0
Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Mô hình tổ chức và quản lý

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP (Trang 30 -77 )

Về cơ cấu tổ chức thì MHB Đồng Tháp gồm có:

1 - Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm chung và điều hành toàn bộ hoạt động của MHB Đồng Tháp .

1 - 02 Phó giám đốc: Chịu trách nhiệm về một số nghiệp vụ cụ thể theo sự phân công của giám đốc.

2 - 01 phòng hành chánh nhân sự 3 - 01 phòng kiểm tra nội bộ 4 - 01 phòng kế toán- ngân quỹ 5 - 01 phòng vốn

6 - 01 phòng kinh doanh

7 - 01 phòng quản lý rủi ro tín dụng & hỗ trợ kinh doanh

Mô hình tổ chức của MHB Đồng Tháp được mô tả cụ thể như sau:

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BAN GIÁM ĐỐC Phịng quản rủi ro Phịng nguồn vốn Phịng kinh doanh Phòng hành chánh nhân sự Phịng kiểm tra nội bộ Phịng kế tốn ngn quỹ PGD trực thuộc

2.14 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban: Ban Giám Đốc:

Điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL, trước pháp luật về mọi hoạt động của chi nhánh. Tổ chức hạch toán kế toán theo đúng pháp lệnh thống kê, phân phối tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động theo kết quả kinh doanh và quy chế tài chính của ngân hàng PTN ĐBSCL.

Phòng hành chính nhân sự.

Thực hiện nhiệm vụ tổ chức, sắp xếp, bố trí nhân sự giữa các phòng ban, tạo điều kiện cho các phòng ban thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình như cung cấp thiết bị đồ dùng, bố trí nhân sự, quản lý lao động, chi trả lương cho người lao động, đào tạo nhân viên, thực hiện chính sách cán bộ, thực hiện công tác thi đua khen thưởng.

Phòng kinh doanh

Là đầu mối thiết lập và tiếp nhận mọi yêu cầu đề nghị liên quan đến nhu cầu vay vốn cũng như các yêu cầu khác của khách hàng. Thực hiện công tác tiếp thị, mỡ rộng địa bàn và khách hàng cho chi nhánh.

Phòng quản lý rủi ro :

Nghiên cứu, phân tích, thẩm định, tái thẩm định và đánh giá rủi ro đối với những khoản vay vượt mức quy định của Phòng kinh doanh, phòng giao dịch chuyển sang nhằm đảm bảo các khoản đầu tư cho vay tuân thủ đầy đủ quy trình tín dụng hiện hành, đồng thời kiểm soát thực hiện đúng cơ cấu danh mục đầu tư đã phê duyệt.

Bộ phận Hổ trợ kinh doanh:

Quản lý hồ sơ tín dụng, phối hợp cán bộ kinh doanh để nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng và hỗ trợ cán bộ kinh doanh trong việc theo dõi tình hình khoản vay, là nguồn cung cấp thông tin chính xác cho ban lãnh đạo góp phần giảm thiểu rủi ro tác nghiệp, đồng thời tham gia xử lý các khoản nợ xấu được lãnh đạo phân công, khởi kiện, bán đấu giá và đôn đốc thi hành án.

Phòng kế toán ngân quỹ.

Thực hiện các bút toán liên quan đến quá trình thanh toán như: Uỷ nhiệm thu, chi, kế toán các khoản thu chi trong ngày. Mở tài khoản mới cho khách hàng, thực hiện các bút toán chuyển khoản giữa các ngân hàng với khách hàng, với ngân hàng khác và với ngân hàng trung ương. Thực hiện công tác điện toán và xử lý thông tin.

Phòng Kiểm tra nội bộ

Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động của các phòng ban trong việc thực hiện các quy định của Ngân hàng trung ương, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ tín dụng ngân hàng.

Phòng nguồn vốn

Thực hiện các nghiệp vụ như : Quản trị thanh khoản, kế toán vốn, kinh doanh ngoại tệ, thiết kế, điều chỉnh lãi suất tiền gửi và cung cấp vốn tại địa bàn kinh doanh đầu tư. Chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo về tính chính xác, hiệu quả công tác quản trị vốn, quản trị thanh khoản, kinh doanh ngoại tệ và chất lượng công tác.

Phòng giao dịch trực thuộc:

Là các đơn vị giao dịch trực thuộc chi nhánh tỉnh. Khi ký kết hợp đồng vượt mức ủy quyền phán quyết thì giám đốc Phòng giao dịch có trách nhiệm

thẩm định hồ sơ vay vốn theo đúng quy trình tín dụng sau đó trình và gủi toàn bộ hồ sơ vay vốn cho Giám đốc chi nhánh tỉnh xem xét, phê duyệt.

