Bàn luận về các giải pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ số giới tính khi sinh tại xã thủy phù, thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 42 - 57)

Tại xã Thủy Phù, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được chính quyền xã và các cấp lãnh đạo quan tâm và đầu tư.

Ban Dân số xã (trưởng Trạm y tế là phó ban) đi tuyên truyền, vận động từng nhà, phối hợp với Phòng Tư pháp của xã tuyên truyền về Pháp lệnh dân số trong các buổi họp thôn.

Câu lạc bộ mất cân bằng giới tính được thành lập với sự tham gia của Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh.

Tại mỗi thôn có từ một đến hai cộng tác viên dân số có năng lực và nhiệt tình, hỗ trợ cán bộ xã trong việc tuyên truyền, vận động các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ.

Tuy nhiên do kinh phí đầu tư cho các hoạt động còn hạn hẹp nên không thể duy trì các hoạt động thường xuyên và liên tục. Bên cạnh đó, do tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” đã tồn tại lâu đời cùng với trình độ học vấn của người dân còn thấp nên việc tuyên truyền, vận động gặp nhiều khó khăn (tỷ lệ bà mẹ sinh con thứ ba trở lên khá cao 20,2%).

Muốn thay đổi hành vi và nhận thức của người dân cần có thời gian, lòng nhiệt tình, kiên trì của những người làm công tác DS – KHHGĐ và sự hỗ trợ của toàn xã hội.

Nhà nước cần có những chính sách và biện pháp tích cực hơn nữa, đầu tư kinh phí để giúp cho công tác DS – KHHGĐ tại xã Thủy Phù và các địa phương trong cả nước hoạt động có hiệu quả.

KẾT LUẬN

1. Một số đặc trƣng cá nhân của các bà mẹ

- 43,6% bà mẹ thuộc nhóm tuổi từ 25 - 29. Nhóm tuổi dưới 20 chiếm tỷ lệ thấp 0,5%.

- Trình độ học vấn của các bà mẹ chủ yếu là trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 50,8%, mù chữ chiếm tỷ lệ thấp 0,5%.

- Nghề nghiệp của các bà mẹ chủ yếu là công nhân (39,9%) và nông dân (30,1%).

- 100% bà mẹ là người Kinh.

- Tôn giáo của các bà mẹ chủ yếu là Phật giáo (60,1%), thờ cúng ông bà tổ tiên chiếm tỷ lệ 36,8 %.

- Số bà mẹ có hoàn cảnh kinh tế trung bình chiếm 84,5%, số bà mẹ có hoàn cảnh kinh tế nghèo chiếm 3,1%.

2. Tỷ số giới tính khi sinh

Tỷ số giới tính khi sinh tại xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011 là 103,2/100 (so với chuẩn là 104 - 106/100). So với toàn quốc 110,6/100.

Vậy xã Thủy Phù năm 2011 chưa có sự mất cân bằng giới tính khi sinh.

3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ số giới tính khi sinh

- 100% bà mẹ chưa từng nạo phá thai.

- 100% bà mẹ không nạo phá thai nếu siêu âm giới tính thai nhi không như mong muốn.

- 100% bà mẹ quan niệm nạo phá thai là mất đạo đức và tối kị.

- 82,4% bà mẹ sẽ sinh thêm nếu giới tính thai nhi lần sinh này không như mong muốn.

4. Kết quả nghiên cứu định tính

- 20/20 bà mẹ có đi siêu âm nhằm kiểm tra sức khỏe và xác định giới tính thai nhi, khi được yêu cầu cán bộ y tế sẵn sàng cho biết giới tính thai nhi (kết quả định lượng: 100% bà mẹ siêu âm biết giới tính thai nhi).

- 11/20 bà mẹ thích sinh con trai (kết quả định lượng: 52,3% bà mẹ mong muốn sinh con trai ở lần sinh này).

- Trong 13 bà mẹ muốn sinh con thứ 3, có 10 người là do tác động của chồng, 3 người do tác động của gia đình chồng, bạn bè.

- 20 bà mẹ chỉ có khả năng đáp ứng nhu cầu tối thiểu của con, 19 bà mẹ trả lời con của họ không được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng (kết quả định lượng: 84,5% bà mẹ có hoàn cảnh kinh tế trung bình).

KIẾN NGHỊ

- Tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho người dân thực hiện quy mô gia đình từ một đến hai con, cần chú trọng tuyên truyền những đối tượng như: người chồng, cha mẹ chồng, người có uy tín trong cộng đồng.

