Để đảm bảo cho việc CVKHCN được đồng bộ, thống nhất, xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận, từng cấp, từng cá nhân tham gia trong quá trình CVKHCN, BIDV đã ban hành nhiều văn bản quy định cụ thể, trước đây được lồng ghép vào quy trình cấp tín dụng và Sổ tay tín dụng. Sau nhiều lần nghiên cứu chỉnh sửa, gần đây nhất Hội sở chính đã ban hành chính thức về CVKHCN áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống (tại Quy định số 4072/QĐ-PTSPBL1 ngày 15/7/2009).
Hiện nay, Chi nhánh Thăng Long thực hiện CVKHCN theo đúng quy định trên, để đảm bảo tuân thủ tính thống nhất trong toàn hệ thống BIDV. Trong quy định này, trình tự CVKHCN được quy định khá chặt chẽ, rõ ràng, đảm bảo an toàn, hiệu quả, thuận tiện và áp dụng thống nhất, yêu cầu tuân thủ cao, trình tự CVKHCN tại chi nhánh có thể tóm tắt gồm những bước sau:
Bộ phận QHKH cá nhân tiếp cận với khách hàng vay vốn, lập tờ trình lên Phó giám đốc phụ trách QHKH rồi chuyển qua phòng Quản lý rủi ro. Bộ phận QLRR tiến hành thẩm định hồ sơ khách hàng, tài sản đảm bảo. Bộ phận Quản trị tín dụng duyệt giải ngân, lưu trữ hồ sơ khách hàng. Kiểm tra giám sát trong khi vay.
Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay.
Hồ sơ của một khoản cho vay KHCN sẽ luân chuyển qua 4 bộ phận phòng ban liên quan trong chi nhánh: Phòng quan hệ khách hàng cá nhân, Phòng quản lý rủi ro tín dụng, Phòng quản trị tín dụng và phòng giao dịch KHCN để thực hiện các bước: Lập hồ sơ vay vốn, phân tích tín dụng, ra quyết định tín dụng, giải ngân, giám sát tín dụng và thanh lý hợp đồng tín dụng.
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn - Về cơ bản sẽ gồm 3 bước nhỏ sau:
a, Tiếp thị tới khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam:
Cán bộ QHKHCN là những người trực tiếp thực hiện công việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng đối với KHCN. Tất cả cán bộ QHKHCN có trách nhiệm trực tiếp tiếp thị toàn diện các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng hiện hành của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam tới các khách hàng, bao gồm các nhóm: Sản phẩm CVKHCN; sản phẩm huy động vốn; sản phẩm dịch vụ gia tăng, Ngân hàng hiện đại…
b, Gặp gỡ, phỏng vấn và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn:
Khi KHCN có nhu cầu sử dụng sản phẩm của Ngân hàng, Cán bộ QHKHCN tiến hành phỏng vấn sơ bộ khách hàng để làm rõ các nội dung sau đây:
- Nắm bắt nhu cầu tín dụng, điều kiện của khách hàng;
Theo quy định tại từng sản phẩm CVKHCN cụ thể, cán bộ QHKHCN được phân công có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn một cách chi tiết, đầy đủ và yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ một lần tránh việc gây phiền hà cho khách hàng. Trên cơ sở đó xác định và tư vấn cho khách hàng sử dụng sản phẩm CVKHCN phù hợp nhất.
c, Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ vay vốn:
Bước này do cán bộ QHKHCN thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:
Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng Khả năng sử dụng vốn vay
Khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi)
Cán bộ QHKHCN nhận hồ sơ, kiểm tra sự đầy đủ, tính phù hợp của các hồ sơ do khách hàng cung cấp.
Bước 2: Phân tích tín dụng - Đánh giá, phân tích hồ sơ, lập và phê duyệt báo cáo đề xuất tín dụng:
Nội dung phân tích :
- Thông tin khách hàng: Họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi ở, lịch sử tình trạng gia đình, thông tin nghề nghiệp và các thông tin có liên quan khác.
- Năng lực tài chính của khách hàng: đánh giá tình hình tài chính của khách hàng như thu nhập, lương thưởng, hoạt động sản xuất kinh doanh, ...
- Lịch sử quan hệ tín dụng: bao gồm tất cả các thông tin liên quan đến những quan hệ tín dụng của khách tại Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam và tại các tổ chức tín dụng khác.
