Bài tập về hoán vị gen

Một phần của tài liệu sử dụng bài tập để nâng cao chất lượng dạy học chương tính quy luật của hiện tượng di truyền (sinh học 12) (Trang 38 - 99)

a. Hiện tƣợng hoán vị gen

Hoán vị gen là hiện tượng một số gen trên NST này đổi chỗ cho một số gen tương phản trên NST kia trong cặp NST tương đồng.

Những dấu hiệu đặc trưng của hiện tượng này là

- Tần số hoán vị giữa hai gen trên cùng một NST luôn nhỏ hơn 50% tổng số các loại giao tử sinh ra.

- Hoán vị gen làm thay đổi tỷ lệ kiểu gen và kiểu hình so với di truyền độc lập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

35

b. Các bƣớc giải bài tập hoán vị gen

Bước 1: Xác định tính trội lặn, quy ước gen. Bước 2: Xác định quy luật di truyền.

Bước 3: Xác định kiểu gen và tần số hoán vị. Bước 4: Lập sơ đồ lai.

c. Ví dụ minh họa

Khi lai 2 cá thể cùng loài với nhau, được F1 có tỉ lệ 0,51 mắt đỏ tròn: 0,21 mắt đỏ dẹt: 0,04 mắt trắng dẹt: 0,21 mắt trắng tròn. Biện luận và viết sơ đồ lai.

Bài giải:

- Xác định tính trội lặn, quy ước gen . Xét sự di truyền riêng rẽ

+ Mắt đỏ: Mắt trắng = 0,75:0,25 = 3:1Mắt đỏ trội so với mắt trắng Quy ước: A- : mắt đỏ, aa: mắt trắng

Tỉ lệ 3:1 là kết quả phép lai: Aa x Aa

+ Quả tròn:quả dẹt = 0,75: 0,25 = 3:1  Quả tròn trội so với quả dẹt

Quy ước: B- : quả tròn, bb: quả dẹt Tỉ lệ 3:1 là kết quả phép lai: Bb x Bb - Xác định quy luật di truyền

. Xét sự di truyền chung

(3:1) x (3:1) = 9:3:3:1 tỉ lệ bài cho là 0,54: 0,21: 0,04: 0,21  tỉ lệ 1:2:1

 tỉ lệ 3:1

 Quy luật chi phối phép lai là quy luật hoán vị gen

- Xác định kiểu gen và tần số hoán vị . Ở F1 mắt trắng, dẹt ab

ab= 0,04 = 0,2 x 0,2 = 20% x 20% = 0,1 x 0,4 = 10% x 40% = 0,5 x 0,08 = 50% x 8%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

36 . Xét trường hợp 1: ab

ab= 0,04 = 0,2 x 0,2

Giao tử ab của cả 2 bên đều = 20% < 25% ab là giao tử hoán vị  Kiểu gen của P là: Ab

aB  Tần số hoán vị gen f = 2 x 20% = 40% - Lập sơ đồ lai: P: Ab aB x Ab aB GP: AbaB= 0,3 AbaB = 0,3 ABab= 0,2 ABab= 0,2 F1: 0,09Ab Ab: 0,09Ab aB : 0,09Ab aB : 0,09aB aB 2 (0,06Ab Ab: 0,06Ab ab : 0,06AB aB : 0,06aB ab) 0,04 AB AB: 0,04 AB ab : 0,04AB ab : 0,04ab ab Kiểu hình: 0,54 đỏ, tròn: 0,21 đỏ, dẹt: 0,21 trắng, tròn: 0,04 trắng, dẹt . Trường hợp 2: ab ab= 0,04 = 0,1 x 0,4 = 10% x 40% Hai TH này . Trường hợp 2: ab ab= 0,04 = 0,5 x 0,08 = 50% x 8% làm tương tự 2.4.5. Bài tập về di truyền liên kết với giới tính

a. Di truyền liên kết với giới tính

Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng các gen quy định tính trạng thường nằm trên nhiễm sắc thể giới tính. Vì vậy những tính trạng do các gen đó quy định thường liên quan đến giới tính. Chúng di truyền theo những quy luật riêng, đó là di truyền thẳng hoặc di truyền chéo.

b. Các bƣớc giải bài tập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

37 Bước 2: Xác định kiểu gen của bố mẹ Bước 3: Lập sơ đồ lai

c. Ví dụ minh họa

Bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X quy định. Gen trội m cũng nằm trên X quy định tính trạng bình thường.