- Lồng ghép giáo dục, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho các đối tượng là vị thành niên và thanh niên. Giáo dục y đức cho cán bộ làm công tác siêu âm, xét nghiệm, tư vấn, nạo thai. Vận động các tổ chức tôn giáo cùng tham gia trong việc tuyên truyền.

- Tăng cường chính sách an sinh xã hội cho người cao tuổi. Quy định trách nhiệm chăm sóc cha mẹ không kể con trai hay con gái. Chính sách hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái trong học tập, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phát triển sản xuất.

- Đầu tư kinh phí thỏa đáng, kiện toàn bộ máy quản lý công tác dân số từ trung ương đến địa phương, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ.Có chế tài đủ mạnh, nhưng cũng chú ý động viên, phát huy tính tiên phong gương mẫu là hạt nhân đối với Đảng viên, cán bộ công chức trong thực hiện chính sách dân số.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1.Nguyễn Quốc Anh (2005), “Thực trạng tỷ lệ giới tính và tỷ lệ giới tính khi

sinh tại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Thông tin y dược, (số 12), tr 10-15.

2.Bộ y tế (2011), Báo cáo Thực trạng mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh,

Hà Nội.

3.Chính phủ nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Nghị định Số: 104/2003/NĐ-CP. “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số”, Hà Nội.

4.Chính phủ nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định Số: 20/2010/NĐ-CP. “Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi điều 10

của Pháp lệnh dân số”, Hà Nội.

5.Hiển Cừ (2010), “Mất cân bằng giới tính tại Quảng Ngãi”, Báo Thanh Niên, số ra 11-7-2010.

6.Đoàn Sĩ Hoàng (2008), Nghiên cứu tỷ số giới tính của các bà mẹ sinh con tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và một số yếu tố ảnh hưởng năm 2007- 2008, Luận văn tốt nghiệp BSCK2, Đại học Y Hà Nội.

7.Hà Nguyên Khoa (2011), “Báo động đỏ mất cân bằng giới tính ở miền

Trung”, Báo VnExpress, số ra 20-9-2011.

8.Hoàng Trung Kiên (2011), “Mất cân bằng giới tinh khi sinh”, Tạp chí Ban

Tuyên Giáo, số ra 30-6-2011.

9.Đoàn Minh Lộc (2010), “Tỷ số giới tính khi sinh và những vấn đề đặt ra”,

Tạp chí chính sách y tế, (số 6), tr 32-37.

10.Phạm Văn Lình, Võ Văn Thắng (2008), “Những khía cạnh văn hóa-xã

hội của chất lượng dân số”, Nhân học y tế, tr 61-73.

11.Nguyễn Trọng Nghĩa (2009), Thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh

tại huyện Thiệu Hoá - Thanh Hóa năm 2009 và một số yếu tố liên quan, Luận

12.Nguyễn Ái Thùy Phƣơng và cộng sự (2012), Nghiên cứu đặc điểm cân nặng, chiều cao và giới tính của trẻ sơ sinh đẻ ra sống tại khoa sản Trung

tâm y tế huyện Phú Vang năm 2010, Tạp chí Y học thực hành, (số 805), tr 472

– 475.

13.Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1989), Luật bảo

vệ sức khỏe nhân dân, Hà Nội.

14.Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) (2009), Thực trạng dân số Việt

Nam 2008, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội.

15.Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) (2010), Mất cân bằng giới tính khi

sinh ở Việt Nam - Bằng chứng từ Tổng điều tra dân số năm 2009, Nhà xuất

bản Lao Động, Hà Nội.

16.Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) (2010), Tỷ số giới tính khi sinh ở

Châu Á và Việt Nam - Tổng quan tài liệu nhằm huấn luyện nghiên cứu về

chính sách, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội.

17.Tân Hoa Xã (8-2011), Mất cân bằng giới tính hàng triệu người Trung

Quốc không lấy được vợ.

18.Hoàng Minh Thành (2010), Đánh giá thực trạng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình phát triển dân số của xã Hương Hồ, huyện Hương

Trà, Thừa Thiên Huế, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ y khoa, Đại học Y Dược

Huế.

19.Nguyễn Viết Tiến, Ngô Văn Toàn (2008), Tỷ số giới tính khi sinh tại

Việt Nam năm 2006, Tạp chí nghiên cứu Y học, số 56 (4)-2008.

20.Tổng cục Thống kê (2011), Điều tra biến động dân số các năm 2007 -

2010, Nhà xuất bản Thống kê.

21.Tổng cục Thống kê (2009), Tổng điều tra dân số năm 2009, Nhà xuất bản Thống kê.

