Xem các trang đã truy cập

Một phần của tài liệu Hướng dẫn sử dụng mozilla thunderbird mozilla firefox unikey v3 0 (Trang 77 - 122)

5.1 Trên thanh Địa chỉ

Thanh Địa chỉ là một cải tiến đáng kinh ngạc của Firefox 3.0. Bạn chỉ cần gõ vài từ vào thanh Địa chỉ, lập tức một danh sách sổ xuống là những trang web bạn đã xem có chứa những từđó, không chỉ là URL mà còn là tiêu đề trang, tên file, thậm chí cả tiêu đề thư của gmail,… Trong danh sách này bạn còn có thể biết được trang web nào đã được đánh dấu và trang web nào chưa, rất tiện lợi cho việc duyệt web của bạn.

Bạn cũng có thể xem lại danh sách các trang đã truy cập bằng cách nhấn chuột vào mũi tên nhỏ phía cuối của Thanh Địa chỉ.

- Trang web nào có biểu tượng ngôi sao màu vàng ở cuối là trang web đã được đánh dấu.

- Để xem lại trang web nào, kích chọn trang web đó trong danh sách.

5.2 Trong menu History

- Để xem danh sách những trang bạn đã ghé thăm trong phiên làm việc gần đây, mở menu History và xem danh sách nằm giữa menu này. - Để xem danh sách những trang bạn đã ghé thăm trong các phiên làm

việc tại từng thời điểm cụ thể:

+ Vào menu History\Show All History, xuất hiện hộp hội thoại Library như hình sau:

Hình 73: Danh sách các trang đã truy cập

+ Tại phần bên phải của hộp hội thoại là danh sách các trang web đã truy cập. Để xem lại trang web nào, kích đúp vào trang web đó.

Trên thanh trái của hộp hội thoại Library cũng hiển thị cây thư mục chứa bookmark; do đó bạn có thể quản lý các bookmark của mình ngay tại đây bằng cách kích chọn thư mục con trong thư mục All Bookmarks rồi thực hiện các thao tác thêm, sửa, xóa,…

CHƯƠNG 03: THIẾT LẬP TUỲ CHỌN CHO FIREFOX Sau khi hoàn thành chương này, bạn có thể nắm được:

 Thiết lập tuỳ chọn chung  Thiết lập tuỳ chọn riêng  Xác định ngôn ngữưa thích để hiển thị các trang  Đặt proxy  Ngăn chặn các cửa sổ ngoài ý muốn  Các thành phần mở rộng 1. Thiết lập tuỳ chọn chung 1.1 Thiết lập trang chủ

Bạn có thể thiết lập một trang làm trang chủ để mỗi khi bạn khởi động Firefox hoặc nhấn chuột vào biểu tượng Home trên thanh công cụ, trang đó sẽđược tựđộng mở ra.

Để thiết lập một trang làm trang chủ: - Vào menu Tools\Options.

- Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang Main và thực hiện thay đổi trong khung Startup.

Hình 74: Hộp hội thoại Options\Main

- Tại ô When Firefox starts, chọn tuỳ chọn Show my home page. - Tại ô Home Page, nhập trang mà bạn muốn thiết lập làm trang chủ,

ví dụ: http://www.misa.com.vn/.

- Nhấn nút <<OK>> để chấp nhận thiết lập.

Nếu bạn muốn trang hiện thời làm trang chủ, bạn có thể nhập nhanh địa

chỉ trang hiện thời vào ô Home Page bằng cách nhấn nút <<Use

Current Pages>>.

1.2 Thiết lập Firefox là trình duyệt mặc định

Nếu máy tính của bạn có từ 2 trình duyệt trở lên (ví dụ: Internet Explorer, Firefox, Opera…), mỗi khi bạn nhấn chuột vào một liên kết

Internet, máy tính của bạn sẽ mở liên kết đó bằng trình duyệt mà đã được thiết lập làm mặc định.

Để thiết lập Firefox là trình duyệt mặc định, thực hiện các thao tác sau: - Vào menu Tools\Options.

- Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang Advanced và thực hiện thay đổi trong khung System Defaults.

Hình 75: Hộp hội thoại Options\Advanced

- Nhấn nút <<Check Now>> để kiểm tra xem Firefox đã là trình duyệt mặc định của bạn hay chưa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 76: Xác nhận thiết lập Firefox là trình duyệt mặc định

o Nhấn nút <<Yes>> để thiết lập Firefox là trình duyệt mặc định.

+ Nếu Firefox đã là trình duyệt mặc định của bạn, thông báo sau sẽ hiện ra:

Hình 77: Thông báo Firefox đã là trình duyệt mặc định

o Nhấn nút <<OK>> đểđóng cửa sổ thông báo.

