Một số giải pháp khắc phục

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp ven biển Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu (Trang 41 - 46)

Chủ động phát triển nền nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong thời gian tới, để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, theo hướng chất lượng và bền vững, thích ứng với tình trạng

GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 42 biến đổi khí hậu và nước biển dâng [12] nhà nước ta cần quan tâm thực hiện đồng bộ một số giải pháp cơ bản sau đây:

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, công nghệ cao. Phát triển nông nghiệp kết hợp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, bảo vệ môi trường; giải quyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn gấp trên 2,5 lần so với hiện nay.

Chú trọng phát triển kinh tế vùng biển, ven biển có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định và bền vững; xem đây là khu vực kinh tế đa ngành, đa chức năng, cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại với các sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh cao. Tập trung xây dựng khu kinh tế Nam Phú Yên trở thành địa bàn phát triển đột phá, là trung tâm giao thương và công nghiệp, cảng biển của vùng duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Hoàn thành tuyến đường bộ ven biển, các tuyến đường nối từ quốc lộ 1A đến các xã bãi ngang ven biển. Tổ chức nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng đối với vùng ven biển để có giải pháp ứng phó phù hợp, đặc biệt là bảo đảm an toàn các khu dân cư và các đô thị ven biển.

Ưu tiên phát triển sự nghiệp an sinh xã hội cho dân cư ven biển: hệ thống an sinh xã hội cho dân cư ven biển bao gồm ba nội dung chủ yếu: chế độ bảo hiểm xã hội cộng đồng nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu, bảo đảm đời sống cơ bản của người có thu nhập thấp; chế độ y tế cộng đồng, nhằm giải quyết vấn đề khám, chữa bệnh; chế độ bảo hiểm hưu trí, nhằm bảo đảm cuộc sống cho người cao tuổi.

Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai, bão lũ; chủ động triển khai một bước các biện pháp thích ứng và đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Tích cực ngăn chặn, xử lý có hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất và đời sống nông thôn.

- Tiếp tục đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng nông sản chất lượng và hiệu quả cao với mô hình đa canh bền vững. Nghiên cứu hoàn chỉnh và khuyến cáo những mô hình sản xuất có hiệu quả để người dân áp dụng;

- Gắn công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp với phong trào kinh tế tập thể để xây dựng vùng sản xuất tập trung, ứng dụng hoàn chỉnh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh cơ giới hóa, quy trình hóa sản xuất tạo cơ sở vững chắc cho việc thực hiện sản xuất và có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm qua hợp đồng;

GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 43 - Xây dựng các chương trình, dự án cụ thể hóa quy hoạch thủy sản; xây dựng mô hình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn SQF 1000CM, theo hướng GAP, theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tăng cường thực hiện kế hoạch sản xuất theo nhóm nông dân, theo từng địa bàn, tạo điều kiện quản lý tài nguyên nước, môi trường trong vùng nuôi thủy sản theo các quy định của pháp luật. Tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng con giống, thức ăn, chế phẩm, hóa phẩm và các vật tư khác.

- Phát động nhân dân trồng cây phân tán trên các trục lộ giao thông, tuyến đê bao, kênh mương, cụm, tuyến dân cư, công sở, trường học, nông trường, trạm, trại, các điểm tham quan du lịch,… nhằm tạo cảnh quan môi trường, bóng mát, chắn sóng, cản lũ, bảo vệ công trình xây dựng và đê bao.

- Ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật như: tưới tiêu hợp lý; xây dựng hệ thống bảo vệ cây trồng; tận dụng nguồn nước mưa; chăm sóc nguồn đất chất lượng; giảm bớt quá trình làm đất thông thường; luân canh xen vụ cây trồng; sử dụng phương án chắn gió tại những vùng khô hanh, gió mạnh; phương án trồng cây kết hợp giữa nông nghiệp với lâm nghiệp; hạn chế sử dụng hóa chất; giảm thiểu phát tán khí methan trong chăn nuôi. Trồng rừng bảo vệ bờ biển và đê biển –bãi bồi làm giảm cường độ sóng biển –bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học –an ninh đa dạng sinh học là sự sống của con người.

Hình 16. Một nông dân tham gia trồng rừng và bảo vệ rừng, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản vùng đệm ven biển cù lao Cổ Chiên –Trà Vinh

GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 44 - Nghiên cứu, chọn tạo, khảo nghiệm các giống cây trồng, vật nuôi chịu ngập, chịu hạn để thích ứng với các vùng chịu ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu và nước biển dâng; nghiên cứu và quy hoạch các vùng sản xuất cây lương thực, rau, màu, cây công nghiệp, các vùng nuôi trồng thủy hải sản thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng…

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác động của biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trường nuôi trồng và tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên thủy hải sản. Song song đó, cần xây dựng các chính sách xã hội hỗ trợ cho người làm nông nghiệp trong điều kiện bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu (hỗ trợ kỹ thuật nuôi trồng mới, giảm chi phí, an toàn, hiệu quả cao; hỗ trợ tài chính cho các nông hộ sản xuất gặp rủi ro do biến đổi khí hậu, thiên tai…)

- Nhà nước cần tăng cường hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực BĐKH và thoả thuận hợp tác về cơ chế phát triển sạch, đẩy mạnh hợp tác tài chính, công nghệ và xây dưng năng lực trong giai đoạn mới sau Nghị định thư Kyoto, tích cực tham gia các cuộc hội thảo, hội nghị và đàm phán quốc tế về các vấn đề liên quan đến BĐKH.

GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 45

KẾT LUẬN

1. Vùng ven biển Việt Nam là một khu vực lãnh thổ rất có tiềm năng về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, có thể phục vụ hữu hiệu cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi khu vực đồng thời có vai trò đặc biệt quan trong đến phát triển kinh tế Việt Nam. Trải dài từ Bắc vào Nam, địa hình, địa mạo và các đặc diểm khí tượng, thủy văn thổ nhưỡng rất đa dạng, mỗi vùng miền có những đặc trưng riêng và tập quán canh tác nông nghiệp riêng.

2. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở dải ven biển cũng đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hoá và đa dạng hoá sản phẩm. Cùng với sự tăng trưởng sản lượng lương thực, các cây có giá trị kinh tế cao như cây rau, đậu, cây công nghiệp ngắn ngày....đang được phát triển mạnh. Các mô hình sản xuất trong trồng trọt và chăn nuôi đang được phát triển mạnh ở nhiều địa phương ven biển. Đặc biệt chăn nuôi và thủy sản tăng mạnh và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất nông nghiệp ven biển.

3. Biến đổi khí hậu có tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp vùng ven biển. Sự gia tăng nồng độ CO2 trong bầu khí quyển làm nhiệt độ Trái Đất nóng lên làm gia tăng các loài sâu bệnh, dịch hại. Nước biển dâng làm tình hình nhiễm mặn đất và nước ngày càng trầm trọng, ảnh hưởng nhiều nhất đến trồng trọt.

4. Giải pháp chung để sản xuất nông nghiệp ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu:

Đối với người dân: Bảo vệ rừng ngập mặn, tìm hiểu kĩ điều kiện địa phương để áp dụng phương pháp canh tác cụ thể, phù hợp, lựa chọn các loại cây trồng có khả năng chịu mặn, chịu hạn, ngắn ngày. Cải tạo đất bằng cách bón các loại phân hữu cơ. Kết hợp với các biện pháp tưới tiêu hợp lý.

Đối với cơ quan quản lý: để kinh tế nông nghiệp miền biển và vùng cát phát triển theo hướng bền vững, vấn đề quan trọng nhất là các ban, bộ, ngành ở Trung ương cũng như các cấp, các ngành, các địa phương, cần tạo điều kiện cho người dân được vay vốn phát triển khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy sản cũng như các ngành nghề khác; có chính sách hỗ trợ nông, ngư dân gặp khó khăn hoặc bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh… có vốn để tiếp tục duy trì và phát triển sản xuất.

GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Huy Bá, (2009). Môi trường tài nguyên đất Việt Nam, Nxb Giáo Dục, tr [660- 662], [920-922], [937-938], [956-959]

2. Bộ thủy sản, (2007), Đánh giá hiện trạng môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản

khu vực Bắc Trung Bộ, Dự án VIE/97/030, Hà Nội

3. Nguyễn Đức Chính, Vũ Cự Lập, (1970). Địa lý tự nhiên Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội

4. Phạm Hoàng Hải, Trần Nam Bình, Vương Tấn Công, (2004). Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

dải ven biển Việt Nam, Địa lý nhân văn số 1 (6), Viện KHVN

5. Thủ tướng chính phủ, (2011). Quyết định Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2015 và định hướng năm 2020

6. Võ Chí Tiến, Lê Thị Hoa Sen, Hoàng Thị Thái Hòa, Hoàng Mạnh Quân và Lê Đình Phùng, “Kiến thức bản địa và kinh nghiệm thực tiễn của người dân ứng phó với nhiễm nặm trong sản xuất nông nghiệp”, Kết quả nghiên cứu về nhiễm mặn ở Quảng Trị, trang 2

7. Nguyễn Khanh Vân, (2002). Đặc điểm tài nguyên khí hậu dải ven biển Việt Nam, Viện Địa lý, Hà Nội

8. Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, (2004). Cơ sở khoa học cho việc phát triển kinh tế - x. hội dải ven biển Việt Nam, Đề xuất các mô hình phát triển cho một số khu vực trọng điểm, Hà nội.

9. http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/72/2/2/58347/Binh-Dinh-Ba-giong- khoai-lang-trien-vong-.aspx 10. http://www.tinmoi.vn/khanh-hoa-trong-toi-tren-vung-dat-cat-ven-bien- 101017461.html 11. http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/sukien-ngayle/tgshnd/Pages/Nguyênnhân củabiếnđổikhíhậu.aspx 12. http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/nong-nghiep-nong-thon/2012/ 18058/Can-Tho-phat-trien-nen-nong-nghiep-thich-ung-voi-bien-doi.aspx 13. http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/nong-nghiep-nong-thon/2012/17587/ Quang-Tri-phat-trien-nong-nghiep-vung-bien-theo-huong-ben-vung.aspx 14. http://vaas.vn/kienthuc/cayngo/dattrongngovungbactrungbo.php

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp ven biển Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)