1. Lập sơ đồ lai và giải thích cho mỗi trường hợp sau.

a. Trong một gia đình bố mẹ bình thường đứa con trai bị bệnh mù màu.

b. Trong một gia đình có nửa số con trai và nửa số con gái mù màu, số con còn lại có kiểu gen bình thường gồm có trai và gái.

2. Bố mẹ đều không bị mù màu, sinh được một con gái không bị mù màu. Đứa con trai bị mù màu. Đứa con gái lớn lên lấy chồng không bị bệnh mù màu thì có thể sinh ra đứa cháu bị mù màu hay không? Nếu có thì xác xuất là bao nhiêu phần trăm.

Bài giải:

1. Lập sơ đồ lai và giải thích cho mỗi trường hợp trên.

a. Con trai bị bệnh mù màu có kiểu gen XmY nhận giao tử Xm

từ mẹ và giao tử Y từ bố. Bố mẹ bình thường do đó kiểu gen của bố mẹ là.

- Kiểu gen của mẹ: XM

Xm

- Kiểu gen của bố: XMY - Sơ đồ lai: P: XM Xm x XM Y GP: XM : Xm XM : Y F1: 1 XM XM : 1XM Xm : 1XM Y: 1Xm Y Kiểu hình: 3 bình thường: 1 mù màu. b. Con gái mù màu có kiểu gen Xm

Xm

chứng tỏ bố và mẹ đều cho giao tử Xm. Kiểu gen của bố là: Xm

Y (mù màu) .

- Mặt khác con trai bình thường có kiểu gen XMY chứng tỏ mẹ phải cho giao tử XM

Kiểu gen của mẹ là: XM

Xm

(bình thường). - Sơ đồ lai: P: XMXm x XmY

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 38 GP: XM: Xm Xm: Y F1: 1XM Xm : 1Xm Xm : 1XM Y: 1Xm Y Kiểu hình: 1

2số con gái bình thường: 1

2số con gái mù màu. 1

2số con trai bình thường: 1

2số con trai mù màu. 2. Đứa con trai mù màu XmY chứng tỏ mẹ tạo giao tử Xm

- Vậy mẹ không mù màu có kiểu gen: XM

Xm

- Bố không mù màu có kiểu gen: XMY

- Sơ đồ lai: P: XM Xm x XM Y GP: XM : Xm XM : Y F1: 1 XM XM : 1XM Xm : 1XM Y: 1Xm Y

Kiểu hình: Con gái không mắc bệnh: 1 con trai bình thường: 1 con trai bị mù màu.

- Đứa con gái không bị bệnh mù màu có thể có kiểu gen là XM

XM

hoặc XM

Xmvà xác xuất để mỗi kiểu gen xuất hiện ở người con gái là 50%.

+ Nếu người con gái có kiểu gen XM

XM

lấy chồng không bị bệnh mù màu có kiểu gen XMY. - Sơ đồ lai: P: XM XM x XM Y GP: XM XM : Y F1: 1 XM XM : 1 XM Y

Kiểu hình: Các cháu đều không bị bệnh.

+ Nếu người con gái có kiểu gen XM

Xm

lấy chồng không bị bệnh mù màu có kiểu gen XM Y. Sơ đồ lai: P: XM Xm x XM Y GP: XM : Xm XM : Y F1: 1 XM XM : 1XM Xm : 1XM Y: 1Xm Y

Kiểu hình: Cháu 75% không mù màu: 25% mù màu - Vậy con gái có thể sinh cháu bị mù màu có kiểu gen XM

Xm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

39

- Xác xuất để xuất hiện đứa cháu bị bệnh mù màu là: 50% x 25% = 12,5%

2.5. Sử dụng bài tập trong dạy học chƣơng II "Tính quy luật của hiện tƣợng di truyền"

2.5.1. Sử dụng bài tập trong khâu nghiên cứu tài liệu mới* Tiêu chuẩn của bài tập trong khâu nghiên cứu tài liệu mới * Tiêu chuẩn của bài tập trong khâu nghiên cứu tài liệu mới

- Mỗi bài tập phải định hướng và tổ chức được các hoạt động tự lực, cho học sinh làm việc với sách giáo khoa và các nguồn tài liệu khác cần cho việc giải bài tập để chiếm lĩnh tri thức mới.