2. Thiết lập tuỳ chọn riêng

2.1 Xác định cách thức bảo mật thông tin cá nhân trực tuyến

Bạn có thể xác định cách thức bảo mật thông tin cá nhân trực tuyến theo cách sau:

- Vào menu Tools\Options.

- Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang Privacy và thực hiện thay đổi trong khung Private Data.

Hình 78: Hộp hội thoại Options\Privacy

- Các tuỳ chọn bảo mật thông tin cá nhân bao gồm:

+ Always clear my private data when I close Firefox: Tích chọn ô này nếu muốn Firefox xoá các thông tin cá nhân của bạn mỗi khi bạn đóng chương trình. Để xác định loại dữ liệu nào sẽ bị xoá, nhấn nút <<Settings>> và tích chọn các ô tương ứng.

+ Ask me before clearing private data: Tích chọn ô này nếu muốn Firefox hỏi bạn trước khi xoá các thông tin cá nhân của bạn.

+ Nếu bạn muốn xoá các thông tin cá nhân ngay lập tức, nhấn nút

<<Clear Now>>.

- Sau khi thiết lập các tuỳ chọn như mong muốn, nhấn nút <<OK>> để chấp nhận thiết lập đó.

2.2 Thay đổi thiết lập Lịch sử duyệt web

Khi bạn duyệt web, theo mặc định Firefox sẽ tự động ghi lại các trang web bạn đã ghé thăm, các tệp bạn đã tải xuống, hoặc các thông tin bạn đã nhập vào các biểu mẫu và trên thanh Tìm kiếm. Bằng việc ghi lại thông tin này, Firefox giúp bạn theo dõi quá trình làm việc trên Internet của mình cũng như có thể xem lại các trang web mà bạn vô tình đóng lại. Bạn có thể thay đổi các thiết lập Lịch sử duyệt web này bằng cách: - Vào menu Tools\Options.

- Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang Privacy và thực hiện thay đổi trong khung History.

Hình 79: Hộp hội thoại Options\Privacy

+ Keep my history for at least … days: Tại đây bạn có thể xác định số ngày bạn muốn Firefox nhớ các trang web bạn đã ghé thăm. Theo mặc định, Firefox sẽ nhớ các trang web bạn ghé thăm trong ít nhất là 90 ngày.

+ Remember what I enter in forms and the search bar: Khi bạn nhập thông tin vào các biểu mẫu trên mạng hoặc trên thanh Tìm kiếm của Firefox, thông tin đó sẽ được lưu lại để sau đó Firefox có thể đưa ra các gợi ý khi bạn nhập thông tin vào các biểu mẫu trong tương lai. Nếu không muốn điều đó, bạn hãy bỏ chọn tại ô này.

+ Remember what I’ve downloaded: Tuỳ chọn này cho phép bạn lưu hoặc không lưu các tệp đã tải về trước đó trên cửa sổ Downloads (cửa sổ hiện ra mỗi khi bạn tải tệp trên mạng xuống). - Sau khi thiết lập các tuỳ chọn như mong muốn, nhấn nút <<OK>> để

chấp nhận thiết lập đó.

2.3 Xoá Lịch sử duyệt web

- Vào menu Tools\Clear Private Data hoặc nhấn tổ hợp phím

- Tích chọn ô Browsing History nếu muốn xoá lịch sử các trang bạn đã ghé thăm.

- Tích chọn ô Saved Form and Search History nếu muốn xoá lịch sử thông tin đã nhập vào biểu mẫu hoặc thanh Tìm kiếm.

- Bỏ chọn tại các ô còn lại rồi nhấn nút <<Clear Private Data Now>>. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bạn cũng có thể mở hộp hội thoại Clear Private Data bằng cách nhấn

nút <<Clear Now>> tại trang Privacy của hộp hội thoại Options.

2.4 Quản lý mật khẩu

Khi làm việc với một số trang web, bạn cần có tên truy cập và mật khẩu để đăng nhập vào trang web đó, ví dụ: đăng nhập vào hòm thư yahoo, gmail,…

Để giúp bạn không phải nhập đi nhập lại nhiều lần mật khẩu, Firefox cung cấp tiện ích cho phép lưu lại mật khẩu này để mỗi khi bạn nhập tên truy cập thì mật khẩu của bạn sẽ được tự động điền vào cho bạn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tắt tính năng này hoặc thay đổi một số thiết lập khác dành cho mật khẩu.

Cách thực hiện như sau: - Vào menu Tools\Options.

- Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang Security và thực hiện thay đổi trong khung Passwords.

