Để sử dụng tốt loại đất này, cần lưu ý những đặc tính chống xói mòn, rửa trôi đất. Cấm triệt để nạn phá rừng trên các vùng đất, đồi còn sót lại. Tăng cường trồng rừng với quy mô phù hợp và phải đi đôi với việc thực hiện các chính sách bảo vệ hợp lý.
Đối với đất đỏ vàng trên đá macma
Đất này dễ bị xói mòn mạnh, vì vậy khi khai thác sử dụng phải chú ý áp dụng các biện pháp chống xói mòn, trồng cây theo đường đồng mức, phủ đất bằng phân xanh đặc biệt là vào mùa mưa và cần áp dụng mô hình nông lâm kết hợp.
Hướng sử dụng loại đất này thì tùy theo độ dốc, nơi có địa hình bằng phẳng, tầng đất khá dày thì có thể trồng được các cây công nghiệp như: chè, sở, hồi, quế, cà phê, các cây ăn quả như dứa, cam, quýt,... hoặc trồng các cây lương thực như ngô, khoai, sắn, lúa nương,..., nơi nào bị xói mòn mạnh tầng đất còn mỏng thì nên dùng để trồng cây lâm nghiệp.
GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 30 Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất
Đây là loại đất có diện tích lớn nhất và là loại đất có tính chất tốt trong các loại đất đồi núi, hiện đang được sử dụng có hiệu quả trong sản xuất nông lâm nghiệp. Trên loại đất này có thể trồng được các cây công nghiệp dài ngày như: cao su, trẩu, sở, quế, cà phê, chè,...; các cây ăn quả như dứa, cam, quýt,... đều phát triển tốt.
2.3. Định hƣớng phát triển nông nghiệp vùng ven biển ở Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cần phải xem xét, đánh giá đúng lợi thế của vùng kinh tế biển, ven biển ở các tỉnh có biển, đồng thời đặt trong định hướng chiến lược kinh tế - xã hội của từng vùng để lựa chọn giải pháp phù hợp và có hiệu quả cao nhất. Một số định hướng phát triển nông nghiệp ven biển:
Thứ nhất, phát triển nông nghiệp ven biển nên hướng vào ngành thủy sản nuôi
trồng và đánh bắt. Đối với những tỉnh có lợi thế tự nhiên mạnh về kinh tế thủy sản, thì tiến hành quy hoạch phát triển thủy sản biển, bao gồm cả đánh bắt và nuôi trồng, đầu tư đủ mạnh vào xây dựng kết cấu hạ tầng cứng phục vụ cho hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, như:
- Hoàn chỉnh các cảng thủy sản ven biển có điều kiện tập trung khối lượng sản phẩm đánh bắt lớn.
- Xây dựng một hệ thống chợ thủy sản ở các vùng trọng điểm đánh bắt và nuôi trồng kết hợp với thúc đẩy phát triển hệ thống chế biến sản phẩm thủy sản, hình thành các trung tâm tiêu thụ lớn của các vùng nuôi trồng tập trung (mô hình chợ thủy sản đầu mối).
- Quy hoạch và đầu tư xây dựng các khu vực tránh bão cho ngư dân, đặc biệt những vùng có gió bão lớn từ Nam Trung Bộ trở ra phía Bắc và những tỉnh có mật độ tàu thuyền đánh cá cao.
- Xây dựng các công trình thủy lợi cung cấp nước sạch, xử lý nước thải của vùng nuôi trồng thủy sản tập trung và hướng dẫn cho người dân, doanh nghiệp phát triển nuôi trồng thủy sản kiểu công nghiệp.
- Xây dựng các công trình cung cấp điện hạ thế, hệ thống đường giao thông tiếp cận với các vùng nuôi tập trung (thường khoảng từ 50 ha trở lên).
- Quy hoạch phát triển các hoạt động dịch vụ cho đánh bắt và nuôi trồng thủy sản theo định hướng đã xác định...
GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 31
Thứ hai, phát triển nghề muối đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu.
