0
Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP (Trang 57 -61 )

2 .3 Các biện pháp hạn chế RR tín dụng áp dụng tại MHB Đồng Tháp

2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Chi nhánh khai trương hoạt động gần 12 năm từ con số 0, một thời gian dài với nhiều biến động bất lợi cuả nền kinh tế nhưng có những kết quả như phân tích là sự nổ lực phấn đấu. Do vậy để đáp ứng cho yêu cầu phát triển chi nhánh cần có những cán bộ có kinh nghiệm công tác nhưng để giải quyết vấn đề náy cần phải có nhiều thời gian.

Bên cạnh đó trình độ ngoại ngữ cũng là một hạn chế lớn đối nhân viện của đơn vị trong khi địa bàn phục vụ đang có nhiều doanh nghiệp lớn hoạt động xuất khẩu nên lĩnh vực đầu tư xuất nhập khẩu hầu như không có, đây là thị phần béo bở mà các ngân hàng TMCP lớn đang thống lĩnh tại điạ bàn Đồng Tháp.

Chính sách tiền lương có nhiều vấn đề cũng như chính sách ưu đãi nhân viên và cán bộ chủ chốt không theo kịp như NHTMCP, do vậy đã không thu hút được nhân tài mà lại còn chảy máu chất xám, mất nhiều cán bộ nhân viên có tài sang làm NHTMCP và NHNN khác.

Do nhân lực còn mỏng nên cán bộ tín dụng đảm trách nhiều khách hàng, gây nên tình trạng quá tải, làm cho công tác theo dõi, kiểm tra không thường xuyên, không kịp thời phát hiện các diễn biến xấu của khách hàng dẫn đến rủi ro. Ngoài ra MHB Đồng Tháp cũng chưa hoạch định chính sách kinh doanh rõ ràng, chưa xây dựng được danh mục đầu tư …mà mới chỉ giải quyết công việc theo sự vụ từ đó dẫn đến mất cân đối trong ngành nghề đầu tư. Chưa chú trọng đến việc trao đổi học tập nâng cao khả năng chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ làm công tác tín dụng. Hiện tại MHB Đồng Tháp vẫn chưa có chiến lược trong việc tiếp thị tìm kiếm khách hàng, đây là vấn đề rất quan trọng trong bối cảnh thị trường tài chính ngân hàng từng bước mở cửa và cạnh tranh rất gay gắt.

CHƯƠNG 3:

CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PTN ĐBSCL - ĐỒNG THÁP

3.1.1. Định hướng phát triển của ngân hàng MHB đến năm 2015:

Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 là giai đoạn đặc biệt, ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long thực hiện cổ phần hóa, phát triển kinh doanh có hiệu quả, an toàn, hội nhập quốc tế và khu vực; với phương hướng nhiệm vụ như sau:

- Là một ngân hàng non trẻ, MHB đang thực hiện dự án hiện đại hóa ngân hàng theo hướng tự động hóa phù hợp với thông lệ quốc tế, có nhiều dịch vụ hiện đại phục vụ khách hàng.

Trong những năm tới, ngân hàng MHB sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả trong tất cả các mặt kinh doanh của ngân hàng cũng như nâng cao phong cách phục vụ khách hàng.

- Xây dựng ngân hàng MHB thành một ngân hàng chủ lực và hiện đại, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, ngày càng chiếm thị phần lớn ở Việt Nam.

- Đẩy mạnh công tác huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho toàn hệ thống. Tiến hành cơ cấu lại khách hàng để nâng cao hiệu quả kinh doanh và chất lượng tín dụng.

- Chuyển dịch cơ cấu nguồn thu của ngân hàng theo hướng gia tăng nguồn thu từ dịch vụ, phát triển dịch vụ ngân hàng, đa dạng thêm các phương pháp cung cấp dịch vụ tài chính hữu hiệu cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp phù hợp.

- Hoàn thành hệ thống văn bản, các chế độ, qui định một cách đồng bộ, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng đảm bảo hoạt động “An toàn - Bền vững - Hội nhập”.

Một số chỉ tiêu tăng trưởng của ngân hàng MHB:

- Tăng trưởng tổng tài sản: 25% hàng năm.

- Tăng trưởng nguồn vốn huy động: 30% hàng năm - Tăng trưởng hoạt động đầu tư: 25% hàng năm.

- Tỷ lệ nợ xấu (Nhóm 3, 4, 5) theo QĐ 493 và 18 ≤ 3% tổng dư nợ. - Tỷ lệ cho vay trung dài hạn ≤ 40% tổng dư nợ

- Dự phòng rủi ro tính đủ theo QĐ 493 và 18 - Lợi nhuận tăng 25% hàng năm

3.1.2 Định hướng của ngân hàng MHB Chi nhánh Đồng Tháp:

- Tận dụng cơ hội và lợi thế, uy tín của mình trên địa bàn tiếp tục phát triển về mọi mặt trong hoạt động kinh doanh, tập trung cho vay khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ cấu lại danh mục khách hàng, loại bỏ khách hàng xấu

- Xây dựng nền tảng khách hàng ổn định, vững mạnh, củng cố và đẩy mạnh quan hệ với khách hàng VIP, mở rộng mạng lưới khách hàng...

- Củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

- Thực hiện cải cách hành chính, phong cách giao dịch, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thương hiệu của ngân hàng MHB chi nhánh Đồng Tháp.

- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ thực hiện nghiệp vụ tín dụng, thẩm định, quản lý tín dụng để có được một đội ngũ cán bộ có tính nguyên tắc và tính kỷ luật cao, tuân thủ tuyệt đối quy trình, trình độ nghiệp vụ cao (am hiểu chuyên sâu về các ngành, lĩnh vực mà khách hàng hoạt động, năng động và sáng tạo trong xử lý công việc, thiện chiến trong thị trường tín dụng, kiến thức pháp lý chắc chắn).

* Một số chỉ tiêu cơ bản: - Huy động vốn tăng 30% hàng năm. - Tổng dư nợ cho vay tăng 25% hàng năm. - Tỷ lệ cho vay trong dài hạn ≤ 40% tổng dư nợ - Nợ xấu/tổng dư nợ: dưới 2,5% .

- Thu phí dịch vụ: tăng 20-25% hàng năm. - Lợi nhuận tăng 25% năm.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP (Trang 57 -61 )

×