- Tại gốc và thân ĐMT có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về RI trung bình giữa từng cặp BTMT gđ IIIII và IV, IIIII và V, IV và V với p < 0
4.3.2.3. Mối tương quan giữa RI và MLCT
Theo Seung Hyup Kim (2006) chỉ số sức cản ĐMT thường được dùng nhất trong chẩn đoán bệnh lý thận. Bình thường, chỉ số sức cản động mạch thận ở mức dưới 0,65 và hiếm khi vượt quá 0,70 [42, 59, 60] . Petersen L.J và CS (1997) [47] đánh giá mối liên quan giữa chỉ số sức cản ở động mạch thận với sự suy giảm chức năng thận ở 21 người bị suy thận mạn (13 nam, 8 nữ), tuổi từ 36 đến 75 bằng cách đo các thông số chức năng thận mỗi 3,5 tháng và theo dõi trong thời gian từ 18 đến 21 tháng. Kết quả cho thấy chỉ số sức cản có tương quan nghịch khá chặt chẽ với nồng độ cretinin máu (r = -0,52; p < 0,001). Trong nghiên cứu của chúng tôi khi tiến hành so sánh chỉ số RI tại các vị trí như tại gốc, thân và nhu mô ĐMT ở các nhóm bệnh nhân có mức lọc cầu thận khác nhau chúng tôi nhận thấy tại gốc và thân ĐMT có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về RI trung bình giữa nhóm BTMT giai đoạn II-III và IV, II-III và V, IV và V, với p < 0.05. Tuy nhiên, tại nhu mô ĐMT không có sự khác biệt về RI trung bình giữa nhóm BTMT giai đoạn II-III và IV nhưng lại có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm BTMT giai đoạn II-III và V, IV và V. Như vậy khi mức độ suy thận càng nặng thì chỉ số sức cản của ĐMT càng cao và càng có sự khác biệt rõ rệt giữa các giai đoạn BTMT.
Kết quả từ bảng 3.19 và các biểu đồ 3.9, 3.10 và 3.11 cho thấy có mối tương quan nghịch khá chặt chẽ và có ý nghĩa thống kê giữa RI tại gốc, thân và nhu mô ĐMT với MLCT tuân theo phương trình : RI gốc = -0.001*MLCT
+ 0.769 với (r=0.468, p<0.001), RI thân = -0.001*MLCT + 0.767 với (r=0.534, p<0.001), RI nhu mô = -0.002*MLCT + 0.718 với (r=0.534, p < 0.001), có nghĩa là khi MLCT càng giảm thì RI của ĐMT tại các vị trí tương ứng nêu trên càng tăng. Kết quả này cũng tương tự như trong nghiên cứu của Huỳnh Văn Nhuận [20] và Petersen JR [47], các tác giả cũng cho thấy có mối tương quan nghịch chặt chẽ giữa RI và mức lọc cầu thận. Cả 2 tác giả trên cũng đã gợi ý rằng có thể dùng RI để theo dõi quá trình diễn tiến của suy thận. Một nghiên cứu khác của Claudia Parolini [15] cũng đã một lần nữa chỉ ra rằng RI động mạch thận có mối tương quan nghịch với MLCT (r = -0.4, p < 0.001) và đã chứng minh rằng tăng RI là yếu tố nguy cơ độc lập cho sự tiến triển của tình trạng suy thận, cụ thể là nhóm BN mắc bệnh thận mạn có RI ban đầu ≥ 0.7 thì qua quá trình theo dõi đã cho thấy có sự suy giảm > 50% MLCT trong vòng 6 năm.
Số lượng bệnh nhân tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối đòi hỏi phải được lọc máu chu kỳ ngày càng tăng trên thế giới. Vì vậy việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh thận mạn tính và xác định xem đối tượng nào có nguy cơ cao tiến triển làm mức độ suy thận tăng nhanh là một vấn đề hết sức quan trọng. Các nghiên cứu trước đây của các tác giả Maschio G [61], Brenner B [62], Iseki K [63], Yamagata K [49], Klag M [48] đều cho thấy rằng protein niệu cao, tăng HA tâm thu và tăng RI ĐMT đều là các yếu tố nguy cơ độc lập cho sự tiến triển nhanh của BTMT. Nghiên cứu của T.Sugiura và CS [13] cũng cho thấy nhóm bệnh nhân NC có RI ĐMT ≥ 0.7 có sự suy giảm chức năng thận nhanh hơn khác biệt so với nhóm có RI < 0.7 (suy giảm chức năng thận được đánh giá bằng giảm MLCT ít nhất 20ml/ph/1.73 m² hoặc cần thiết phải tiến đến sử dụng biện pháp lọc máu trong thời gian hai năm nghiên cứu), do vậy tác giả chỉ ra rằng RI được sử dụng như một marker đánh giá tiến triển của bệnh thận hơn là một marker đánh giá tổn thương thận đặc hiệu, RI có thể dự đoán tiên lượng bệnh thận ở những bệnh nhân BTMT với độ nhạy và độ
đặc hiệu tương đương với protein niệu. Một nghiên cứu khác của Jorg Radermacher [64] cũng cho thấy có mối tương quan giữa RI và MLCT, tác giả cũng khẳng định rằng chỉ có Protein niệu và RI ĐMT là các yếu tố tiên lượng độc lập cho quá trình suy giảm chức năng thận, tuy nhiên khác với nghiên cứu của chúng tôi tác giả lấy giá trị RI ≥ 0.8 làm mức để đánh giá.