- Phương án sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn: phân tích tính khả thi, tính hiệu quả của phương án vay vốn.
- Tài sản đảm bảo: xem xét tính pháp lý, tính khả mại, giá trị tài sản, ...
Sau khi đánh giá đầy đủ các yếu tố, đối chiếu với các điều kiện của sản phẩm CVKHCN, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, cán bộ QHKHCN lập báo cáo đề xuất tín dụng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bước 3: Ra quyết định tín dụng
- Trong phạm vi thẩm quyền của Chi nhánh:
+ Khoản vay phải qua bộ phận quản lý rủi ro thẩm định lại: đối với khoản vay lớn có tính phức tạp, độ rủi ro cao thì bắt buộc phải qua bộ phận quản lý rủi ro thẩm định lại trước khi ra quyết định cấp tín dụng, các mức, loại hình cụ thể do Giám đốc chi nhánh quyết định trong phạm vi phân cấp thẩm quyền mà BIDV giao cho từng thời kỳ. Những trường hợp này Hội đồng tín dụng Chi nhánh và Giám đốc là người ra quyết định cấp tín dụng.
+ Khoản vay không phải qua bộ phận quản lý rủi ro: là khoản vay có giá trị nhỏ, độ rủi ro không cao, đơn giản, Phó giám đốc quan hệ khách hàng là người ra quyết định cấp tín dụng.
- Khoản vay vượt thẩm quyền của Chi nhánh: Chi nhánh trình Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam phê duyệt.
Bước 4: Giải ngân
Sau khi có quyết định cấp tín dụng, khách hàng và Ngân hàng thực hiện ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và thực hiện các thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo và các điều kiện khác trong quyết định cấp tín dụng của Ngân hàng.
Căn cứ hợp đồng tín dụng và các chứng từ giải ngân, các bộ phận có liên quan (Phòng Quan hệ KHCN, Phòng Quản trị tín dụng, Phòng Dịch vụ KHCN) thực hiện giải ngân cho khách hàng theo đúng quy định.
Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với nhu cầu vay vốn thực sự của khách hàng, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc của khách hàng.
Bước 5: Giám sát tín dụng
Cán bộ QHKHCN có trách nhiệm kiểm tra, giám sát khách hàng vay, khoản vay, mục đích sử dụng vốn vay theo các nội dung:
- Kiểm tra hoạt động, tình hình tài chính và các vấn đề có liên quan đến khách hàng vay.
- Kiểm tra, đánh giá, quản lý tài sản đảm bảo.
Trong quá trình kiểm tra, đánh giá, nếu phát hiện các dấu hiệu rủi ro, cán bộ QHKHCN phải đề xuất biện pháp phòng ngừa và báo cáo lãnh đạo chi nhánh chỉ đạo, xử lý kịp thời; định kỳ hàng tháng thực hiện đánh giá lại khoản vay, thực hiện Phân loại nợ theo đúng QĐ số 493 và QĐ số 18 của NHNN và các văn bản hướng dẫn của BIDV để ra chính sách cấp tín dụng phù hợp và là căn cứ để tính toán trích lập dự phòng rủi ro hàng quý.
Ngoài các nội dung giám sát tín dụng trên, về cơ bản sau khi cho vay, cán bộ QHKHCN cần theo dõi và bắt buộc phải thực hiện nghiêm túc những công việc chính liên quan đến khoản vay như sau:
a, Thu nợ:
Đến kỳ thu nợ gốc và/hoặc lãi, Ngân hàng tiến hành thu nợ theo đúng các điều khoản, điều kiện trong hợp đồng tín dụng đã ký.
b, Điều chỉnh tín dụng:
Khi khách hàng có nhu cầu điều chỉnh tín dụng hoặc Bộ phận QHKHCN chủ động đề xuất điều chỉnh tín dụng trên cơ sở đánh giá khoản vay, tài sản đảm bảo,… hoặc các thông tin cảnh báo của Bộ phận quản lý rủi ro thì CBQHKHCN phụ trách khoản vay là đầu mối tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung điều chỉnh tín dụng bao gồm:
+ Điều chỉnh hạn mức/số tiền vay + Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ
+ Điều chỉnh các điều kiện tín dụng: Biện pháp bảo đảm, tài sản bảo đảm… + Các điều chỉnh tín dụng khác.
