, không lý luận vội, mà cứ tổng kết thực tiễn đã.

1. Họ tìm hiểu xem nhân tài “đông tây, kim cổ” như Trần Hưng Đạo; Napoleong; Thành Cát Tư Hãn; Khổng Minh; Nguyễn Trãi; Nguyễn Du; Victor Huygo;... thường sinh ra khi bố mẹ ở độ tuổi bao nhiêu?

Họ thấy tuổi bố trung bình khoảng 33, mẹ ít nhất ngoài 20. Thế là Minh Trị đã có “chiếu dụ” bắt thần dân Nhật Bản phải đẻ muộn một chút. Và vì vậy dân Nhật rất tinh

ranh. Ông cha ta thì bảo: “Con so ngờ nghệch, con dạ tinh ranh!” Thật ra đâu phải vì là con so hay con dạ, mà do các cụ đẻ con đầu lòng sớm quá, “Gien” di truyền của bố, mẹ chưa trưởng thành hết thì con sinh ra thông minh sao được!

2. Trong khi Liên Xô đưa chăn nuôi lên sản xuất lớn “nông trang” và Việt Nam ta đi theo hình thức Hợp tác xã thì người Nhật lai đưa về từng gia đình, “nhà nhà nuôi heo:, kể cả ở thành phố, nhưng lại có cả một nền công nghiệp thức ăn cùng dịch vụ thú y, con giống,... ưu việt. Cuối cùng họ thừa thịt ăn, lại còng đóng hộp xuất khẩu.

3. Về công nghiệp đóng tầu biển. Sau 1945, nước Nhật bại trận bị Mỹ cấm không cho đóng tàu biển, chỉ còn 42 cái âu tàu để phục vụ cạo hà, sơn gỉ cho tàu Mĩ. Đến chiến tranh Triều Tiên, Mĩ thiếu tầu vận tải, mới “tháo khoán” cho phép Nhật Bản được đóng tầu, thì chỉ hai, ba năm sau sản lượng đóng tầu biển của Nhật đứng đầu thế giới ngay.

Thì ra họ tổ chức chế tạo theo công nghệ cực kỳ tiên tiến và quy mô thật lớn theo kiểu thế giới chế tạo máy bay.

Và đến khi kênh Suez bị tắc (do Nasser Ai Cập quốc hữu hóa, bị Anh, Pháp đánh chiếm) thế giới mới “ngã ngửa” ra về tính toán khôn ngoan của người Nhật. Tàu chở dầu của Nhật lớn gấp 10, do lún sâu không đi qua được kênh suez, phải đi vòng qua quanh Châu Phi, qua mũi Hảo Vọng, để từ Vùng Vịnh (Perique) vào Địa Trung Hải, vẫn lãi hơn tầu nhỏ đi tắt nhiều lần, vì mói thứ: thuyền trưởng, thủy thủ, nhiên liệu, ...vv không nhất thiết phải tốn gấp 10 lần tàu nhỏ mà vẫn đảm bảo cho cuộc vận hành đạt kết quả tốt đẹp.

4. Người Nhật thường thừa kế những phát minh của các nước khác nhưng không bao giờ họ chịu rập khuôn máy móc, mà nhất định có sáng tạo, cải tiến, làm tốt hơn rõ rệt.

5. Sau đại chiến thế giới 2, họ dám lạm phát, đồng Yên sụt giá ghê gớm! Cho đến lúc ấy, đồng Yên là đồng tiền duy nhất trên thế giới không có đơn vị nhỏ là hào, xu, và thường phải tính hàng chục, hàng trăm Yên. Nhưng không phải lạm phát để tham nhũng,vét cho đầy túi “tham quan” mà để tự khắc từ vua quan đến dân chúng đều phải “thắt lưng buộc bụng” đầu tư cho tương lai không giám tiêu sài hoang phí.

6. Người Nhật ngày trước (ngay cho đến những năm 40 của thế kỉ XX) có tiến là “lùn”, tức “thấp bé nhẹ cân” nguyên nhân do chế độ ẩm thực thiếu Ca, mỗi người ngày thiếu 300mg Ca, tức thiếu khoảng 1/3 nhu cầu hàng ngày, họ đã có một giải pháp rất hữu hiệu: “Mỗi ngày mỗi người một bịch sữa bò” cho người Nhật vươn cao bằng dân Âu-Mĩ. Rõ ràng ngày nay họ đã cao hơn xưa rõ rệt.

7. Gần đây WHO phát hiện ra: “Nước trà xanh là loại nước uống tốt nhất. Vì nó vừa có tác dụng phòng chống ung thư, vừa trị sâu răng, làm chắc răng”... Thế là họ quy định học sinh tiểu học Nhật Bản hằng ngày đều phải uống vài chén trà xanh.

8. Việc giữ gìn sức khỏe cho mọi người, Nhật Bản có cách làm rất hay: Hàng tháng đều có bài giảng về giữ gìn sức khỏe trong xóm làng ở nông thôn hay tại tiểu khu dân cư của

thành thị. Chúng ta cũng có những buổi nói chuyện về cách giữ gìn sức khỏe trên phát thanh truyền hình hay trong các câu lạc bộ, nhưng ai muốn nghe thì nghe, không thì thôi. Chứ ở Nhật, ai vắng mặt phải học bù.

9. Mâu thuẫn giai cấp ở Nhật không giống Âu-Mĩ hay TQ. Theo cuốn “nước Nhật đa dạng” của một tác giả Xô Viết thì Chủ-Thợ (tư bản-công nhân) ở Nhật gắn bó với nhau như trong gia đình, Chủ dù trẻ tuổi so với công nhân, viên chức của hãng mình nhưng lại có trách nhiệm như cha mẹ với con cái. Họ coi dạy bảo, săn sóc đời sống, học hành của con em công nhân như một trách nhiệm tất yếu của mình. Mỗi hãng đều có nội quy, có hãng “kỳ”; hãng “ca”, hãng “huy”. Đại hội công nhân viên chức có Chủ tham gia và bàn bạc rất sôi nổi. Họ thường tìm mọi cách để cạnh tranh sinh tồn với hãng khác (Ví dụ như Suzuki thì đấu tranh sống còn với Honda chẳng hạn chứ Chủ-Thợ không diệt nhau).

Mẫu thuẫn Chủ-Thợ chỉ là mẫu thuẫn nội bộ theo kiểu chuyện trong nhà nên được giải quyết rất êm ái và khôn khéo.

Một phần của tài liệu SỨC KHỎE LÀ TẤT CẢ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w