22.Nguyễn Quang Tuấn (2007), Tình trạng mất cân đối giới tính đang ở

23.Trạm Y tế xã Thủy Phù (2011), Báo cáo tổng kết hoạt động dân số kế

hoạch hóa gia đình năm 2010, Thừa Thiên Huế.

24.Dƣơng Quốc Trọng (2011), “Một số suy nghĩ về tình trạng mất cân bằng

tỷ số giới tính khi sinh tại Việt Nam, Website Tổng cục DS-KHHGĐ.

25.Ủy ban dân số gia đình và trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế (2010), Báo cáo tổng kết thực hiện công tác DS – GD và trẻ em năm 2009 và phương

hướng nhiệm vụ năm 2010, Thừa Thiên Huế.

26.Ủy ban dân số gia đình và trẻ em Việt Nam (2006),“Quy mô gia đình ít con Chuẩn mực xã hội đã đi vào cuộc sống”, Hà Nội.

27.Ủy ban Nhân Dân Thị xã Hƣơng Thủy (2011), Niên giám thống kê thị

xã Hương Thủy năm 2011, Thừa Thiên Huế.

28.Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2011), Chiến lược dân số - sức

khỏe sinh sản tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, Thừa Thiên Huế.

29.Ủy ban Nhân Dân xã Thủy Phù (2011), Báo cáo tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội năm 2011 và kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội năm 2012,

Thừa Thiên Huế.

30.Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc Hội (2003), Pháp lệnh dân số. Hà Nội.

31.Viện nghiên cứu và phát triển xã hội (2007), “Chính sách KHHGĐ và

SRB tại Việt Nam”, UNFPA, Hà Nội.

Tiếng Anh

32.United nation population fund (2006), Population and development, UNFPA, no1 (60):127.

33.Z.Chrittophe Guilmoto (2007), Sex-ratio imbalance in Asia: Trends,

consequences and policy responses, 4th Asia Pacific Conference on

Reproductive Health and Rights, UNFPA, Hyderabad, India.

34.Z.Chrittophe Guilmoto (January 2008), Recent change in sex ratio at

PHIẾU ĐIỀU TRA TẠI HỘ GIA ĐÌNH

Ngày phỏng vấn:…….. Mã số phiếu:…… Địa chỉ nhà: ………. Thôn:…………

Họ và tên bà mẹ: ... Tuổi: ………...Dân tộc: 1.Kinh 2.Khác ... Nghề nghiệp: 1.Nông dân 2. Công nhân 3. Nội trợ

4.Buôn bán 5. Tiểu thủ CN 6. CB - CNVC Trình độ học vấn: 0. Mù chữ 1. Tiểu học 2. THCS

3.THPT 4. CĐ – ĐH 5. Sau ĐH Tôn giáo: 0.Không 1. Phật 2. Thiên chúa 3. Khác ... Hoàn cảnh kinh tế: 1. Nghèo 2. Trung bình 3. Khá giả

Phần 1: Câu hỏi phỏng vấn các đối tƣợng

Câu1: Xin chị cho biết chị đã sinh mấy lần rồi?……… Câu 2: Xin chị cho biết chị có từng bị sẩy thai hoặc nạo phá thai không? 1. Có 2. Không

2.1. Nếu có thì xin chị cho biết mấy lần: ………lần

Câu 3: Xin chị cho biết số con hiện sống của chị là bao nhiêu: ……con Câu 4: Xin chị cho biết giới tính của các con chị ở các lần sinh

Lần 1……… Lần2……….Lần 3………Lần 4……….. Khác…………. Câu 5: Trước khi sinh chị mong muốn lần sinh này là con trai hay con gái?

1. Trai 2. Gái 3. Con nào cũng được

Nếu chọn 1 (con trai)

Câu 6: Chị vui lòng cho biết lý do vì sao chị thích con trai?

1. Những lần trước đẻ con gái 4. Ý muốn của gia đình chồng 2. Cần lao động nam 5. Ý muốn của vợ chồng 3. Cần người nối dõi 6. Khác……….

Câu 7: Chị vui lòng cho biết vì sao chị thích sinh con gái?

1. Những lần trước đẻ con trai 4. Ý muốn của vợ chồng 2. Cần lao động nữ 5. Khác……….. 3. Ý muốn của gia đình chồng

Nếu chọn 3 (con gì cũng được)

Câu 8: Chị vui lòng cho biết vì sao chị nghĩ như vậy? ... ... ... Câu 9: Trước khi sinh chị có biết sẽ sinh con trai hay con gái không?

