Bài tập sử dụng trong các khâu của QTDH

Một phần của tài liệu sử dụng bài tập để nâng cao chất lượng dạy học chương tính quy luật của hiện tượng di truyền (sinh học 12) (Trang 44 - 99)

2.6.1. Bài tập hình thành kiến thức mới

Bài 1: Cho lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản: Hoa đỏ và hoa trắng. Thu được F1 đồng loạt hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ 3/4 hoa đỏ: 1/4 hoa trắng.

1. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2?

2. Nếu cho F2 tự thụ phấn xác định kết quả ở F3?

Bài 2: Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn. (Hai cặp alen nằm trên 2 cặp NST tương đồng). Đem lai 2 thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

41

tương phản. Vàng trơn, xanh nhăn. Hãy xác định sự phân li về kiểu gen và kiểu hình ở F1 và F2.

Bài 3: Cho lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng thu được F1 đồng loạt hoa đỏ. cho F1 tự thụ phấn, F2 có tỉ lệ phân li như sau: 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng.

1. Biện luận viết sơ đồ lai P đến F2.

2. Giải thích sự hình thành màu hoa. Xác đinh quy luật di truyền chi phối phép lai.

Bài 4: Cho lai lúa mì thuần chủng màu đỏ đậm với lúa mì màu trắng. Thu được F1 100% lúa mì màu hồng. Cho F1 x F1 có F2 phân li như sau : 15 đỏ: 1 trắng ( Màu đỏ biểu hiện ở các mức độ khác nhau)

Bài 5: Ở ruồi giấm gen B quy định tính trạng thân xám, b quy định thân đen, gen V quy định cánh dài, gen v quy định cánh cụt. Cho lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài với thân đen, cánh cut. Được F1 100% ruồi giấm thân xám, cánh dài. Cho ruồi đực F1 lai với ruồi cái thân đen, cánh cụt được Fb: 1/2 thân xám, cánh dài: 1/2 thân đen, cánh cụt.

Biện luận, viết sơ đồ lai từ P đến Fb?

Bài 6: Ở ruồi giấm khi cho ruồi thuần chủng thân xám, cánh dài lai với ruồi thân đen, cánh cụt. Ở F1 thu được 100% thân xám, cánh dài. Khi cho con cái F1 lai phân tích kết quả thu được Fb có tỉ lệ 0.415 xám, dài: 0.415 đen, ngắn: 0.085 xám, dài: 0.085 đen, dài.

Giải thích kết quả ở Fb?

Bài 7: : Ở ruồi giấm màu mắt đỏ do gen W quy định, gen w quy định màu mắt trắng. Cho lai ruồi cái mắt đỏ thuần chủng với ruồi đực mắt trắng, F1 thu được toàn ruồi mắt đỏ. Cho các ruồi F1 giao phối với nhau được F2: 3 mắt đỏ: 1 mắt trắng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

42

Bài 8: Một người đàn ông bị bệnh dính ngón tay số 2 và số 3 kết hôn với một người đàn bà bình thường. Hỏi con trai hay con gái của họ có bị mắc bệnh trên không (Biết rằng bệnh này do gen lặn nằm trên NST Y quy định

2.6.2. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài 9: 1. Khi khảo sát tính trạng hình dạng quả do một gen quy định. Người ta đem lai giữa cây quả tròn với cây quả bầu thu được F1 đông loạt quả tròn. a. Từ kết quả trên ta kết luận được điều gì?

b Cho F1 tự thụ phấn, xác định kết quả F2?

2. Dựa trên kiểu hình cây qủa tròn đời F2 ta có thể biết chắc chắn kiểu gen của chúng hay không? Vì sao? Hãy nêu phương pháp xác định kiểu gen của chúng?