Muốn vậy, trong thời gian tới, cần tập trung:
- Nghiên cứu bổ sung các chính sách về đầu tư, khoa học và công nghệ, đào tạo nhân lực,xúc tiến thương mại và hỗ trợ cho ngành muối. Cụ thể là tạo điều kiện thuận lợi cho diêm dân tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và tăng tỷ lệ hỗ trợ của Nhà nước cho người dân thông qua đầu tư kết cấu hạ tầng, đào tạo, xúc tiến thương mại.
- Tiến hành rà soát, quy hoạch lại các đồng muối và xây dựng đề án chuyển đổi những đồng muối không hiệu quả, khả năng cạnh tranh thấp sang phát triển ngành, nghề khác, tạo cơ hội cho người dân ở vùng muối chuyển nghề, tiếp cận việc làm có thu nhập tốt hơn.
- Thực hiện đầu tư dứt điểm những dự án nâng cấp, cải tạo các vùng sản xuất muối thuộc nhóm C đã có quyết định đầu tư từ năm 2000, 2001, nhưng còn kéo dài đến nay tại vùng ven biển phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long.
- Nghiên cứu xây dựng một số khu công nghiệp hóa chất để sử dụng nguồn nguyên liệu muối có sản lượng lớn và chất lượng cao ở ven biển các tỉnh từ Đà Nẵng đến Sóc Trăng nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp trong tương lai.
Thứ ba, chuyển nông nghiệp ven biển sang các ngành kinh tế khác. Đối với
những tỉnh mà điều kiện tự nhiên, sinh thái không tạo ra năng lực cạnh tranh cao cho sản xuất nông nghiệp và phát triển thủy sản cả nuôi trồng và đánh bắt, thì chính sách kinh tế nông nghiệp ven biển nên hướng tới hướng dẫn, thúc đẩy người dân, doanh nghiệp chuyển mạnh sang các ngành khác, trong đó ưu tiên đầu tiên là ngành du lịch, dịch vụ, chẳng hạn như kết hợp du lịch với nghỉ ngơi, chữa bệnh, mua sắm. Muốn thế, tỉnh phải có chính sách thu hút đầu tư bên ngoài, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, chính sách chuyển đổi nghề cho nông dân và các chính sách hỗ trợ khác như tín dụng, thuế, khoa học, công nghệ có tính thúc đẩy đầu tư vào các vùng ven biển theo định hướng quy hoạch ổn định đã lựa chọn cho dài hạn.
GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 32
CHƢƠNG 3. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ SỰ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG VEN BIỂN
3.1. Một số nguyên nhân gây biến đổi khí hậu
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6 [11].
- CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
- CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
- N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
- HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.
- PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
- SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu:
Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung.
Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái đất.
Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 33
3.2. Những ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp vùng ven biển ở Việt Nam
Nông nghiệp là khu vực mẫn cảm với biến đổi khí hậu. Các phân tích, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành nông nghiệp được xây dựng dựa trên cơ sở các kịch bản phát thải thấp (B1), phát thải trung bình (B2) và phát thải cao (A2/A1F1). Tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành nông nghiệp được trình bày trong hình dưới:
Hình 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp
(Nguồn: TSKH.Trương Quang Học, năm 2009)
Môi trường trước đây Môi trường hiện tại
Hình 9. Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu
3.2.1. Tác động đến ngành trồng trọt
Sản xuất nông nghiệp và sâu bệnh hại cây trồng
Trong thời gian qua do tình hình thời tiết có nhiều diễn biến bất thường đã dẫn đến tình hình sâu, dịch bệnh có chiều hướng phát triển mạnh, đặc biệt là các bệnh rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên cây lúa và có diễn biến phức tạp với thành phần