1. Có 2. Không

9.1. Nếu có bằng cách nào?... 9.2. Nếu siêu âm thì tháng thứ mấy? ...

(Câu 10, 11, 12, 13 hỏi khi những người được phỏng vấn trả lời đi siêu âm)

Câu 10: Chị có nghĩ là chẩn đoán sớm giới tính thai nhi bằng siêu âm sẽ ảnh hưởng sức khỏe thai nhi ? 1. Có 2. Không Câu 11: Việc đi lại đến cơ sở khám thai và siêu âm có thuận lợi không?

1. Có 2. Không Câu 12: Chi phí cho mỗi lần siêu âm như thế nào?

1. Rẻ 2. Bình thường 3. Đắt

Câu 13: Chị đã từng nghe nói đến quy định cấm chẩn đoán sớm giới tính thai nhi chưa? 1. Có 2. Không

13.1. Nếu có, chị nghe được từ đâu?

1. Phương tiện truyền thông 3. Hội phụ nữ 2. Người thân, bạn bè. 4. Khác………

13.2. Chị biết được những nội dung gì từ quy định? Chị nghĩ gì về quy định này? ... Câu 14: Chị có biết cách sinh con theo ý muốn không?

1. Có 2. Không

Câu 15: Nếu sinh con không theo ý muốn thì chị có ý định gì?

... Câu 16: Đối với những người xử lý thai ngoài ý muốn, chị có nghĩ đó là tội mất đạo đức không? 1. Có 2. Không

Câu 17: Nếu đã có 1 con và lần này sinh con không như ý muốn chị có sinh

thêm nữa không? 1. Có 2. Không

17.1. Nếu đã có 2 con, và lần này sinh con không như ý muốn chị có sinh thêm nữa không? 1. Có 2. Không

Câu 18: Chị đã từng nghe nói đến Pháp lệnh dân số do nhà nước ban hành

chưa? 1. Có 2. Không

18.1. Nếu có, chị nghe được từ đâu?

1. Phương tiện truyền thông 3. Hội Phụ nữ 2. Người thân, bạn bè. 4. Khác……..

18.2. Chị cho biết một số nội dung chủ yếu trong Pháp lệnh dân số ? ... Câu 19: Trạm y tế xã có tổ chức các buổi truyền thông về KHHGĐ và các quy định của nhà nước về việc sinh con thứ ba hay không?

1. Có 2. Không

Câu 20: Nếu có Chị có nhớ và hiểu được những nội dung của buổi truyền thông không ? 1. Có 2. Không

Câu 21:Nếu có chị có thực hiện theo những nội dung đó không? 1. Có 2. Không

Câu 22: Tại xã mà chị đang sinh sống, đối với những người không phải công

nhân viên chức mà sinh con thứ ba thì có bị phạt không? 1. Có 2. Không

Câu 23: Mức phạt như thế nào? ... Câu 24: Chị thấy hình thức như vậy có hợp lý không?....Lý do? ...

Phần 2: Câu hỏi phỏng vấn sâu: (Đối với những bà mẹ có 3 con trở lên)

Câu 1: Xin chị cho biết mục đích chị đi siêu âm là để làm gì? ...

Câu 2: Xin chị cho biết quá trình làm siêu âm như thế nào? (mô tả) ...

Câu 3: Khi chị yêu cầu cho biết giới tính thai nhi, cán bộ y tế làm siêu âm có thái độ gì? ...

Câu 4: Chị có biết cách sinh con theo ý muốn không? ...

4.1. Chị biết được những cách đó từ đâu? ...

4.2. Chị áp dụng từ lần sinh thứ mấy? ...

4.3. Chị vui lòng cho biết quá trình thực hiện như thế nào? (mô tả) ...

Câu 5: Xin chị cho biết lý do chị quyết định sinh thêm con? ...

Câu 6: Xin chị cho biết hoàn cảnh kinh tế hiện tại của gia đình có thể đảm bảo những nhu cầu nào của các con không? ...

Câu 7: Hiện tại, sau khi sinh con chị gặp vấn đề gì về kinh tế? ...

Câu 8: Trước khi sinh chị có nghĩ tới những khó khăn này không? ...

8.1. Nếu có tại sao chị vấn quyết định sinh tiếp và điều gì đã tác động tới quyết định của chị? ...

HƢỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU Một số lƣu ý trƣớc khi phỏng vấn sâu:

1. Người phỏng vấn giới thiệu một vài chi tiết về bản thân: Họ tên, công việc, quan tâm tới vấn đề gì…

2. Giải thích mục đích và bản chất của việc phỏng vấn. Lý do tại sao người trả lời được lựa chọn vào cuộc phỏng vấn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ số giới tính khi sinh tại xã thủy phù, thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 42 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)