Bảng 3.7. Tỷ số giới tính khi sinh
Giới tính Số lƣợng Tỷ số giới tính khi sinh
Nam 98
103,2
Nữ 95
Tổng 193
Nhận xét: Trong tổng số 193 trẻ sinh ra trong năm thì có 98 trẻ nam, 95 trẻ nữ. Tỷ số giới tính khi sinh là 103,2.
Nam Nữ
98
95
Biểu đồ 3.2. Tỷ số giới tính khi sinh
3.4. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ số giới tính khi sinh 3.4.1. Mong muốn giới tính của con trƣớc khi sinh
Bảng 3.8. Mong muốn giới tính của con trước khi sinh
Mong muốn giới tính trƣớc khi sinh Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Con trai 101 52,3
Con gái 35 18,1
Con nào cũng được 57 29,5
Tổng 193 100,0
Nhận xét: 52,3% bà mẹ mong muốn lần sinh này là con trai; 29,5% bà
mẹ cho ý kiến con nào cũng được, còn lại 18,1% bà mẹ mong muốn lần sinh này là con gái.
3.4.2. Lý do các bà mẹ muốn sinh con lần này
Bảng 3.9. Lý do các bà mẹ muốn sinh con lần này
Mong muốn khi sinh Lý do Số lƣợng Tỷ lệ (%) Có Không Có Muốn sinh con trai (101)
Lần trước sinh con gái 46 55 45,5
Cần lao động nam 5 96 4,9
Cần người nối dõi 89 12 88,1
Ý muốn của gia đình chồng 31 70 30,6 Ý muốn của vợ chồng 101 0 100,0
Muốn sinh con gái
(35)
Lần trước sinh con trai 33 2 94,3
Cần lao động nữ 0 35 0,0
Ý muốn của gia đình chồng 0 35 0,0
Ý muốn của vợ chồng 2 33 5,7
Sinh con nào cũng đƣợc
(57)
Sinh con lần đầu tiên 42 15 73,7
Đã có con trai 15 42 26,3
Nhận xét:
- Trong số những bà mẹ muốn sinh con trai có 88,1% bà mẹ cần người nối dõi, 100% là ý muốn của hai vợ chồng.
- Trong số những bà mẹ muốn sinh con gái thì có 94,3% bà mẹ đã có con trai trước đó; 5,7% là ý muốn của hai vợ chồng.
- Trong số những bà mẹ cho ý kiến con nào cũng được có73,7% bà mẹ sinh lần đầu tiên; 26,3% bà mẹ đã có con trai.
3.4.3. Biết giới tính thai khi mang thai và cách để biết
Bảng 3.10. Biết giới tính khi mang thai và cách để biết
Biết giới tính khi đang mang thai và
cách để biết Số lƣợng Tỷ lệ
Biết giới tính thai nhi Có biết 193 100,0 Không biết 0 0,0 Tổng 193 100,0 Cách biết Siêu âm 193 100,0 Cách khác 0 0,0 Tổng 193 100,0
Nhận xét: 100% bà mẹ biết giới tính thai nhi khi đang mang thai, 100% bà mẹ biết giới tính thai nhi nhờ vào siêu âm.
3.4.4. Thời gian đi siêu âm và mục đích đi siêu âm
Bảng 3.11. Thời gian đi siêu âm biết giới tính thai nhi
Thời gian đi siêu âm Số lƣợng Tỷ lệ (%)
≤ 3 tháng 0 0,0
Tháng thứ 4 110 57,0
Tháng thứ 5 83 43,0
≥ 6 tháng 0 0,0
Tổng 193 100,0
Nhận xét: Có 57,0% bà mẹ đi siêu âm biết giới tính thai nhi tháng thứ
4 và 43,0% bà mẹ đi siêu âm biết giới tính thai nhi ở tháng thứ 5.
Bảng 3.12. Mục đích đi siêu âm của các bà mẹ
Mục đích đi siêu âm của các bà mẹ Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Theo dõi sức khỏe thai nhi 193 100
Biết giới tính thai nhi 193 100
Nhận xét: 100% bà mẹ đi siêu âm là để theo dõi sức khỏe thai nhi,
3.4.5. Một số vấn đề liên quan tới việc siêu âm xác định giới tính
Bảng 3.13. Một số vấn đề liên quan tới việc siêu âm xác định giới tính
Các vấn đề liên quan Số lƣợng Tỷ lệ (%) Chi phí mỗi lần siêu âm Rẻ 9 4,7 Bình thường 139 72,0 Đắt 45 23,3 Tổng 193 100,0 Ảnh hƣởng của siêu âm tới thai
nhi Có hại 6 3,1 Không có hại 187 96,9 Tổng 193 100,0 Tiếp cận dịch vụ siêu âm Thuận lợi 192 99,5 Khó khăn 1 0,5 Tổng 193 100,0 Quá trình siêu âm
Đơn giản, nhanh chóng 193 100,0
Phức tạp, lâu 0 0,0
Tổng 193 100,0
Nhận xét:
- Chi phí siêu âm: 72,0% bà mẹ cho rằng chi phí mỗi lần siêu âm là bình thường; 23,3% bà mẹ cho rằng chi phí mỗi lần siêu âm là đắt; 4,7% bà mẹ cho rằng chi phí mỗi lần siêu âm là rẻ.
