Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần mb (Trang 41 - 79)

Khả năng cung ứng vốn của ngân hàng thương mại: Nguồn vốn thể hiện sức mạnh tài chính của mỗi ngân hàng. Quy mô vốn NHTM lớn, cơ cấu ổn định sẽ cho phép các NHTM có thể theo đuổi một cơ cấu cho vay hợp lý và có khả năng phát triển hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, trong đó có mở rộng cho vay với các thành phần kinh tế về cả quy mô, khối lượng cho vay và chủ động thời hạn vay cũng như lãi suất cho vay.

Chính sách cho vay: Chính sách cho vay phản ánh chiến lược, định hướng tài trợ của một ngân hàng để đạt mục tiêu đã được hoạch định, đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Khi ngân hàng xác định được một chính sách cho vay đúng đắn đối với DNN&V sẽ thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, đảm bảo khả năng sinh lời và quản trị rủi ro. Vì vậy, một chính sách cho vay phù hợp, khả thi là cơ hội cho các DNV&N dễ dàng tiếp cận nguồn vốn và là điều kiện để các NHTM có thể tăng lợi nhuận từ hoạt động này mà vẫn đảm bảo nâng cao được chất lượng cho vay.

Quy trình cho vay: Quy trình cho vay là tập hợp những nội dung kỹ thuật hướng dẫn về trình tự tổ chức thực hiện nghiệp vụ cho vay của ngân hàng từ khi phát sinh đến khi kết thúc một khoản vay. Nếu ngân hàng thiết lập quy trình theo đúng quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn trong kinh doanh mà không gây khó khăn cho khách hàng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả hai bên thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng. Mặt khác, nếu ngân hàng thực hiện nghiêm túc quá trình cho vay thì họ sẽ thu hồi cả vốn và lãi khi đến hạn, nâng cao chất lượng cho vay.

Chất lượng nhân sự: Năng lực, trách nhiệm và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ cho vay quyết định rất lớn tới sự thành công trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Đặc biệt là hoạt động cho vay, cán bộ cho vay là người trực tiếp giao dịch với khách hàng. Số lượng và chất lượng DNN&V càng phát triển thì đòi hỏi cán bộ cho vay càng phải giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có tư cách đạo đức tốt, năng động sáng tạo, chính xác, linh hoạt, có khả năng phân tích, giám sát khách hàng để đảm bảo chất lượng cho vay.

Thông tin cho vay: Thông tin cho vay giúp cho người quản lý đưa ra những quyết định cần thiết có liên quan đến cho vay, theo dõi và quản lý tài khoản cho vay. Thông tin càng đầy đủ, nhanh nhạy, chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng càng cao giúp nâng cao chất lượng cho vay. Đối với DNN&V, thông tin có thể thu được từ nhiều kênh: trực tiếp từ những nguồn sẵn có tại ngân hàng như: hồ sơ vay vốn, hồ sơ mở tài khoản...; từ DNN&V; từ các cơ quan quản lý thông tin của hệ thống NHTM như Trung tâm thông tin tín dụng – CIC; từ các nguồn thông tin khác như phương tiện truyền thông, từ các cơ quan quản lý…

Kiểm soát nội bộ: Kiểm soát nội bộ là một khâu quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, nó cung cấp các thông tin về thực trạng kinh doanh tại từng bộ phận, từng chi nhánh của ngân hàng từ đó đưa ra các giải pháp duy trì có hiệu quả các hoạt động kinh doanh nhưng vẫn phù hợp với các chính sách, quy trình đã đề ra. Nhờ có sự phát hiện kịp thời nguyên nhân của các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện khoản vay, ngân hàng có thể sớm đưa ra những phương án, biện pháp khắc phục từ đó nâng cao chất lượng cho vay.