Bài 10: Cho lai 2 dòng chuột côbay thuần chủng: lông đen, ngắn với lông trắng, dài. Thu được F1 đồng loạt chuột lông đen, ngắn. Cho chuột F1 giao phối với nhau thu được: 27 đen, ngắn: 10 đen, dài: 8 trắng, ngắn: 4 trắng, dài. 1. Biện luận, viết sơ đồ lai từ P  F2.

2. Nếu cho chuột F1 giao phối với chuột lông trắng, ngắn thì thu được kết quả như thế nào?

Bài 11: Cho hai nòi thuần chủng lông đen và lông trắng lai với nhau được F1 đều lông đen.

1. Cho F1 tiếp tục giao phối với nhau được F2 cũng xuất hiện lông đen và lông trắng. Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2.

2. Cho F2 lai phân tích thì kết quả về kiểu gen và kiểu hình ở phép lai như thế nào? (Biết rằng gen quy định màu lông nằm trên NST thường). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài 12: Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau cơ bản giữa quy luật phân li độc lập các cặp tính trạng với quy luật liên kết gen

Bài 13: Ở cà chua gen A quy định thân cao, a thân thấp, B quả đỏ, b quả vàng. Cho cà chua thân cao, quả đỏ lai với cà chua thân thấp, quả vàng được F1: 81 cây thân cao, quả đỏ: 79 cây thân thấp, quả vàng: 21 cây thân cao, quả vàng: 19 cây thân thấp, quả đỏ. Biện luận viết sơ đồ lai từ P đến F1?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

43

Bài 14: Bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X quy định. Gen trội M cũng nằm trên X quy định kiểu hình bình thường

1. Giải thích và lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp sau:

a. Trong một gia đình có bố mẹ bình thường, đứa con trai bị bệnh mù màu. b. Trong gia đình có nửa số con trai và nửa số con gái bị mù màu, số còn lại có kiểu hình bình thường gồn con trai và con gái.

2. Bố mẹ đều không bị mù màu, sinh được 1 đứa con gái không mù màu và một đứa con gái bị mù màu. đứa con gái lớn lên lấy chồng không bị bệnh mù màu thì có thể sinh ra đứa cháu bị mù màu không? Nếu có thì xác suất là bao nhiêu phần trăm.

2.6.3. Một số giáo án thiết kế theo hƣớng sử dụng bài tập trong dạy - học Bài 11: QUY LUẬT MEN ĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Học sinh giải thích được kết quả thí nghiệm Menđen. Giải thích được nội dung quy luật phân li.

- Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li.

- Giải thích được tại sao Men đen lại thành công trong việc phát hiện ra các quy luật di truyền.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng suy luận, khả năng tích hợp kiến thức toán học trong việc giải quyết vấn đề sinh học.

- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

3. Thái độ

- Có lòng say mê nghiên cứu khoa học.

II. Phƣơng pháp dạy - học

- Sử dụng phương bài tập để dạy học.

III. Chuẩn bị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

44 - Thông tin bổ sung từ sách giáo viên.

- Các tài liệu có liên quan về Menđen và quy luật di truyền.

IV. Hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra

Giáo viên kiểm tra một số kiến thức liên quan đến bài học: Thuật ngữ di truyền, kết quả của phép lai một cặp và hai cặp tính trạng trong thí nghiệm về cây đậu Hà lan của Menđen.

2. Trọng tâm

Phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen, hình thành học thuyết khoa học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò

GV: Cho học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và dựa vào kiến thức đã học từ lớp 9 GV đưa ra bài tập 1 cho học sinh suy nghĩ làm bài:

Bài 1: Cho lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản: Hoa đỏ và hoa trắng. Thu được F1 đồng loạt hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ 3/4 hoa đỏ: 1/4 hoa trắng. 1. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2?

