TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu nghiên cứu dao động của kết cấu tấm và vỏ composite có tính đến tương tác với chất lỏng (Trang 30 - 31)

Ở Việt Nam trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng về ứng dụng của vật liệu composite trong kỹ thuật và đời sống, các nghiên cứu về vật liệu Composite và kết cấu bằng vật liệu Composite đã thu hút đƣợc sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học trong nƣớc. Nhiều nhóm nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này bắt đầu đƣợc hình thành tại các trung tâm khoa học của nƣớc nhà: các viện nghiên cứu, trƣờng đại học, trung tâm ứng dụng,…

Tại Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà nội, Giáo sƣ Đào Huy Bích cùng các cộng sự [1, 2] đã có nhiều nghiên cứu đƣợc công bố. Các kết quả ban đầu của Phạm Thị Toan [24] về đặc trƣng hiệu quả của vật liệu Composite lớp ứng dụng trong tính toán kết cấu, của Vũ Khắc Bảy [1] về tấm Composite lớp lƣợn sóng, của Vũ Đỗ Long [2, 15], Khúc Văn Phú [21, 22], về ổn định và dao động của tấm, vỏ Composite lớp phần lớn đều bằng phƣơng pháp giải tích. Gần đây nhóm nghiên cứu của Đào Văn Dũng [6] cũng bắt đầu công bố những kết quả về phân tích phi tuyến kết cấu tấm, vỏ bằng vật liệu FGM cũng bằng phƣơng pháp giải tích.

Nhóm nghiên cứu ở Đại học Bách khoa Hà nội đứng đầu là Giáo sƣ Trần Ích Thịnh đã công bố một số kết quả về ứng xử tĩnh và động của kết cấu tấm, vỏ composite lớp, chủ yếu bằng phƣơng pháp phần tử hữu hạn [13, 27, 28,…]. Phó giáo sƣ Ngô Nhƣ Khoa [13, 27] về mô hình hóa và tính toán số tấm Composite lớp, Phó giáo sƣ Trần Minh Tú [28] về độ bền và ổn định của tấm, vỏ composite lớp kể đến ảnh hƣởng của nhiệt độ, độ ẩm. Mô hình PTHH cũng đã đƣợc Tiến sĩ Trần Hữu Quốc [23, 26] xây dựng để tính toán tấm composite có gân gia cƣờng, Tiến sĩ Lê Kim Ngọc [20] phân tích tĩnh và động tấm composite bằng vật liệu áp điện, Bùi Văn Bình [3] tính toán tấm composite lƣợn sóng và gấp nếp.

Nhóm nghiên cứu tại Học viện kỹ thuật Quân sự cũng đã công bố nhiều kết quả tính toán cơ học liên quan đến vật liệu và kết cấu composite, trong đó có thể kể đến Giáo sƣ Hoàng Xuân Lƣợng [4], [5], [10], [16]..., Phó giáo sƣ Nguyễn Thái Chung [4], [5], [10], [16], [17], [18] và các cộng sự nghiên cứu về lực khí động tác dụng lên kết cấu, tấm, vỏ Composite, về dao động và uốn của tấm Composite áp điện. Phạm tiến Đạt [9, 10] dùng mô hình Phần tử hữu hạn để tính toán số tấm composite lớp và tấm composite có gân gia cƣờng.

Giáo sƣ Nguyễn Đình Đức [11], Đại học Quốc gia Hà nội cùng nhóm nghiên cứu đã có những kết quả đáng khích lệ về vật liệu và kết cấu Composite lớp ba pha và vật liệu Composite FGM. Đinh Khắc Minh [19] tính toán uốn tấm Composite ba pha trong kết cấu tàu thủy, Hoàng Văn Tùng [29] nghiên cứu giải tích về ổn định của vỏ composite FGM.

Nguyễn Văn Đạt [7] nghiên cứu bài toán chống rung trong thiết kế hệ thống bệ máy đáy tàu thủy bằng vật liệu composite mang tính ứng dụng cao.

Có thể nói rằng trong vài chục năm gần đây, các nghiên cứu về vật liệu và kết cấu composite ở Việt Nam đƣợc rất nhiều các nhóm nghiên cứu, các nhà khoa học quan tâm với nhiều đối tƣợng, mô hình và phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu về kết cấu composite tƣơng tác với chất lỏng vẫn chƣa đƣợc các tác giả trong nƣớc đề cập đến.

15

Một phần của tài liệu nghiên cứu dao động của kết cấu tấm và vỏ composite có tính đến tương tác với chất lỏng (Trang 30 - 31)