Trình độ công nghệ: Với ứng dụng thời đại, công nghệ thông tin ngày càng phát triển và việc ứng dụng vào ngành ngân hàng góp phần đẩy nhanh tốc độ xử lý dữ liệu, quản lý thông tin, giảm thiểu công việc cho nhân viên. Một cơ sở vật chất tốt, công nghệ hiện đại, xử lý giao dịch nhanh chóng, chính xác sẽ khiến khách hàng thoải mái khi đến vói ngân hàng. Hơn nữa, yếu tố cạnh tranh đòi hỏi các ngân hàng không ngừng đổi mới, nhiều giao dịch của ngân hàng không thể thực hiện nếu thiếu công nghệ hiện đại. Qua đó, có thể khẳng định rằng một cơ sở công nghệ tốt sẽ thu

hút được nhiều khách hàng và là cơ sở quan trọng để ngân hàng mở rộng cho vay với các đối tượng khách hàng.

Hoạt động marketing: Các chính sách, chiến lược marketing của ngân hàng phần nào đóng góp vào sự thành công của quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ giữa khách hàng với ngân hàng. Với các hoạt động quảng bá thương hiệu, ngân hàng trở nên gần gũi với khách hàng hơn, sản phẩm dịch vụ của ngân hàng tiến gần hơn với khác hàng. Ngân hàng từ đó thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, kích thích việc sử dụng sản phẩm dịch vụ, tăng mức độ trung thành của khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới, đồng thời khẳng định được hình ảnh thương hiệu trên thị trường. Khi đó, việc mở rộng cho vay của ngân hàng trở nên thuận lợi.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY DNN&V TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội 2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quân Đội

Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) được thành lập theo Quyết định số 0054/NH-GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 14/9/1994 và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 060297 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 30/9/1994. Với ý tưởng xây dựng một định chế tài chính doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp quân đội, ngày 04/11/1994, NHTM CP Quân Đội chính thức đi vào hoạt động trụ sở tại 28 Điện Biên Phủ cùng số vốn điều lệ 20 tỷ đồng và 25 cán bộ nhân viên. Ngay từ khi ra đời, mục tiêu hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân đội đã được xác định rõ là thực hiện hoạt động như một ngân hàng đa năng với hai mục tiêu: phục vụ cho các doanh nghiệp quân đội làm kinh tế và khai thác dịch vụ ngân hàng đối với mọi thành phần trong nền kinh tế thị trường.

Với những nỗ lực không mệt mỏi, MB đã chứng tỏ mình là người bạn tận tâm, đáng tin cậy của khách hàng trong 16 năm qua. Năm 2010, MB đã đánh dấu một giai đoạn mới với những thành công mới, vững vàng ở vị trí là một trong 5 Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam. Vốn điều lệ hiện nay của MB đã tăng lên đến 7.300 tỷ đồng đồng và có kế hoạch tăng lên 10.000 tỷ đồng vào cuối năm 2011, mạng lưới hơn 140 điểm giao dịch từ Bắc vào Nam, mở thêm chi nhánh nước ngoài đầu tiên MB Lào. Đi đôi với việc mở rộng địa bàn hoạt động, MB luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm dịch vụ, đã cung cấp các loại hình sản phẩm dịch vụ đa dạng, đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng trong nền kinh tế.

Ngân hàng TMCP Quân Đội tiếp tục khẳng định:

- Tầm nhìn: Trở thành một trong những ngân hàng tốt nhất Việt Nam, hướng tới vị trí trong top 3, với định vị là một ngân hàng cộng đồng, có đội ngũ nhân viên thân thiện và điểm giao dịch thuận lợi.

- Phương châm chiến lược: Tăng trưởng mạnh, tạo sự khác biệt và bền vững bằng văn hóa kỷ luật, đội ngũ nhân sự tinh thông về nghiệp vụ, cam kết cao và được tổ chức khoa học.

- Giá trị cốt lõi: Giá trị của MB không nằm ở tài sản mà là ở những giá trị tinh thần mà mỗi thành viên MB luôn coi trọng và phát huy bao gồm 6 giá trị cơ bản: Tin cậy, hợp tác, chăm sóc khách hàng, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiệu quả.