Khi nghiên cứu trên 112 BN THA nguyên phát tác giả Takafumi Okura và CS [65] cũng nhận thấy RI tăng ≥ 0.7 ở ĐMT có liên quan đến những dấu hiệu sớm của tổn thương cơ quan đích ở BN THA nguyên phát như là rối loạn chức năng thất trái, microalbumin niệu, do đó tác giả đề xuất rằng RI ĐMT có thể được sử dụng như là một marker của rối loạn chức năng thận trong tương lai ở BN THA nguyên phát. Mostbeck và CS [66] cũng đã đo RI ĐMT và thực hiện sinh thiết thận ở những bệnh nhân có bệnh lý ở nhu mô thận bao gồm viêm cầu thận, viêm kẽ thận, bệnh cầu thận thay đổi tối thiểu, xơ hóa mạch thận do hội chững tan máu tăng ure máu hoặc THA nguyên phát và xơ hóa ống kẽ thận cấp, tác giả nhận thấy có mối tương quan đáng chú ý giữa RI và tình trạng xơ hóa tiểu động mạch, xơ hóa cầu thận. Tác giả Ikee R và CS [18] cũng cho thấy mối liên quan giữa RI ĐMT và những thay đổi về mô bệnh học được nhìn thấy qua các mẫu sinh thiết thận và báo cáo rằng xơ vữa ĐM là yếu tố nguy cơ độc lập cho sự tăng lên của RI ở các bệnh nhân bệnh cầu thận nguyên phát, các kết quả cũng cho thấy RI ĐMT là một marker có độ nhạy cao đối với tình trạng phá hủy thận do THA mà nguyên nhân là sự xơ vữa ĐM. Nghiên cứu của Ryuichi Kawamoto [67] trên 310 BN cũng cho thấy giảm MLCT làm tăng nguy cơ xơ cứng động mạch. Nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Việt Hà [27] cũng cho thấy tổn thương xơ vữa ở ĐM cảnh và ĐM đùi tăng lên có theo tình trạng THA và theo mức độ nặng của suy thận. Do đó, suy thận được xem như là một yếu tố nguy cơ cho xơ vữa mạch nói chung và sự có mặt của các bệnh lý tim mạch nói riêng.
Nhiều nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới cũng cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa RI và giai đoạn của BTMT như : Splendiani G [17], Tatsuo Kawai [38], Gunnar H.Heine [19], Joel F. Platt [59]. Các tác giả đã báo cáo rằng RI ĐMT càng tăng khi MLCT càng giảm, đặc biệt ở những BN ĐTĐ typ 2, do đó RI ĐMT phản ánh tiên lượng tổn thương chức năng thận và nguy cơ suy thận giai đoạn cuối phải điều trị bằng các biện pháp thay thế thận suy. Petersen và CS [47] cũng chứng minh rằng RI có mối liên quan với sự tiến triển của bệnh thận mà được đánh giá bằng tốc độ giảm đào thải Creatinin huyết thanh ở những bệnh nhân suy thận mạn. Họ cũng chỉ ra rằng giá trị RI trung bình là 0.76 ở những bệnh nhân suy thận mạn này là khác biệt với những bệnh thận tiến triển nhanh hoặc chậm khác. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của tác giả Radermacher và CS [64] cũng chứng minh rằng giá trị RI > 0.8 và protein niệu là các yếu tố tiên lượng độc lập cho sự tiến triển của bệnh thận.
Trên thế giới việc sử dụng siêu âm Doppler mạch thận để đánh giá chỉ số sức cản ĐMT ở các đối tượng bệnh nhân khác nhau cũng được tiến hành khá nhiều. Tác giả Platt J và CS [60] khi nghiên cứu trên 34 bệnh nhân VCT Lupus cũng cho thấy tăng RI chỉ ra một tiên lượng rất tồi cho chức năng thận của bệnh nhân, thậm chí ở những bệnh nhân có chức năng thận bình thường tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu. Rubin J [37] cũng sử dụng siêu âm Doppler để đánh giá những bệnh nhân suy thận không do tắc nghẽn, kết quả cho thấy RI ĐMT ≥ 0.7 có sự khác biệt đáng tin cậy giữa nhóm suy thận cấp do hoại tử ống thận và suy thận cấp trước thận, mặc dù tác giả cho rằng cơ sở lý thuyết để giải thích việc này vẫn còn chưa đầy đủ. Kết quả nghiên cứu của Romano Nosadini [68] qua việc đánh giá chức năng thận ở các BN ĐTĐ typ 2 cho thấy sau 8 năm theo dõi, nhóm có RI ≥ 0.8 có MLCT giảm có ý nghĩa so với thời điểm ban đầu( T0= 97 ± 11, T8= 70 ± 8), trong khi nhóm có RI > 0.8 (T0 = 98 ± 2, T8 = 91 ± 7) MLCT sau 8 năm giảm không có ý nghĩa so với thời
điểm ban đầu, do vậy tác giả kết luận rằng tăng RI ĐMT đóng một vai trò quan trọng trong việc tiên lượng chức năng thận ở BN ĐTĐ typ 2, thậm chí khi MLCT ban đầu là bình thường. Ngoài ra, Richard J MacIsaac và CS [69] nghiên cứu trên 167 BN ĐTĐ typ 2 cũng cho thấy tăng sức cản ĐMT có mối tương quan với rối loạn chức năng tâm trương, mối liên quan này là độc lập với chức năng tâm thu, THA, sự nghiêm trọng của BTMT và việc sử dụng thuốc ức chế men chuyển angiotensin; kết quả đó khẳng định giả thuyết rằng độ cứng của tim và mạch máu ở BN ĐTĐ typ 2 là biểu hiện của cơ chế sinh bệnh học khá phổ biến. Một nghiên cứu khác của tác giả Richard J. MacIsaac [36] trên 325 BN ĐTĐ typ 2 cũng cho thấy có mối tương quan giữa RI ĐMT và tình trạng giảm MLCT.