Hình 81: Hộp hội thoại Options\Security

- Các thiết lập về mật khẩu bao gồm: + Remember passwords for sites:

o Firefox lưu mật khẩu của bạn một cách an toàn, giúp bạn dễ dàng đăng nhập vào các trang web. Nếu không muốn điều đó, bỏ chọn tại ô này.

o Tuy nhiên cho dù bạn đã tích chọn ô này, nếu lần đầu tiên đăng nhập chương trình sẽ vẫn hỏi bạn có muốn lưu mật khẩu cho trang này hay không. Nếu bạn chọn “Never for

This Site”, trang web này sẽđược đưa vào danh sách ngoại lệ.

+ Use a master password:

o Firefox có thể bảo vệ các thông tin nhạy cảm như là mật khẩu hoặc chứng chỉ được lưu bằng cách mã hoá chúng sử dụng mật khẩu chủ. Nếu bạn muốn sử dụng mật khẩu chủ, tích chọn ô này và nhập mật khẩu chủ trên hộp hội thoại

Change Master Password hiện ra.

o Để thay đổi mật khẩu, nhấn nút <<Change Master

Password>> bên phải của ô.

+ Saved Passwords: Cho phép hiển thị, ẩn đi, hoặc xoá các mật khẩu đã lưu.

- Sau khi thiết lập các tuỳ chọn như mong muốn, nhấn nút <<OK>> để chấp nhận thiết lập đó.

3. Xác định ngôn ngữưa thích để hiển thị các trang

Một số trang web hỗ trợ nhiều hơn một ngôn ngữ. Firefox cho phép bạn xác định ngôn ngữưa thích để hiển thị các trang web đó. Cách thực hiện như sau:

- Vào menu Tools\Options.

- Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang Content và thực hiện thay đổi trong khung Languages.

Hình 82: Hộp hội thoại Options\Content

- Trong khung Languages in order of preference là danh sách các ngôn ngữưa thích theo thứ tự từ cao tới thấp. Bạn có thể thêm, thay đổi thứ tựưa thích hoặc xoá ngôn ngữ khỏi danh sách này.

+ Thêm ngôn ngữ:

o Nhấn chuột vào ô Select a language to add để hiển thị danh sách các ngôn ngữ.

o Chọn một ngôn ngữưa thích.

o Nhấn nút <<Add>> bên phải của ô. + Thay đổi thứ tựưa thích:

o Nhấn chọn ngôn ngữ cần thay đổi thứ tự. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

o Nhấn nút <<Move Up>> (hoặc <<Move Down>>) để chuyển ngôn ngữđó lên trên (hoặc xuống dưới).

+ Xoá ngôn ngữ khỏi danh sách:

o Nhấn chọn ngôn ngữ cần xoá khỏi danh sách.

o Nhấn nút <<Remove>>.

- Nhấn nút <<OK>> để chấp nhận thiết lập.

4. Đặt proxy

Một proxy hoạt động như là một trung gian giữa máy tính của bạn và Internet. Nó chặn tất cả yêu cầu tới Internet để kiểm tra xem nó có đáp ứng được yêu cầu hay không. Các proxy được sử dụng để cải tiến việc thi hành lệnh, lọc các yêu cầu, và giấu máy tính của bạn trên Internet để tăng tính bảo mật.

Để thiết lập proxy trong Firefox, thực hiện các thao tác sau: - Vào menu Tools\Options.

- Trên hộp hội thoại Options hiện ra, chọn trang Advanced, sau đó chọn thẻ Network và thực hiện thay đổi trong khung Connection.

Hình 84: Hộp hội thoại Options\Advanced\Network

- Nhấn nút <<Settings>>, xuất hiện hộp hội thoại Connection Settings.

Hình 85: Hộp hội thoại Connection Settings

- Thiết lập proxy để truy cập Internet:

+ No proxy: Chọn tuỳ chọn này nếu bạn không muốn sử dụng proxy.

+ Auto-detect proxy settings for this network: Chọn tuỳ chọn này nếu bạn muốn Firefox tự động dò tìm những thiết lập proxy cho mạng của bạn.

+ Manual proxy configuration: Chọn tuỳ chọn này nếu bạn không có địa chỉ proxy (URL). Hãy hỏi người quản trị hệ thống về các tên và các số cổng của máy chủ chạy phần mềm proxy cho mỗi dịch vụ mạng và nhập thông tin vào các ô tương ứng.

+ Automatic proxy configuration URL: Nếu nơi bạn làm việc có tệp thiết lập proxy, hãy hỏi người quản trị hệ thống về URL của nó và nhập vào đây. Nhấn nút <<Reload>> để chạy thiết lập này. - Nhấn nút <<OK>> để chấp nhận thiết lập.