Trình tự, thủ tục thực hiện như xem xét, phê duyệt đối với khoản vay mới, trên cơ sở có xem xét, đơn giản thủ tục.
c, Xử lý, thu hồi nợ quá hạn:
Đối với những khoản nợ quá hạn, nợ xấu Ngân hàng thường xuyên theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ, thực hiện các biện pháp xử lý thu hồi nợ theo đúng quy định của pháp luật.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
Khi khách hàng trả hết nợ, Ngân hàng thực hiện đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí,... để tất toán khoản vay, thanh lý hợp đồng tín dụng đồng thời thực hiện giải tỏa các hợp đồng bảo đảm tiền vay theo đúng quy định.
Ngoài ra, đối với từng cho vay cụ thể, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam cũng đã ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể như Quy định 6051/QĐ-PTSPBL1 về việc chiết khấu giấy tờ có giá đối với KHCN, Quy định số 6052/QĐ-PTSPBL1 về việc cho vay bảo đảm bằng giấy tờ có giá đối với KHCN, Quy định số 1066/QĐ- PTSPBL1 về việc cho vay mua ô tô đối với KHCN, hộ gia đình,…
2.2.2 Thực trạng mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh
2.2.2.1 Doanh số cho vay khách hàng cá nhân
Bảng 2.6: Doanh số CVKHCN của chi nhánh qua các năm
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu doanh số Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng Tăng trưởng % Số tiền Tỷ trọng Tăng trưởng % % % Doanh số CVKHCN 145 2.73 290 3.83 99.36 561 11.80 93.44
Doanh số cho vay 5,327 100 7,583 100 42.35 4,756 100 -37.28 (Nguồn: Báo cáo phòng QHKHCN qua các năm)
Biểu bảng 2.6 cho thấy, năm 2008, doanh số CVKHCN đạt 145.50 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 2.73% doanh số cho vay của chi nhánh là 1.125,972 tỷ đồng. Điều này cho thấy tỷ trọng CVKHCN trong hoạt động cho vay của chi nhánh là thấp, chi nhánh chưa thật sự chú trọng đến hoạt động CVKHCN. Năm 2008, Chi nhánh mới bắt đầu quan tâm đến mảng CVKHCN, nhưng vào thời điểm đó nền kinh tế có nhiều biến động, GDP chỉ đạt 6,3%, trong khi chỉ số tiêu dùng GDP lên tới hơn
20%, điều này không những làm giảm nhu cầu chi tiêu của KHCN mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hầu hết các Ngân hàng. Do đó, năm 2008 doanh số CVKHCN mới đạt con số khiêm tốn như vậy.
Đến năm 2010, Doanh số CVKHCN đã lên tới 561.07 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 11.8% trong tổng doanh số cho vay toàn chi nhánh, tăng trưởng 93% so với năm 2009. Từ những số liệu trên có thể thấy rằng, Doanh số CVKHCN của chi nhánh đang biến động theo chiều hướng tích cực, tăng với tốc độ nhanh hơn theo thời gian qua các năm trở lại đây, chứng tỏ chi nhánh đã có sự chú ý đến hoạt động CVKHCN. Tuy nhiên có thể thấy những con số trên chưa thật sự ấn tương, chi nhánh chưa thật sự đầu tư nhiều cho hoạt động này để tăng trưởng doanh số cho vay với tốc độ tốt nhất. Nếu như ở một số Ngân hàng khác có tỷ trọng doanh số CVKHCN khoảng 30% (Techcombank, ACB) thì ở chi nhánh con số mới chỉ dừng lại ở mức 11.8%, điều này cho thấy hoạt động CVKHCN của chi nhánh vẫn chưa thực sự được mở rộng và phát triển.