2. Nếu cho F2 tự thụ phấn xác định kết quả ở F3? GV: Hướng dẫn học sinh giải theo các bước

Bước 1: Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai - Xác định tính trội, lặn, quy ước gen

- Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai Bước 2: Viết sơ đồ lai

- Xác định kiểu gen, kiểu hình của các cơ thể lai - Viết sơ đồ lai

Nội dung

I. Phƣơng pháp nghiên cứu di truyền học của Menđen, nội dung quy luật phân li

+ Quy trình thí nghiệm - Bước 1: Tạo ra các dòng thuần chủng có các kiểu hình tương phản

- Bước 2: Cho lai các dòng thuần chủng với nhau để tạo đời con F1 - Bước 3: Cho các cây F1 tự thụ phấn để tạo đời con F2

- Bước 4: Cho từng cây F2 tự thụ phấn để tạo đời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

45 HS: Bước 1:

- Vì P thuần chủng, khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính hoa đỏ  Hoa đỏ là trội so với hoa trắng

- Quy ước: A quy định hoa đỏ, a quy định hoa trắng - F1 tự thụ phấn F2 có tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng 

Quy luật di truyền chi phối phép lai là quy luật phân li của Menđen Bước 2: PTC: AA (hoa đỏ) x aa (hoa trắng) GP: A  a F1: Aa (hoa đỏ) F1 x F1: Aa x Aa GF1: A, a  A, a F2: 1/4 AA: 2/4 Aa: 1/4 aa (3/4 hoa đỏ: 1/4 hoa trắng)

GV: F2 có mấy tổ hợp gen? Tỷ lệ các loại tổ hợp gen F2?

HS: F2 có 4 tổ hợp gen, với tỷ lệ 1AA: 2Aa: 1aa. GV: Hãy thống kê trong bảng Pennet những tổ hợp gen nào cho kiểu hình hoa đỏ, những tổ hợp gen nào cho kiểu hình hoa trắng?

HS: Qua việc giải quyết câu hỏi tự lực học sinh thống kê được 3/4 tổ hợp gen (A-) cho hoa đỏ, 1/4 tổ hợp gen (aa) cho hoa trắng.

GV: Bằng bài tập trên giáo viên đề nghị học sinh cho nhận xét điểm khác nhau cơ bản giữa con lai F1 và F2. HS: F1 con lai có 1 kiểu hình và 1 kiểu gen duy

con F3 + Kết quả thí nghiệm - F1: 100% cây hoa đỏ - F2: 3/4 cây hoa đỏ, 1/4 cây hoa trắng. - F3: . 1/3 cây hoa đỏ F2 

cho F3 100% cây hoa đỏ . 2/3 cây hoa đỏ F2 

cho F3 có tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng

. Cây hoa trắng F2  cho F3 100% cây hoa trắng + Giải thích kết quả - Mỗi tính trạng do một nhân tố di truyền quy định

- Cặp alen một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ

- Các nhân tố di truyền của bố và mẹ tồn tại ở cơ thể con một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau - Khi giảm phân các nhân tố di truyền phân li đồng đều về các giao tử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

46 nhất, còn F2 cho 2 kiểu hình và 3 kiểu gen. GV: Cho F2 tự thụ phấn xác định kết quả F3?

GV: Cho học sinh thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến trong nhóm, đại diện nhóm trình bày trước lớp, các thành viên trong nhóm nhận xét và bổ sung. HS: - Nêu được các cây hoa trắng F2 đều cho cây F3 có hoa màu trắng

- Còn 2/3 số cây hoa đỏ F2 cho cây F3 có tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. 1/3 số cây hoa đỏ ở F2 cho F3 toàn hoa đỏ.

GV: Giảng giải thêm cho học sinh hiểu được về nhân tố di truyền quy định mỗi tính trạng.

GV: Yêu cầu học sinh phát biểu nội dung định luật phân li.

GV: Để học sinh giải thích được quy luật phân li GV đặt câu hỏi NST và gen tồn tại trong tế bào sinh dưỡng và trong tế bào sinh dục khác nhau ntn? HS: - Trong tế bào sinh dưỡng NST tồn tại thành từng cặp tương đồng, vì vậy gen cũng tồn tại thành từng cặp tương ứng.

