Siêu âm doppler động mạch thận hai bên: đo chỉ số sức cản RI, được làm tại Viện Tim mạch Bệnh viện Bạch Mai và do một bác sỹ chuyên khoa tim

Một phần của tài liệu nghiên cứu chỉ số sức cản động mạch thận và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính do viêm cầu thận mạn (Trang 26 - 29)

tại Viện Tim mạch- Bệnh viện Bạch Mai và do một bác sỹ chuyên khoa tim mạch duy nhất thực hiện.

- Phương tiện:

+ Máy siêu âm Doppler Philips HD 11 đặt tại Viện Tim mạch- Bệnh viện Bạch Mai.

- Chuẩn bị bệnh nhân:

+ Bệnh nhân được giải thích kỹ và hợp tác để tiến hành siêu âm.

+ BN được nhịn ăn 6h trước khi làm siêu âm Doppler để tránh hơi trong đường tiêu hóa. Trường hợp có quá nhiều hơi trong đường tiêu hóa gây hạn chế thăm khám cần phải thay đổi tư thế BN hoặc cho BN uống nhiều nước.

- Phương pháp đo: đo các thông số và chỉ số Doppler của động mạch thận ở đoạn gốc ĐMT, thân ĐMT và ĐM nhu mô thận:

+ BN nằm ngửa: đo các thông số Doppler của ĐMT ở đoạn gốc và thân. + Cho BN nằm nghiêng về bên đối diện với phía cần đo (ví dụ muốn đo ĐMT bên phải thì cho BN nằm nghiêng người về bên trái).

+ Thực hiện lớp cắt theo trục dọc thận.

+ Nhận định các cấu trúc thận trên kiểu siêu âm hai chiều: xoang thận, các tháp Malpighi, vỏ thận.

+ Đặt khung Doppler màu vào vùng thận, nhận định chung về lưới tưới máu và tính chất Doppler màu của mạch máu trong nhu mô thận. Ở tư thế này ĐM có màu đỏ và tĩnh mạch có màu xanh.

+ Đặt cửa ghi Doppler vào một nhánh động mạch nhu mô vùng giữa thận + Cần yêu cầu BN nín thở tránh gây trượt cửa ghi Doppler khỏi lòng mạch để có được hình phổ Doppler ổn định. Sau khi thu được phổ Doppler có chất lượng tốt, đặt lại đường chuẩn góc (angle bar) cho trùng với trục của lòng mạch và góc θ phải < 60º thì mới tiến hành đo các thông số cần thiết.

+ Đo các chỉ số định lượng:

Vp: Tốc độ tâm thu: đo ở đỉnh cao nhất của sóng tâm thu

Vd: Tốc độ tâm trương: đo ở cuối thì tâm trương, trước lúc xuất phát 1 sóng tâm thu tiếp theo.

 Tính chỉ số sức cản RI của Pourcelot theo công thức:

+ Nhận định kết quả [7]: RI < 0,7: bình thường RI ≥ 0,7: tăng chỉ số sức cản

2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU:

Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý số liệu. Các thuật toán áp dụng: - So sánh giá trị trung bình của 2 nhóm độc lập.

- Các giá trị trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn được ứng dụng để tính các thông số thực nghiệm.

- Sử dụng thuật toán T - test để đánh giá và so sánh các thông số thực nghiệm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

- Tìm mối tương quan giữa 2 biến bằng tương quan PEARSON (-1 ≤ r ≤ 1). +) | r | ≥ 0,7...tương quan rất chặt chẽ.

+) 0,5 ≤ | r | < 0,7...tương quan khá chặt chẽ. +) 0,3 ≤ | r | < 0,5...tương quan vừa.

+) | r | < 0,3...ít tương quan. +) Nếu r dương...tương quan thuận. +) Nếu r âm... tương quan nghịch. - Bảng biểu, đồ thị được vẽ tự động trên máy vi tính.

2.4. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân, không vì bất kỳ mục đích nào khác.

Nghiên cứu này được thực hiện với sự đồng ý của đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu sẽ được thông báo về kết quả nghiên cứu cũng như tư vấn về điều trị nếu có vấn đề sức khỏe.

SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU

BỆNH NHÂN VIÊM CẦU THẬN MẠN VÀO VIỆN

Khám lâm sàng

NHÓM NGHIÊN CỨU- Viêm cầu thận mạn nguyên phát. - Viêm cầu thận mạn nguyên phát.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chỉ số sức cản động mạch thận và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính do viêm cầu thận mạn (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w