- Ảnh hưởng của siêu âm tới thai nhi: 96,9% bà mẹ cho rằng siêu âm không ảnh hưởng tới thai nhi.
- 99,5% bà mẹ cho rằng việc đi lại, tiếp cận dịch vụ siêu âm thuận lợi. - Quá trình siêu âm: 100% bà mẹ cho rằng quá trình siêu âm để biết giới tính thai nhi đơn giản và nhanh chóng.
3.4.6. Ý định của các bà mẹ nếu siêu âm giới tính thai nhi không theo mong muốn và quan niệm đối với việc phá thai theo mong muốn và quan niệm đối với việc phá thai
Bảng 3.16. Ý định của bà mẹ nếu siêu âm giới tính thai nhi không theo mong muốn và quan niệm về phá thai
Ý định của bà mẹ nếu siêu âm giới tính thai nhi
không theo mong muốn và quan niệm về phá thai Số lƣợng
Tỷ lệ (%)
Ý định của bà mẹ
Phá thai 0 0,0
Sinh thêm 159 82,4
Không sinh nữa 34 17,6
Tổng 193 100,0
Quan niệm về phá thai
Bình thường 0 0,0
Mất đạo đức, tối kị 193 100,0
Tổng 193 100,0
Nhận xét: 82,4% bà mẹ cho rằng nếu giới tính thai nhi không như mong muốn sẽ sinh thêm; 17,6% bà mẹ quyết định không sinh nữa. 100% bà mẹ cho rằng phá thai khi giới tính thai nhi không như mong muốn là mất đạo đức và tối kị.
3.4.7. Sinh con theo ý muốn và cách thực hiện
Bảng 3.15. Số bà mẹ biết cách giúp sinh con theo ý muốn và cách thực hiện
Số bà mẹ biết cách giúp sinh con theo ý
muốn và cách thực hiện Số lƣợng Tỷ lệ (%) Biết cách giúp sinh
con theo ý muốn
Có biết 36 18,7
Không biết 157 81,3
Tổng 193 100,0
Cách thực hiện
Ăn mặn, ăn giá đỗ 9 25,0
Tính ngày 5 13,9
Xem tử vi, cúng bái 22 61,1
Tổng 36 100,0
Nhận xét: Có 18,7% bà mẹ biết cách giúp sinh con theo ý muốn. Trong đó số
bà mẹ xem tử vi, cúng bái chiếm 61,1%; 23,0% bà mẹ ăn mặn, ăn giá đỗ; 13,9% bà mẹ tính ngày rụng trứng và giao hợp.
3.4.8. Hiểu biết của bà mẹ về Pháp lệnh dân số
Bảng 3.14. Hiểu biết của bà mẹ về Pháp lệnh dân số
Hiểu biết của bà mẹ về Pháp lệnh dân số Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Biết Pháp lệnh Có biết 100 51,8 Không biết 93 48,2 Tổng 193 100,0 Hiểu Pháp lệnh Đúng, đầy đủ 27 27,0 Không đầy đủ 73 73,0 Tổng 100 100,0
Nhận xét: 51,8% bà mẹ biết về Pháp lệnh dân số, trong đó chỉ có 27% bà mẹ
hiểu đúng, đầy đủ về Pháp lệnh dân số.
3.5. Kết quả nghiên cứu định tính
- 20 bà mẹ được phỏng vấn đều cho biết mục đích họ đi siêu âm là nhằm xác định sức khỏe của bản thân và thai nhi, đồng thời muốn biết giới tính thai nhi để chủ động chuẩn bị cho con, chứ không có ý phá bỏ nếu giới tính thai không như mong muốn. Quá trình siêu âm đơn giản, nhanh chóng. Cán bộ y tế sẵn sàng cho biết giới tính thai nhi khi có yêu cầu.
“Siêu âm rất đơn giản. Bác sĩ siêu âm ngồi bên cạnh chỉ từng bộ phận
của con trên màn hình và nói nhỏ là con trai”. (Bà mẹ 1)
- Trong 20 bà mẹ được phỏng vấn, có 5 bà mẹ biết một vài biện pháp giúp sinh con theo ý muốn nhưng họ không làm theo.