5. Ngăn chặn các cửa sổ ngoài ý muốn

Cửa sổ ngoài ý muốn là cửa sổ tự động xuất hiện trên màn hình mà không được phép của bạn. Chúng rất đa dạng về kích thước nhưng thường không chiếm toàn bộ màn hình. Một số cửa sổ ngoài ý muốn xuất hiện phía trước cửa sổ Firefox hiện thời trong khi một số khác lại xuất hiện sau cửa sổ hiện thời.

Firefox cho phép bạn điều khiển các cửa sổ ngoài ý muốn này. Theo mặc định Firefox sẽ chặn không cho mở các cửa sổ ngoài ý muốn, chính vì thế bạn không cần phải lo lắng về việc kích hoạt chức năng này để chặn các cửa sổ ngoài ý muốn xuất hiện trong Firefox. Tuy nhiên, bạn có thể thêm ngoại lệ cho các trang mà bạn muốn hiển thị các cửa sổ này.

Cách thực hiện như sau: - Vào menu Tools\Options.

Hình 86: Hộp hội thoại Options\Content

- Theo mặc định, ô Block pop-up windows được tích chọn có nghĩa là Firefox sẽ chặn cửa sổ ngoài ý muốn của các trang. Để thêm ngoại lệ cho một trang, nhấn nút <<Exceptions>>, xuất hiện hộp hội thoại:

Hình 87: Hộp hội thoại Allowed Sites - Popups

- Tại ô Address of web site, nhập địa chỉ của trang web mà bạn cho phép mở cửa sổ ngoài ý muốn.

- Nhấn nút <<Allow>>, khi đó địa chỉ của trang sẽ được chuyển vào danh sách ngoại lệ bên dưới.

- Nhấn nút <<Close>> đểđóng hộp hội thoại.

Bạn có thể xoá một trang khỏi danh sách ngoại lệ bằng cách nhấn nút

<<Remove Site>>. Nếu muốn xoá toàn bộ danh sách ngoại lệ, nhấn nút

<<Remove All Sites>> trên hộp hội thoại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Các thành phần mở rộng

Các thành phần mở rộng là các phần mềm nhỏ sẽ thêm vào tính năng mới hoặc làm thay đổi giao diện (chủđề) cho Firefox.

- Mở rộng tính năng (Extensions): Loại thành phần mở rộng này cho phép thêm tính năng mới cho Firefox. Chúng có thể thêm vào bất cứ cái gì từ một nút trên thanh công cụ cho tới một tính năng hoàn toàn mới. Chúng cho phép ứng dụng có thể được tuỳ chỉnh cho phù hợp với nhu cầu cá nhân của mỗi người dùng.

- Mở rộng chủ đề (Themes): Các chủ đề làm thay đổi hình thức của Firefox. Chúng cho phép bạn thay đổi cái nhìn và cảm giác về Firefox và cá nhân hoá nó cho phù hợp với sở thích của bạn. Một chủđề có thể chỉ thay đổi hình ảnh của các nút, hoặc cũng có thể thay đổi mọi thứ về hình thức của Firefox.

6.1 Tải về và cài đặt

- Vào menu Tools\Add-ons, xuất hiện cửa sổ Add-ons, chọn trang Get

Add-ons như hình sau:

Hình 88: Trang Get Add-ons

- Tại trang Get Add-ons đã có sẵn những thành phần mở rộng mà Firefox khuyến nghị sử dụng. Nếu muốn cài đặt thành phần mở rộng

nào, nhấn chọn thành phần mở rộng đó rồi nhấn nút <<Add to

Firefox>>, xuất hiện hộp hội thoại Software Installation.

Hình 89: Cài đặt thành phần mở rộng

- Nhấn nút <<Install Now>>, tiến trình cài đặt sẽ xuất hiện tại trang mới có tên là Installation.

- Sau khi tiến trình cài đặt hoàn thành, nhấn nút <<Restart Firefox>> để khởi động lại Firefox, kích hoạt thành phần mở rộng đó.

Hình 91: Cài đặt hoàn thành

Các thành phần mở rộng khác được cài đặt tương tự như trên.

Ngoài những thành phần mở rộng mà Firefox khuyến nghị sẵn, bạn có thể tìm thêm các thành phần mở rộng khác từ trang web của Firefox bằng cách:

- Nhấn chuột vào dòng liên kết Browse All Add-ons tại góc trên bên phải

của hộp hội thoại Add-ons, Firefox sẽ tự động mở trang web

https://addons.mozilla.org/en-US/firefox.

- Tại trang web này bạn có thể tìm thấy rất nhiều thành phần mở rộng

khác. Nếu muốn cài đặt thành phần mở rộng nào, nhấn nút <<Add to

Một phần của tài liệu Hướng dẫn sử dụng mozilla thunderbird mozilla firefox unikey v3 0 (Trang 77 - 122)