- Mỗi bài tập phải hàm chứa một lượng kiến thức để khi tổ chức cho học sinh giải bài tập sẽ hình thành được kiến thức mới.

- Các bài tập phải được sắp xếp một cách có hệ thống, để tổ chức học sinh lần lượt giải các bài tập sẽ lĩnh hội được kiến thức có hệ thống theo mục tiêu bài học.

* Sử dụng bài tập trong khâu nghiên cứu tài liệu mới

Bước 1: Nêu nhiệm vụ nhận thức, định hướng học sinh nhận ra vấn đề cần học tập.

Bước 2: Nêu tiêu chuẩn bài tập, chọn bài tập đưa đến cho học sinh. Bước 3: Học sinh nghiên cứu bài tập nhận ra điều kiện đã cho và yêu cầu cần tìm qua đọc sách giáo khoa có hướng dẫn.

Bước 4: Học sinh xác lập mối quan hệ giữa điều kiện đã cho và yêu cầu cần tìm.

Bước 5: Diễn đạt lời giải, xác định kết quả của mỗi học sinh.

Bước 6: Bổ sung, kết luận rút ra kiến thức mới: thảo luận nhóm, bổ sung hoàn chỉnh của giáo viên.

Để trả lời được các câu hỏi học sinh vừa phải huy động tiềm năng vốn có vừa thiết lập quan hệ từ giả thiết qua nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa để bộc lộ ra đáp số. Đáp số chính là kiến thức cần lĩnh hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

40

2.5.2. Sử dụng bài tập trong khâu củng cố hoàn thiện kiến thức * Tiêu chuẩn bài tập trong khâu củng cố và hoàn thiện kiến thức * Tiêu chuẩn bài tập trong khâu củng cố và hoàn thiện kiến thức

- Bài tập phải có tác dụng hệ thống hóa ở mức cao hơn, phạm vi rộng hơn, nâng cao kiến thức mà học sinh đã chiếm lĩnh được.

- Bài tập phải có tác dụng khắc sâu, mở rộng kiến thức và giải quyết các tình huống khác nhau trong học tập, trong nhận thức lý thuyết và trong thực tiễn. - Bài tập phải có tác dụng cung cấp thông tin ngược giúp giáo viên có cơ sở điều chỉnh quá trình dạy - học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.

* Biện pháp sử dụng bài tập trong khâu củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bước 1: Chọn bài toán.

Bước 2: Tổ chức cho học sinh giải bài tập theo sự chỉ đạo của giáo viên. Bước 3: Thảo luận, thống nhất nội dung, đề xuất các vấn đề giải quyết. Bước4: Tổng kết chung toàn lớp, thống nhất trả lời, giải đáp thắc mắc. Học sinh giải được bài tập toán sinh ở khâu củng cố được coi là biện pháp hữu hiệu để củng cố, hoàn thiện kiến thức cho học sinh, phát hiện khiếm khuyết, bổ sung những nhận thức chưa đúng của học sinh trên cơ sở đó phát hiện được những hạn chế trong quá trính dạy - học. Từ đó giáo viên có những điều chỉnh phù hợp.

2.6. Bài tập sử dụng trong các khâu của QTDH 2.6.1. Bài tập hình thành kiến thức mới 2.6.1. Bài tập hình thành kiến thức mới

Bài 1: Cho lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản: Hoa đỏ và hoa trắng. Thu được F1 đồng loạt hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ 3/4 hoa đỏ: 1/4 hoa trắng.

1. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2?

2. Nếu cho F2 tự thụ phấn xác định kết quả ở F3?

Bài 2: Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn. (Hai cặp alen nằm trên 2 cặp NST tương đồng). Đem lai 2 thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

41

tương phản. Vàng trơn, xanh nhăn. Hãy xác định sự phân li về kiểu gen và kiểu hình ở F1 và F2.

Bài 3: Cho lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng thu được F1 đồng loạt hoa đỏ. cho F1 tự thụ phấn, F2 có tỉ lệ phân li như sau: 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng.