2.1.5 Kết quả kinh doanh tại MHB Đồng Tháp giai đoạn 2008-2010.

Qua số bảng số liệu 2.1 chúng ta thấy rằng, Trước sự suy thoái của nền kinh tế thế giới trong các năm qua, nền kinh tế Việt Nam của chúng ta cũng chịu sự ảnh hưởng khá nặng nề nhưng tình hình hoạt động kinh doanh 3 năm qua của MHB Đồng Tháp tuy có biến động nhưng rất khả quan. Cụ thể trong năm 2008 lợi nhuận đạt 35 tỷ đồng tăng 16% so với năm 2007, năm 2009 đạt 33 tỷ đồng giảm 5.7% so với năm 2008, năm 2010 đạt 40 tỷ đồng tăng 21% so với năm 2009. Nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng vẫn tập trung vào nguồn thu lãi cho vay và một số nghiệp vụ khác như: Phí dịch vụ, kinh doanh ngoại tệ…

Mặt dù Hoạt động huy động hàng năm của MHB Đồng Tháp điều tăng trưởng tốt nhưng số dư huy động không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay, chưa tự chủ được nguồn vốn mà nhận vốn điều hoà từ hội sở là chính cho nên chi phí trả lãi vốn điều hoà hằng năm cũng tăng theo ảnh hưởng đến lợi nhuận hàng năm của đơn vị. Thu nhập và chi phí của MHB Đồng Tháp được thể hiện tại biểu đồ 2.1 và bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của MHB Đồng Tháp

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2008 2009 2010

Chỉ tiêu Số tiền Số tiền

Tốc độ tăng trưởng so với 2008 Số tiền Tốc độ tăng trưởng so với 2009 1. Thu nhập 251 198 -21% 238 20%

-Thu lãi cho vay 236 189 -20% 224 18%

-Thu lãi tiền gửi 6.7 2 -70% 4.3 215%

-Thu phí DV 0.7 0.4 -53% 1.7 425%

-Thu Khác 7.6 6.6 -13% 8 21%

2.Chi phí 216 165 -24% 198 20%

-Trả lãi tiền gửi 61 48 -21% 51 6%

-Trả lãi tiền vay 123 91 -26% 112 23%

-Trả lãi PHGTCG 2 2.2 10% 4 81%

-Chi hoạt động DV

0.4 0.3 -25% 0.3

-Chi lương 8.8 8 -9% 12 50%

-Chi QL & Công cụ

-Chi về tài sản 2 2 3.2 60% -Chi Phí DP&BHTG 10 5 -50% 6.4 28% -Chi Khác 5.8 5 -14% 5.1 2% 3.Lợi nhuận 35 33 -5.7% 40 21%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm tại MHB Đồng Tháp.

Qua bảng số liệu trên, thu lãi tiền vay vẫn là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng. Cụ thể trong năm 2008 tổng thu nhập của MHB Đồng Tháp là 251 tỷ đồng thì thu lãi tiền vay số tiền là 236 tỷ đồng đã chiếm khoảng 94% so với tổng thu nhập của ngân hàng, năm 2009 chiếm 95%, năm 2010 chiếm 94% so với tổng thu nhập của ngân hàng. Điều này cho thấy rằng cơ cấu thu nhập của đơn vị từ hoạt động tín dụng là chính.

2.2 THỰC TRẠNG VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG 2.2.1 Hoạt động tín dụng của MHB Đồng Tháp.

Hoạt động tín dụng chiếm trên 80% trong khoản mục tài sản có của ngân hàng và cũng là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Hiện nay MHB Đồng Tháp sử dụng vốn chủ yếu để cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đến tất cả các đối tượng khách hàng đặc biệt đẩy mạnh cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân, thể nhân. Tình hình cho vay tại MHB Đồng Tháp có sự tăng trưởng không ổn định trong những năm gần đây. Dư nợ năm 2008 đạt 1.292 tỷ đồng giảm 4% so với năm 2007, năm 2009 đạt 1.558 tỷ đồng tăng 20% so với năm 2008, năm 2010 đạt 1.511 tỷ đồng giảm 3% so với năm 2009.