BĐKH
Khí hậu nông
Kỹ thuật nông Năng suất tiềm
Sản lƣợng thực
GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 34 dịch hại rất đa dạng, tốc độ lây lan nhanh, mật số cao nhất là trong năm 2007. Tuy ngành Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng đã chủ động đề ra các biện pháp phòng trừ tổng hợp và khống chế được sâu, dịch bệnh … . Tuy nhiên năng suất cây trồng suy giảm đáng kể. Gia tăng nhiệt độ, lượng mưa và các yếu tố bất thường của thời tiết trong thời gian tới tác động rất lớn đến diễn biến tình hình sâu, dịch bệnh trên cây trồng ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng. Dưới đây là diện tích lúa bị nhiễm bệnh trong giai đoạn 2005 – 2009:
Bảng 1: Diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở Sóc Trăng năm 2005 – 2009 (ĐVT: ha)
Năm và mùa vụ Rầy nâu LXL bệnh VL – LXL Tổng Trung bình Nặng Tổng Trung bình Nặng Năm 2005 35.346 3.218 244 30 1 1 Năm 2006 45.333 8.409 1.892 5.244 253 239 Đông xuân 05-06 22.158 4.193 601 - - - Hè thu 23.125 4.216 1.291 83 3
Thu đông- mùa 1 vụ 50 - - 4.916 21 139
Năm 2007 70.235 12.332 5.179 9.923 2.028 2.311
Đông xuân 06-07 54.811 11.749 5.141 978 1.939 2.305
Hè thu 14.839 583 38 135 - 6
Thu đông- mùa 1 vụ 585 - - 132 89 32
Năm 2008 57.686 15.647 4.515 1.205 321 648
Đông xuân 07-08 26.353 5825 2128 793 196 497
Hè thu 29.828 9.822 2.387 - - -
Thu đông- mùa 1 vụ 1.505 - - 39 - -
Năm 2009 41.002 8.070 1.931 50 - -
Đông xuân 08-09 15.879 3.217 939 50 - -
Hè thu 24.813 4.853 995 - - -
Thu đông- mùa 1 vụ 310 - - - - -
Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sóc Trăng, năm 2009
Nhiệt độ, độ ẩm, hoàn lưu khí quyển... là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, phân bố và lây lan của sâu, bệnh hại cây trồng. Theo các kịch bản BĐKH thì sự phân bố của các loại sâu bệnh sẽ thay đổi theo mùa/vụ, cũng như sẽ thay đổi theo điều kiện khí hậu. Nói chung, nhiệt độ tăng cao là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các loại sâu bệnh hại cây trồng, ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng.
GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 35
Thời vụ gieo trồng
Hiện nay, thời vụ chính trong năm ở một số tỉnh ven biển ĐBSCL là Đông Xuân Hè Thu và vụ Mùa, trong đó sản xuất vụ Đông Xuân là hiệu quả cao nhất. Tùy theo đặc điểm mỗi vùng mà trong thời gian qua, các địa phương bố trí lịch thời vụ nhằm né mặn và tránh dịch bệnh, đảm bảo hiệu quả sản xuất. Vì vậy, lịch thời vụ gieo trồng ở mỗi tỉnh có xê dịch đôi chút.
Riêng tại tỉnh Sóc Trăng, yếu tố nhiệt độ và xâm nhập mặn đã tác động đến thời vụ sản xuất, gây hạn thiếu nước tưới và nhiễm mặn đối với cây trồng trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua như:
+ Xuống giống vụ lúa Xuân Hè (Hè Thu sớm) đã gây thiệt hại lớn cho các địa phương Ngã Năm (Vĩnh Biên, Vĩnh Quới, Mỹ Quới),…
+ Tại huyện Trần Đề, trong 3 vụ sản xuất của huyện thì 2 vụ đầu là sản xuất hiệu quả do lấy nước ngọt đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Trong khi vụ 3 (tháng 1 -3) thì gặp khó khăn do xâm nhập mặn kết hợp với khô hạn, nước mặn làm cho cây lúa vào giai đoạn trổ bông bị thiệt hại, mặc dù có khuyến cáo từ ngành nông nghiệp, một bộ phận người dân vẫn xuống giống trong vụ 3 và hầu hết đều bị thiệt hại. Trong mùa khô năm 2010, xâm nhập mặn cao hơn bất kỳ các năm qua.
Vì vậy, nếu không chuyển đổi lịch xuống giống hợp lý, đặc biệt là chuyển thời gian xuống giống vụ Hè Thu muộn hơn hiện nay thì khả năng mất trắng trong sản xuất nông nghiệp là rất lớn, đặc biệt là các khu vực có nguy cơ bị xâm nhập mặn (Ngã Năm, Thạnh Trị, Trần Đề,..).