- Trong 20 bà mẹ được phỏng vấn có 13 bà mẹ muốn sinh thêm con, 7 bà mẹ sinh do vỡ kế hoạch. Trong 13 bà mẹ muốn sinh thêm con thì 10 bà mẹ trả lời là do tác động của chồng, 3 bà mẹ cho biết là do tác động của gia đình chồng và bạn bè xung quanh và không có bà mẹ nào sinh thêm con là do ý thích của bản thân.
“Tôi sinh lần này là lần thứ năm, bốn đứa trước đều là con gái, thật may lần này sinh được thằng con trai, nếu không chắc phải sinh thêm vì chồng tôi
thích con trai lắm”. (Bà mẹ 2)
- 20 bà mẹ được phỏng vấn cho biết sau khi sinh con kinh tế gia đình khó khăn hơn, 8 bà mẹ phải vay mượn tiền lúc con đau ốm, 12 bà mẹ phải tăng giờ làm để tăng thêm thu nhập. Các bà mẹ cho biết họ chỉ có thể đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của con là ăn mặc và học hành.
- Có 19/20 bà mẹ khi được phỏng vấn trả lời con của họ ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng, chỉ đủ ăn, chỉ 1 bà mẹ trả lời con của mình được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng theo nhu cầu.
“Tôi không thể cho con ăn đầy đủ giống như con nhà giàu được, các cháu cũng không được uống những loại sữa quảng cáo trên tivi vì sữa đó rất
đắt, ở đây con nhà ai cũng rứa”. (Bà mẹ 3)
Một số trích dẫn từ phỏng vấn các cán bộ tại địa phƣơng
“Tỷ lệ sinh con thứ ba tại xã cao trong nhiều năm nay, việc tuyên truyền vận
động gặp nhiều khó khăn vì trình độ học vấn người dân còn thấp”.
(Cán bộ UBND xã Thủy Phù)
“Hiện nay ở xã, tỷ lệ sinh con thứ ba ở các đối tượng lớn tuổi là rất cao, biện pháp chính vẫn là tuyên truyền vận động, chúng tôi có tổ chức Ban vận động dân số đi vận động từng nhà”.
(Cán bộ Trạm Y tế xã Thủy Phù) - Tại xã Thủy Phù, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ) rất được quan tâm và đầu tư. Cán bộ dân số và các cộng tác viên dân số hoạt động năng nổ, tích cực. Tuy nhiên, do tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” tồn tại lâu đời cùng với trình độ văn hóa của người dân còn thấp nên việc tuyên truyền, vận động gặp nhiều khó khăn.
Chƣơng 4. BÀN LUẬN
4.1. Bàn luận về tỷ số giới tính khi sinh
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ số giới tính khi sinh tại xã Thủy Phù năm 2011 là 103,2 cao hơn so với năm 2010 là 97,2 [23] (bình thường tỷ số này là 105 và dao động trong khoảng 103-107) [31]. Như vậy tại xã Thủy Phù vẫn chưa có hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh.
Kết quả nghiên cứu của tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Đoàn Sĩ Hoàng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (118.9) (p < 0,05) [6], thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nghĩa tại huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa (115,2) [11] và cũng thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ái Thùy Phương tại khoa sản Trung tâm y tế huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế (125.3) [12]. TSGTKS tại xã Thủy Phù là 103,2 thấp hơn so với TSGTKS của toàn tỉnh Thừa thiên Huế năm 2009 (110) [25] và kết quả này phù hợp với Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược dân số - sức khỏe sinh sản tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 - 2020 là giảm tỷ số giới tính khi sinh đến năm 2015 xuống dưới 110 và dưới 108 vào năm 2020 [28].
Mặt khác, kết quả nghiên cứu của tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Hoàng Minh Thành tại xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (89) [18].
4.2. Bàn luận về các yếu tố ảnh hƣởng tới tỷ số giới tính khi sinh
Quan niệm “trọng nam, khinh nữ” xuất phát từ chế độ phong kiến, trải qua bao nhiêu năm. Mặc dù kinh tế - xã hội nước ta ngày một phát triển, văn minh tiến bộ hơn, song quan niệm trên vẫn còn tồn tại, ăn sâu vào tư tưởng của người dân đặc biệt là tại các vùng nông thôn.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc con trai được ưa thích hơn. Quan niệm từ xưa đến nay, chỉ có con trai mới có thể nối dõi tông đường, thờ
cúng tổ tiên, duy trì tài sản và tiếp tục sự nghiệp của gia đình. Tại một số vùng ở nước ta, đặc biệt là tại những nơi nông nghiệp và ngư nghiệp phát triển, con trai là lao động chính trong gia đình.