Năm 2008 dư nợ giảm 48 tỷ đồng nguyên nhân là do MHB Đồng Tháp đã đề nghị Hội sở chính nâng cấp 01 PGD trực thuộc lên thành chi nhánh trực thuộc Hội sở chính, không còn trực thuộc MHB Đồng Tháp vì vậy số liệu

hoạt động kinh doanh cũng được tách theo dẫn đến dư nợ cho vay giảm. Năm 2010 dư nợ giảm 47 tỷ đồng nguyên nhân do trong năm 2010 Hội sở chính giao chỉ tiêu kế hoạch giảm dư nợ cho vay MHB Đồng Tháp nên buộc lòng MHB Đồng Tháp phải giảm dư nợ cho vay, không tăng trưởng tín dụng.

Bên cạnh đó tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của MHB Đồng Tháp trong 3 năm qua không biến động lớn, luôn đạt kế hoạch được giao và nằm trong mức cho phép. Cụ thể Năm 2009 tỷ lệ NQH, nợ xấu dưới 1%, năm 2010 so với năm 2009 có tăng nhưng không đáng kể. Điều này thể hiện chất lượng tín dụng tại MHB Đồng Tháp trong 3 năm qua tương đối tốt, đơn vị đã tìm kiếm được những khách hàng uy tín để đầu tư; đã triển khai tốt công tác xử lý, thu hồi nợ, không để NQH mới phát sinh nên tỷ lệ NQH, nợ xấu chiếm tỷ trọng thấp và đạt kế hoạch giao .

Bảng 2.2 Tình hình dư nợ & huy động vốn tại MHB Đồng Tháp.

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2008 2009 2010

Chỉ tiêu Số tiền Số tiền

(+),(-)so với 2008 Số tiền (+),(-) so với 2009 1.Vốn huy động 433 534 23% 610 14% 2.Dư nợ 1.292 1.558 20.7% 1.511 -3% -Ngắn hạn 1.015 1.196 17.8% 840 -29%

-Trung-dài hạn 277 362 30%% 671 85% 3.Nợ quá hạn 17.7 12.9 -27% 16.8 30% 4.Nợ xấu 16 9.6 -40% 15.1 57% 5.Nợ QH/Dư nơ(%) 1.37% 0.82% 1.11% 6.Nợ xấu/ Dư nợ(%) 1.25% 0.61% 1.0%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm tại MHB Đồng Tháp.

Biểu đồ 2.2. dư nợ & huy động vốn tại MHB Đồng

Phân loại dư nợ theo thành phần kinh tế: thực hiện chủ trương của

ban lãnh đạo Ngân hàng MHB, MHB Đồng Tháp đã từng bước chuyển dịch cơ cấu đầu tư tín dụng theo định hướng đó là mở rộng cho vay đối với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân, hộ gia đình, giảm tỷ trọng cho vay đối với khối doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt không cho vay đối với những doanh nghiệp nhà nước hoạt động không có hiệu quả. Chính vì vậy, cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế có sự thay đổi theo hướng đa dạng hoá đối tượng khách hàng và được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 2.3: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế tại MHB Đồng Tháp Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 Thnh phần kinh tế Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1.DNNN 31 2.4% 2.CTCP,TNHH,DNTN 101 7.8% 145 9% 257 17% 3.Cá nhân, Hộ gia đình 1.160 89.8% 1.413 91% 1.254 83% Tổng cộng 1.292 100 1.558 100 1.511 100

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm tại MHB Đồng Tháp.

Qua bảng số liệu trên cho chúng ta thấy tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước không tăng mà giảm luôn qua các năm cụ thể năm 2008 là 31 tỷ đồng chiếm 2.4% trong tổng dư nợ cho vay, năm 2009 và năm 2010 dư nợ bằng không. Bên cạnh đó khối doanh nghiệp vừ và nhỏ tăng trưởng ổn định qua các năm cụ thể năm 2008 là 101 tỷ đồng chiếm 7.8%/tổng dư nợ, năm 2009 là 145 tỷ đồng chiếm 9%/tổng dư nợ, năm 2010 là 257 tỷ đồng chiếm 17%/tổng dư nợ. Đặc biệt đối với thành phần kinh tế là cá nhân, hộ gia đình tăng trưởng rất tốt cụ thể như sau: năm 2008 là 1.160 tỷ đồng chiếm 89.9%/tổng dư nợ, năm 2009 là 1.413 tỷ đồng chiếm 91%/tổng dư nợ, năm 2010 là 1.254 tỷ đồng chiếm 83%/tổng dư nơ.