1. Biện luận viết sơ đồ lai P đến F2.

2. Giải thích sự hình thành màu hoa. Xác đinh quy luật di truyền chi phối phép lai.

Bài 4: Cho lai lúa mì thuần chủng màu đỏ đậm với lúa mì màu trắng. Thu được F1 100% lúa mì màu hồng. Cho F1 x F1 có F2 phân li như sau : 15 đỏ: 1 trắng ( Màu đỏ biểu hiện ở các mức độ khác nhau)

Bài 5: Ở ruồi giấm gen B quy định tính trạng thân xám, b quy định thân đen, gen V quy định cánh dài, gen v quy định cánh cụt. Cho lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài với thân đen, cánh cut. Được F1 100% ruồi giấm thân xám, cánh dài. Cho ruồi đực F1 lai với ruồi cái thân đen, cánh cụt được Fb: 1/2 thân xám, cánh dài: 1/2 thân đen, cánh cụt.

Biện luận, viết sơ đồ lai từ P đến Fb?

Bài 6: Ở ruồi giấm khi cho ruồi thuần chủng thân xám, cánh dài lai với ruồi thân đen, cánh cụt. Ở F1 thu được 100% thân xám, cánh dài. Khi cho con cái F1 lai phân tích kết quả thu được Fb có tỉ lệ 0.415 xám, dài: 0.415 đen, ngắn: 0.085 xám, dài: 0.085 đen, dài.

Giải thích kết quả ở Fb?

Bài 7: : Ở ruồi giấm màu mắt đỏ do gen W quy định, gen w quy định màu mắt trắng. Cho lai ruồi cái mắt đỏ thuần chủng với ruồi đực mắt trắng, F1 thu được toàn ruồi mắt đỏ. Cho các ruồi F1 giao phối với nhau được F2: 3 mắt đỏ: 1 mắt trắng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

42

Bài 8: Một người đàn ông bị bệnh dính ngón tay số 2 và số 3 kết hôn với một người đàn bà bình thường. Hỏi con trai hay con gái của họ có bị mắc bệnh trên không (Biết rằng bệnh này do gen lặn nằm trên NST Y quy định

2.6.2. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài 9: 1. Khi khảo sát tính trạng hình dạng quả do một gen quy định. Người ta đem lai giữa cây quả tròn với cây quả bầu thu được F1 đông loạt quả tròn. a. Từ kết quả trên ta kết luận được điều gì?

b Cho F1 tự thụ phấn, xác định kết quả F2?

2. Dựa trên kiểu hình cây qủa tròn đời F2 ta có thể biết chắc chắn kiểu gen của chúng hay không? Vì sao? Hãy nêu phương pháp xác định kiểu gen của chúng?

Bài 10: Cho lai 2 dòng chuột côbay thuần chủng: lông đen, ngắn với lông trắng, dài. Thu được F1 đồng loạt chuột lông đen, ngắn. Cho chuột F1 giao phối với nhau thu được: 27 đen, ngắn: 10 đen, dài: 8 trắng, ngắn: 4 trắng, dài. 1. Biện luận, viết sơ đồ lai từ P  F2.

2. Nếu cho chuột F1 giao phối với chuột lông trắng, ngắn thì thu được kết quả như thế nào?

Bài 11: Cho hai nòi thuần chủng lông đen và lông trắng lai với nhau được F1 đều lông đen.

1. Cho F1 tiếp tục giao phối với nhau được F2 cũng xuất hiện lông đen và lông trắng. Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2.

2. Cho F2 lai phân tích thì kết quả về kiểu gen và kiểu hình ở phép lai như thế nào? (Biết rằng gen quy định màu lông nằm trên NST thường).

Bài 12: Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau cơ bản giữa quy luật phân li độc lập các cặp tính trạng với quy luật liên kết gen

Bài 13: Ở cà chua gen A quy định thân cao, a thân thấp, B quả đỏ, b quả vàng. Cho cà chua thân cao, quả đỏ lai với cà chua thân thấp, quả vàng được F1: 81 cây thân cao, quả đỏ: 79 cây thân thấp, quả vàng: 21 cây thân cao, quả vàng: 19 cây thân thấp, quả đỏ. Biện luận viết sơ đồ lai từ P đến F1?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

43

Bài 14: Bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X quy định. Gen

Một phần của tài liệu sử dụng bài tập để nâng cao chất lượng dạy học chương tính quy luật của hiện tượng di truyền (sinh học 12) (Trang 38 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)