Trong việc chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già, con trai, con dâu cũng được coi như chỗ dựa chính vì mọi người quan niệm "dâu là con, rể là khách", con gái sau khi đi lấy chồng phải toàn tâm, toàn ý lo cho cha mẹ chồng nên không thể chăm sóc cha mẹ mình được.
Ngoài ra, đối với những cặp vợ chồng quyết tâm sinh hai con cho dù không có con trai thì sự tác động bên ngoài như sự tác động của cha mẹ, họ hàng, sự khích bác của những người có con trai cũng sẽ làm nhận thức, suy nghĩ, quyết tâm của họ lung lay, thay đổi. Có một số cặp vợ chồng tìm cách sinh con trai chỉ vì sự ưa thích của họ, cho "đủ nếp, đủ tẻ".
Từ kết quả điều tra tại xã Thủy Phù cho thấy, quan niệm phải có con trai vẫn còn tồn tại. Đối với những người không có con trai, trong các cuộc hội họp, cúng, giỗ, họ phải ngồi “mâm dưới”, điều này làm cho họ cảm thấy bị xúc phạm. Nhiều phụ nữ đẻ con trai không được cũng cảm thấy không bằng chị, bằng em, sợ bị chồng ruồng bỏ nên cố sinh cho được con trai.
Kết quả phỏng vấn cho thấy, trong số những đối tượng được hỏi mong muốn giới tính của con trước khi sinh, có 52,3% bà mẹ thích con trai; 18,1% bà mẹ thích con gái; 29,5% cho ý kiến con nào cũng được.
Trong số những người thích sinh con gái thì có đến 94,3% bà mẹ đã có con trai ở lần sinh trước và trong số những người cho ý kiến con nào cũng được thì có đến 73,7% bà mẹ sinh con lần đầu tiên (những bà mẹ này tuổi còn rất trẻ, từ 20 – 25 tuổi, và họ có cơ hội để sinh thêm). Như vậy có thể thấy, chỉ khi nào sinh được ít nhất một người con trai thì các cặp vợ chồng mới ngừng sinh.
Qua nghiên cứu có 100% bà mẹ biết giới tính thai nhi trước khi sinh và 100% bà mẹ biết nhờ vào siêu âm; 72,0% bà mẹ cho rằng chi phí siêu âm phù hợp với kinh tế gia đình; 99,5% bà mẹ nhận xét việc đi lại tiếp cận phòng khám, bệnh viện có dịch vụ siêu âm là thuận lợi, dễ dàng, 100% bà mẹ mô tả quá trình siêu âm nhẹ nhàng, nhanh chóng, không hề gây đau đớn, 20 bà mẹ được phỏng vấn sâu cho biết cán bộ y tế sẵn sàng thông báo giới tính thai nhi khi có yêu cầu.
Cùng với sự phát triển của mạng lưới y tế, dịch vụ siêu âm chẩn đoán giới tính thì sự phát triển kinh tế, đời sống vật chất của các gia đình đã giúp các bà mẹ mang thai ở vùng nông thôn tiếp cận được với dịch vụ siêu âm chẩn đoán giới tính và chấp nhận chi phí của dịch vụ này. Như vậy, việc biết giới tính thai nhi sớm hết sức thuận lợi với các bà mẹ, điều này cũng đồng nghĩa với việc Quy định cấm chẩn đoán giới tính thai nhi chưa thực sự phát huy hiệu lực.
Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu cho thấy, 100% các bà mẹ siêu âm để biết giới tính thai nhi ở tháng thứ 4, thứ 5 (kết quả này cũng phù hợp với Điều tra biến động dân số của Tổng cục Thống kê năm 2010 là 83% các bà mẹ siêu âm để biết giới tính thai nhi từ tuần thứ 15 – 28 của thai kỳ). Ở giai đoạn này thai nhi đã phát triển khá lớn và các bà mẹ đều hiểu rằng việc nạo phá thai sẽ rất nguy hiểm. Khi được phỏng vấn, 100% bà mẹ cho rằng phá thai là mất đạo đức và tối kị.
Như vậy khi siêu âm, các bà mẹ chỉ muốn xác định sức khỏe và giới tính của con chứ không hề có ý định phá bỏ thai nhi nếu giới tính thai nhi không như mong muốn.
Trong số các đối tượng được điều tra, có 30,1% bà mẹ là nông dân; 39,9% bà mẹ là công nhân; 9,8% bà mẹ làm nghề buôn bán, chỉ có 6,7% bà mẹ là cán bộ công nhân viên chức. Chính vì tính chất công việc phải lao động
cả ngày cùng với trình độ học vấn còn thấp (THCS là chủ yếu 50,8%) nên