Hƣớng nghiên cứu tiếp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển định tuyến tiết kiệm năng lượng cho mạng cảm biến không dây (Trang 135 - 137)

Trong những nghiên cứu tiếp theo, luận án tiếp tục nghiên cứu để cải thiện hơn nữa mức độ sử dụng năng lượng của các nút cảm biến, phương pháp tự nạp năng lượng hoặc nạp nhanh của các nút cảm biến, tối ưu trong việc truyền dữ liệu về trạm, ứng dụng mạng cảm biến không dây trong môi trường mới:

- Tối ưu các giao thức định tuyến đã đề xuất, phát triển giao thức định tuyến tiết kiệm

năng lượng mới. Chạy thử nghiệm đánh giá các giao thức định tuyến trên thiết bị thật, từng bước ứng dụng vào thực tế.

- Mở rộng nghiên cứu các giao thức tiết kiệm năng lượng khác ngoài định tuyến: Phát

triển giao thức lớp MAC, đề xuất các mô hình ứng dụng tiết kiệm năng lượng.

- Nghiên cứu phát triển kỹ thuật mã hóa nguồn phân tán (Distributed Source Coding -

DSC): Dựa trên cơ sở hình ảnh dữ liệu của các nút cảm biến gần nhau trong một phạm vi địa lý đo được là không quá khác biệt, DSC lợi dụng sự tương quan về mặt không gian đó để loại bỏ dư thừa của thông tin truyền đi, trong khi vẫn đảm bảo sự khôi phục ở đơn vị tiếp nhận. Nghiên cứu tiếp theo của luận án sẽ phát triển mô hình mã hóa nguồn phân tán để kiểm chứng hiệu quả trong việc kéo dài thời gian hoạt động cho mạng cảm biến không dây.

- Nghiên cứu phát triển và tích hợp kỹ thuật đo cảm giản lược tối thiểu (Compressive Sensing): Nghiên cứu cho thấy, các dữ liệu thu được luôn chứa một độ “thưa” nhất định, tức là không phải toàn bộ chiều dài của mẫu tín hiệu đều chứa thông tin.

123

Compressive sensing giảm đáng kể chiều dài biểu diễn một mẫu dữ liệu, tuy nhiên vẫn đảm bảo khôi phục gần đúng dữ liệu ở phía thu, giúp giảm băng thông cần thiết để truyền tải thông tin, cũng như năng lượng tiêu thụ trên một đơn vị thông tin. Thêm vào đó kỹ thuật đo cảm giản lược cho phép chuyển độ phức tạp tính toán sang phía đơn vị giải mã (decoder), và đơn giản hóa quá trình xử lý truyền tải thông tin của các nút mạng cảm biến. Luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu và phát triển mô hình đo cảm giản lược cho mạng cảm biến không dây nhằm áp dụng vào thực tế.

- Nghiên cứu ứng dụng mạng cảm biến không dây trong môi trường dưới nước (Under

Water Wireless Sensor Network): Do môi trường truyền sóng đặc biệt và nhu cầu khám phá, truyền thông tin dưới nước, nên các giao thức sẵn có của mạng cảm biến không dây đa chặng không còn phù hợp với môi trường dưới nước. Do đó cần thiết phải thiết kế ra các giao thức mới để truyền thông hiệu quả trong môi trường nước. Các nghiên cứu tiếp theo của luận án cũng tập trung vào lĩnh vực này.

124

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển định tuyến tiết kiệm năng lượng cho mạng cảm biến không dây (Trang 135 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)