- Trong tế bào sinh dục NST tồn tại thành từng chiếc trong cặp, do vậy gen cũng tồn tại thành từng alen.

GV: Cho học sinh quan sát sơ đồ giảm phân của tế bào sinh dục có một cặp NST tương đồng mang một cặp gen.

GV: Hoạt động của cặp NST tương đồng và của cặp alen trong giảm phân diễn ra ntn?

- Nếu giả thuyết nêu trên là đúng thì cây dị hợp tử Aa khi giảm phân sẽ cho 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau

- Dùng phép lai phân tích để kiểm định giả thuyết + Nội dung quy luật phân li: Mỗi tính trạng được quy định bởi một cặp alen. Do sự phân li đồng đều của cặp alen trong giảm phân nên mỗi giao tử chỉ chứa một alen của cặp.

II. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li

- Mỗi gen chiếm một vị trí xác định trên NST gọi là lôcut

- Gen tồn tại ở trạng thái khác nhau gọi là alen - Trong tế bào sinh dưỡng NST tồn tại thành từng cặp tương đồng  các

alen cũng tồn tại thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

47

HS: Vì phần này học sinh phải nhớ lại kiến thức cũ nên không nhiều em trả lời được

GV: Hoạt động của cặp NST tương đồng trong giảm phân là: NST nhân đôi ở kì trung gian, phân li của cặp NST tương đồng ở kì sau dẫn đến sự nhân đôi, phân li của cặp gen tương ứng.

GV: Vì sao kiểu gen tồn tại trong giao tử chỉ có một alen của cặp F1 thì kiểu gen lại tồn tại thành từng cặp alen?

HS: Vì trong giảm phân NST tương đồng phân li nên trong giao tử chỉ còn một chiếc NST của mỗi cặp tương đồng. Vì vậy cũng chỉ có một alen của cặp gen tương ứng.

trạng được quy định bởi một cặp alen.

- Khi giảm phân ở cả bố và mẹ đều có hiện tượng mỗi NST trong cặp tương đồng phân li đồng đều về các giao tử  mỗi giao tử chỉ mang 1 alen của cặp.

V. Củng cố

Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học giải bài tập sau:

Bài 9: 1. Khi khảo sát tính trạng hình dạng quả do một gen quy định. Người ta đem lai giữa cây quả tròn với cây quả bầu thu được F1 đông loạt quả tròn. a. Từ kết quả trên ta kết luận được điều gì?

b Cho F1 tự thụ phấn, xác định kết quả F2?

2. Dựa trên kiểu hình cây qủa tròn đời F2 ta có thể biết chắc chắn kiểu gen của chúng hay không? Vì sao? Hãy nêu phương pháp xác định kiểu gen của chúng? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VI. Dặn dò

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Tìm hiểu về quy luật di truyền của Menđen. - Đọc trước bài mới.

Bài 12: QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP I. Mục tiêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

48

- Học sinh giải thích được tại sao lại suy ra được quy luật các cặp alen phân li độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử.

- Biết vận dụng quy luật xác suất để dự đoán kết quả lai.

- Học sinh nêu được công thức tổng quát về tỉ lệ phân li giao tử, tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình trong các phép lai nhiều cặp tính trạng.

- Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập.

2. Kĩ năng

- Phân tích, suy luận, khái quát.

- Vận dụng lí thuyết, toán học giải thích kết quả thí nghiệm.

3. Thái độ

- Có thái độ đúng đắn trong nghiên cứu khoa học.

II. Phƣơng pháp

- Sử dụng chủ yếu bài tập để dạy học.

III. Chuẩn bị

- Tranh phóng to SGK.

- Bài tập và hệ thống câu hỏi tự lực định hướng nghiên cứu SGK.

IV. Hoạt động dạy - học

Một phần của tài liệu sử dụng bài tập để nâng cao chất lượng dạy học chương tính quy luật của hiện tượng di truyền (sinh học 12) (Trang 44 - 99)