2.2.2.2 Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân
Bảng 2.7: Tình hình dư nợ CVKHCN toàn chi nhánh
Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Dư nợ CVKHCN 199 250.32 51.27 265 14.97
Dư nợ toàn chi nhánh 1,999 2,085.44 86.66 1,728 -357.38 Tỷ trọng dư nợ CVKHCN (%) 9.96 12.00 20.48 15.35 27.92
Hình 2.3: Tình hình dư nợ CVKHCN
(Nguồn: Báo cáo tình hình cho vay của phòng QHKH năm 2008-2010)
Hình 2.3 cho thấy: Dư nợ CVKHCN từ năm 2008 tăng trưởng liên tục với tốc độ tăng mạnh. (Ghi chú: Dư nợ toàn chi nhánh trong bảng trên gồm cả dư nợ ODA, Dư nợ CVKHCN gồm cả thấu chi và thẻ Visa). Đặc biệt có thể kể đến bước đột phá năm 2010, mặc dù dư nợ chung của toàn chi nhánh giảm do: từ cuối 2009 đến đầu năm 2010, Chi nhánh đã phát sinh một số khoản nợ xấu đã cho vay từ trước đó và chủ trương của Chi nhánh trong năm 2010 là tập trung huy động vốn, xử lý thu hồi nợ xấu. Chi nhánh cũng thực hiện rà soát lại chính sách khách hàng và áp dụng tỷ lệ tài sản đảm bảo cao hơn cho các khoản dư nợ. Điều này đã khiến cho một số khách hàng lớn không đáp ứng được về quy định TSĐB của Chi nhánh nên đã tạm dừng vay. Ngoài ra, Chi nhánh tạm dừng cho vay đối với khách hàng liên quan đến lĩnh vực rủi ro cao (kinh doanh bất động sản, chứng khoán, …). Tuy nhiên, với những yêu cầu chặt chẽ về chính sách khách hàng cũng như tài sản đảm bảo dư nợ CVKHCN năm 2010 vẫn tăng đáng kể so với năm 2009, kết quả có được là do chi nhánh đã chú trọng mở rộng hoạt động cho vay KHCN.
Như vậy, CVKHCN của chi nhánh đã không ngừng mở rộng về quy mô và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng dư nợ. Dư nợ CVKHCN tăng chủ yếu là do giá trị các khoản cho vay từ mua nhà, mua ô tô, cho vay tiêu dùng. Có được kết quả này còn do chi nhánh thực hiện duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng cũ, chủ động tìm kiếm khách hàng mới, thu hút thêm nhiều khách hàng vay. Đây được coi là thành công của chi nhánh trong việc duy trì và và mở rộng hoạt động này. 2.2.2.3 Tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân trong tổng dư nợ cho vay
Nếu đặt trong mối tương quan tổng thể, có thể thấy rằng CVKHCN ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng. Nếu như năm 2008, tỷ trọng CVKHCN chỉ ở mức 9.96%, thì đến năm 2010 con số này đã tăng lên gần gấp đôi 15.35% (biểu đồ 2.3). Điều này cho thấy vị trí ngày càng quan trọng của hoạt động CVKHCN. Dự kiến con số này sẽ tiếp tục tăng. Rõ ràng không thể phủ nhận vai trò của hoạt động CVKHCN đối với toàn hệ thống BIDV nói chung và Chi nhánh nói riêng trong các năm qua, tuy nhiên rõ ràng là CVKHCN còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động cho vay của chi nhánh, vì vậy chi nhánh cần có giải pháp kịp thời để mở rộng loại hình cho vay này.
2.2.2.4 Số lượng và lượt KHCN
Nhìn vào biểu bảng 2.6 ta thấy lượng KHCN của chi nhánh tăng trưởng mạnh, từ 346 người năm 2008 tăng lên 558 người năm 2010 với tốc độ tăng là 61.2%. Số lượt KHCN cũng tăng mạnh và cao đạt 837 lượt người năm 2010. Số lượng KHCN cao chứng tỏ sự tin tưởng của khách hàng dành cho Ngân hàng, đây là cơ sở chứng tỏ hoạt động CVKHCN của Ngân hàng ngày càng được mở rộng
Bảng 2.8: Số lượng và số lượt khách hàng cá nhân qua các năm
Đơn vị: Người, lượt
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số người/lượt Số người/lượt Số người/lượt
1. Số lượng khách hàng 346 496 558
2. Số lượt khách hàng 519 744 837
Trong số các khách hàng vay tại chi nhánh, tập trung chủ yếu vào sản phẩm vay tín chấp, vay mua ô tô, vay liên quan đến bất động sản. Trong đó số lượng khách hàng vay vốn liên quan đến mua nhà chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm, riêng năm 2010 lượng khách hàng vay vốn liên quan đến cầm cố sổ tiết kiệm tăng mạnh. Như vậy, sản phẩm cho vay mua nhà, mua ô tô là sản phẩm thu hút khách