Mô hình tổ chức hiện nay của Ngân hàng TMCP Quân Đội như sau:

Hình 2.1: Sơ đồ mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân Đội 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh NHTMCP Quân Đội

2.1.2.1. Quy mô hoạt động

Trải qua 16 năm hoạt động, cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, với những nỗ lực phấn đấu để phát triển quy mô hoạt động, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã có sự trưởng thành vượt bậc với những bước phát triển ấn tượng, đến năm 2010 vốn chủ sở hữu đã tăng lên đến 8.882 tỷ đồng, tổng tài sản lên tới 109.623 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng cả tổng tài sản và vốn chủ sở hữu hàng năm đều trên 100%, điều này được thể dưới đây:

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN ĐIỀU HÀNH

CƠ QUAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN

CƠ QUAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN

KHỐI QUẢN TRỊ RỦI RO

KHỐI QUẢN TRỊ RỦI RO

BAN KIỂM SOÁT

BAN KIỂM SOÁT

CƠ QUAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ

CƠ QUAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ

KHỐI KIỂM SOÁT NỘI BỘ

KHỐI KIỂM SOÁT NỘI BỘ

PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP PHÒNG PHÁP CHẾ

PHÒNG TRUYỀN THÔNG KHỐI TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ

THÔNG TIN

KHỐI TỔ CHỨC - NHÂN SỰ PHÒNG CHÍNH TRỊ

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP PHÒNG PHÁP CHẾ

PHÒNG TRUYỀN THÔNG KHỐI TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ

THÔNG TIN

KHỐI TỔ CHỨC - NHÂN SỰ PHÒNG CHÍNH TRỊ

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

KHỐI HỖ TRỢ KINH DOANH KHỐI HÀNH CHÍNH VÀ QUẢN

LÝ CHÁT LƯỢNG

KHỐI QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI VÀ KÊNH PHÂN PHỐI KHỐI HỖ TRỢ KINH DOANH KHỐI HÀNH CHÍNH VÀ QUẢN

LÝ CHÁT LƯỢNG

KHỐI QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI VÀ KÊNH PHÂN PHỐI

KHỐI TREASURY

KHỐI DOANH NGHIỆP LỚN VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH

NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHỐI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KHỐI ĐẦU TƯ

KHỐI TREASURY

KHỐI DOANH NGHIỆP LỚN VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH

NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHỐI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KHỐI ĐẦU TƯ

QUẢN LÝ HỆ THỐNG

QUẢN LÝ HỆ THỐNG HỖ TRỢ KINH DOANHHỖ TRỢ KINH DOANH KINH DOANHKINH DOANH VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG

QUẢN TRỊ

VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CÁC UỶ BAN CAO CẤP

CÁC CHI NHÁNH, PHÒNG GIAO DỊCH VÀ CÔNG TY TRỰC THUỘC

Bảng 2.1: Vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Quân Đội Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Giá trị 2009/2008 Giá trị 2010/2009 +/- % +/- % Vốn điều lệ 3.400 5.300 1.900 56 7.300 2.000 38 Vốn chủ sở hữu 4.118 6.888 2.770 16 8.882 1.994 29 Tổng tài sản 44.346 69.008 24.662 56 109.623 40.61 5 59

Nguồn: Báo cáo thường niên của MB

Nguồn: Báo cáo thường niên của MB

Biểu đồ 2.1: Vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Quân Đội

2.1.2.2. Kết quả kinh doanh

Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng có tốc độ tăng rất ấn tượng qua các năm. Đặc biệt năm 2010, trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, thị

trường biến động, MB đã chủ động có những quyết sách kịp thời, cùng chung sức với khách hàng để vượt qua khó khăn.

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội

Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Giá trị 2009/2008 Giá trị 2010/2009 +/- % +/- %

Lợi nhuận trước thuế 861 1.505 644 75% 2.228 723 48%

ROE (%) 24,48% 26,61% 29%

ROA (%) 2,41% 2,66% 2,54%

Nguồn: Báo cáo thường niên của MB

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của MB là 2.228 tỷ đồng, tăng 48% so với năm 2009. Điều này giúp MB tiếp tục khẳng định vị thế tài chính của mình, là 1 trong 5 Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam (không kể các NHTM Nhà nước mới chuyển sang cổ phẩn) có lợi nhuận kinh doanh cao nhất. Sự tăng trưởng ấn tượng của lợi nhuận trước thuế được thể hiện qua biểu 2.2 sau:

Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Quân Đội

Lợi nhuận trước thuế cấu thành nên các chỉ tiêu hiệu quả là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) rất tốt so với các NHTM khác ở Việt Nam, được thể hiện ở biểu 2.3 sau:

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Quân Đội

Biểu đồ 2.3: ROA và ROE của Ngân hàng TMCP Quân Đội

2.1.2.3. Hoạt động huy động vốn

Trong hoạt động kinh doanh của một ngân hàng, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn luôn là nhân tố quyết định quy mô, phạm vi hoạt động, là cơ sở đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và là tiền đề cho các NHTM cạnh tranh trên thị trường. Với chính sách điều hành hợp lý linh hoạt, nguồn vốn của MB luôn ổn định, tăng trưởng phù hợp.

Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Quân Đội

Đơn vị: Tỷ đồng STT Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Giá trị ± Giá trị ± 1 Huy động từ khách hàng

(tổ chức kinh tế, dân cư) 27.997 47.582 19.585 80.038 32.456

Tỷ trọng (%) 77 80 83

2 Huy động từ các tổ chức tín dụng 8.532 11.697 3.165 16.916 5.219

Tỷ trọng (%) 23 20 17

Trong cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng, tiền gửi của khách hàng (tổ chức kinh tế và dân cư) luôn luôn chiếm tỉ trọng cao nhất, chiếm bình quân 80% trong tổng vốn huy động. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư luôn chiếm từ 35% đến trong tổng vốn huy động từ khách hàng.

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Quân Đội

Biểu đồ 2.4: Huy động vốn của Ngân hàng TMCP Quân Đội

2.1.2.4. Hoạt động cho vay

Trong kinh doanh của một ngân hàng thương mại thì hai hoạt động chủ chốt vẫn là huy động vốn và cho vay. Với tốc độ huy động vốn ổn định và tăng trưởng đều đặn qua các năm cũng như mục tiêu an toàn hiệu quả và dựa trên nhu cầu thực tế của thị trường, phát triển cho vay dựa trên huy động vốn, hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng đã có sự tăng trưởng ổn định và an toàn qua các năm. Năm 2009 và 2010, MB đã thực hiện định hướng tăng trưởng vững chắc, quản lý tốt, coi trọng chất lượng cho vay, kiểm soát tốt nợ xấu. Đồng thời, tận dụng được cơ hội trong khủng hoảng khi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường hầu hết đều gặp khó khăn trong huy động vốn nên đã thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng, giảm quy mô tăng trưởng cho vay thì Ngân hàng TMCP Quân Đội đã thu hút được rất nhiều khách hàng có chất lượng tốt từ các đối thủ cạnh tranh và trên thị trường, vì vậy mà trong năm này mặc dù thị trường gặp rất nhiều khó khăn nhưng Ngân hàng

TMCP Quân Đội vẫn có tốc độ tăng trưởng cho vay lên tới 88% năm 2009 và 65% năm 2010.

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Quân Đội

Biểu đồ 2.5: Tăng trưởng cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội

Về cơ cấu cho vay theo thời hạn: Ngân hàng TMCP Quân Đội tập trung mạnh vào các mảng cho vay ngắn hạn với tỷ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm hơn 60% tổng dư nợ cho vay toàn ngân hàng, cơ cấu dư nợ cho vay theo thời gian cụ thể ở bảng sau:

Bảng 2.4: Cơ cấu cho vay theo thời hạn của Ngân hàng TMCP Quân Đội

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm Cho vay ngắn hạn Cho vay trung, dài hạn Tổng dư nợ

2008 Dư nợ 9.931,9 5.808,6 15.740 Tỷ trọng (%) 63 37 100 2009 Dư nợ 18.280,2 11.307,7 29.588 Tỷ trọng (%) 62 38 100 2010 Dư nợ 29.235,9 19.561,1 48.797 Tỷ trọng (%) 59,9 40,1 100

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Quân Đội

hồi nợ đảm bảo khả năng quay vòng nhanh vốn tín dụng tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn, trong những năm qua hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Quân đội

Một phần của tài liệu phát triển cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần mb (Trang 41 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w