Năng suất cây trồng
Báo cáo đánh giá của Ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho thấy, một số tác động chính của BĐKH sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ trung bình tăng lên ảnh hưởng xấu tới năng suất của phần lớn cây ngũ cốc (1°C đối với bắp, 2°C đối với lúa nước). Nếu nhiệt độ tăng thêm trên 3°C sẽ gây ra tình trạng căng thẳng đối với mọi loại cây trồng ở tất cả các vùng.
+ Nhiệt độ tăng lên làm giảm năng suất cây trồng: bắp giảm từ 5 – 20% nếu nhiệt độ tăng lên 1o
C và tới 60% nếu nhiệt độ tăng lên 4oC, lúa sẽ giảm 10% đối với 1oC tăng lên. Như vậy, theo kịch bản phát thải trung bình (B2) thì đến năm 2050, năng suất bắp sẽ giảm xuống còn 28 – 33,4tạ/ha (so với NSBQ giai đoạn 2005 - 2009 là 35,2
GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 36 tạ/ha); năng suất lúa của tỉnh sẽ giảm còn khoảng 43 tạ/ha (năng suất bình quân (NSBQ) giai đoạn 2000 – 2009 là 48,5 tạ/ha) do yếu tố gia tăng nhiệt độ.
+ Nắng nóng, gây nên tình trạng hạn hán, thiếu nước ảnh hưởng đến năng suất cây trồng các địa phương, tiêu biểu như huyện Vĩnh Châu: diện tích thường xuyên bị hạn, thiếu nước năm 2001 là 987 ha; năm 2002: 597 ha; năm 2003: 605 ha; nước năm 2004: 1.210 ha; năm 2005: 315 ha bao gồm lúa, màu và cây công nghiệp ngắn ngày, xuất hiện chủ yếu vào các tháng 06; 07; 08 ( hạn bà chằng) đã làm hàng chục ha rau màu, lúa mùa bị giảm năng suất, nhiều khu vực thu hoạch hoặc bị mất trắng.
Hình 10. Nguồn nƣớc không đáp ứng đủ nhu cầu cho hoa màu vùng
ven biển do hạn hán.
Hình 11. ruộng lúa bị khô hạn do mặn xâm nhập
Xâm nhập mặn gia tăng làm giảm năng suất cây trồng. Độ mặn trong nước và đất tăng làm giảm quá trình sinh trưởng của cây lúa, dẫn đến năng suất thấp, nếu độ mặn cao gặp thời kỳ lúa trổ bông thì gần như mất trắng. Trong thời gian qua, xâm nhập mặn gây thiệt hại lớn cho hoạt động trồng lúa tại tỉnh Sóc Trăng, chủ yếu là các địa phương giáp tỉnh Bạc Liêu và vùng ven biển:
+ Tình hình xâm nhập mặn làm cho hiệu quả sản xuất thấp, hàng trăm hecta lúa bị thiệt hại do mặn. Riêng vụ hè thu năm 2010 xã Vĩnh Biên huyện Ngã Năm có 490 ha lúa bị mất trắng (80 – 100%).
+ Tại huyện Vĩnh Châu, trong giai đoạn 2001 – 2005, tình hình thiệt hại do ảnh hưởng mặn được trình bày trong bảng dưới:
GVHD:Ts. Nguyễn Thị Lan Thi Trang 37
Bảng 2. Tình hình thiệt hại do mặn huyện Vĩnh Châu giai đoạn 2001 – 2005 (Đơn vị tính: ha) Năm Diện tích bị ảnh hưởng Trong đó Lúa mùa bị mất trắng Lúa mùa bị giảm năng suất
thu hoạch
Rau màu các loại bị giảm năng suất
thu hoạch 2001 2.050 50 315 - 2002 775 15 280 35 2003 2.856 105 525 100 2004 715 50 350 70 2005 500 - - 40
Nguồn: Phòng Kinh Tế huyện Vĩnh Châu, năm 2005.
Sự nhiễm mặn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự sinh trưởng và phát triển của cây