Như vậy MHB Đồng Tháp đã đa dạng hóa được đối tượng khách hàng, thay đổi chiến lược đầu tư, đầu tư vào nhiều đối tượng khách hàng khác nhau

để phân tán rủi ro tín dụng, điều này rất tốt trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của MHB Đồng Tháp.

Dư nợ phân theo tài sản đảm bảo: thực hiện chủ trương của ban lãnh đạo Ngân hàng MHB Đồng Tháp là hạn chế tối đa việc giải quyết cho khách hàng vay mà không có tài sản đảm bảo, ngoại trừ DNNN làm ăn có hiệu quả và cho vay tiêu dùng có thế chấp bằng quỹ lương .Vì vậy trong 03 năm qua, tỷ lệ dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo giảm dần qua các năm, cụ thể như sau: Năm 2009 giảm 28% so với năm 2008, năm 2010 giảm 16% so với năm 2009. Việc giảm dần dư nợ cho vay không có tài sản như trên là một chủ trương đúng đắng của lãnh đạo MHB Đồng Tháp nhằm hạn chế rủi ro trước tình biến động của nền kinh tế thế giới và trong nước trong thời gian qua đã làm cho một số doanh nghiệp trong nước làm ăn thua lỗ thậm chí phá sản dẫn đến không trả được nợ mà không có tài sản để xử lý.

Dư nợ phân theo tài sản đảm bảo

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2009 2009 2010

Chỉ tiêu Số tiền Số tiền

(+),(-) so với năm 2008 Số tiền (+),(-) so với năm 2009

1.DN cho vay có tài sản

đảm bảo 1.225 1.510 +23% 1.471 -2,5%

2.DN cho vay không tài

sản đảm bảo 67 48 -28% 40 -16%

Tổng cộng 1.292 1.558 +20% 1.511 -3%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm tại MHB Đồng Tháp.

Hoạt động bảo lãnh : Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ

thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay. Các rủi ro mà ngân hàng gặp phải thường là: Rủi ro do năng lực tài chính của khách hàng yếu kém, rủi ro do khả năng thực hiện hợp đồng của khách hàng không có, rủi ro do sai sót trong quá soạn thảo thư, hợp đồng...

Trong thời gian vừa qua hoạt động bảo lãnh tại MHB Đồng Tháp có sự phát triển tốt cả về mặt lượng thể hiện tại bảng 2.4 ở dưới đây và chất đó là chưa có khách hàng (bên được bảo lãnh) nào không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà ngân hàng phải thực hiện thay.

Để phát triển và mở rộng đối tượng khách hàng cũng như đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng bên cạnh những nghiệp vụ truyền thống thì MHB Đồng Tháp đã không ngừng giới thiệu và phát triển những các nghiệp vụ khác như bảo lãnh bao thanh toán, bảo lãnh tiền tạm ứng... Vì vậy số dư bảo lãnh năm sau cao hơn năm trước được thể hiện trong bảng 2.4 .

Bảng 2.4: Tình hình hoạt động bảo lãnh tại MHB Đồng Tháp

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2008 2009 2010

Chỉ tiêu Số tiền Số tiền với 2008(+,-) so Số tiền với 2008(+,-) so

1.Bảo lãnh dự thầu 1 0.9 -10% 10 1.100%

2.Bảo lãnh THHĐ 3.3 1.9 -42% 4.5 236%

3.Bảo lãnh thanh toán 0 0.2 200% 0.7 350%

4.BL khác 0.2 0.6 300% 0.3 -50%

Tổng cộng 4.5 3.6 -20% 15.5 430%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm tại MHB Đồng Tháp

2.2.2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PTN ĐBSCL- ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2008-2010 VÀ NGUYÊN NHÂN.

2.2.2.1 Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu tại MHB Đồng Tháp:

Thực trạng nợ quá hạn, nợ xấu tại MHB Đồng Tháp: Theo bảng 2.2 cho thấy nợ quá hạn, nợ xấu tại chi nhánh trong giai đoạn từ 2008 – 2010 có khi tăng có khi giảm, cu thể là giảm năm 2009 và tăng năm 2008 & 2010, đặc biệt nợ xấu tăng nhanh trong năm 2010 (từ 9.6 tỷ đồng lên 15.1 tỷ đồng). Nếu nhìn nhận sâu sắc ta thấy đây là hệ quả của việc tăng trưởng tín dụng, còn nhớ năm 2009 chi nhánh đã đạt mức tăng trưởng tín dụng mạnh (tăng 266 tỷ

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP (Trang 30 -77 )

×