ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU:

Một phần của tài liệu nghiên cứu chỉ số sức cản động mạch thận và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính do viêm cầu thận mạn (Trang 47 - 49)

- Tại gốc và thân ĐMT có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về RI trung bình giữa từng cặp BTMT gđ IIIII và IV, IIIII và V, IV và V với p < 0

4.1.ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU:

CỨU:

Qua nghiên cứu 63 BN mắc BTMT do VCTM tại khoa Thận- Tiết niệu BV Bạch Mai chúng tôi nhận thấy số bệnh nhân nam nhiều hơn số BN nữ với

tỷ lệ nam/nữ là 54/46%. Tỷ lệ này cũng tương tự như trong một số nghiên cứu của các tác giả khác như: Hoàng Bùi Bảo [25] tỷ lệ nam/nữ suy thận mạn tại bệnh viện Trung ương Huế (60.36/39.64%), Buccianti [26] tỷ lệ nam/nữ (61.04/38.96%), Đặng Thị Việt Hà [27] (57.5%/42.5%), Hồ Hà Linh [28] tỷ lệ nam/nữ (53.97/46.03%). Tuy nhiên, khi so sánh với một số nghiên cứu trong nước khác, số bệnh nhân nam mắc BTMT lại có tỷ lệ thấp hơn BN nữ như trong nghiên cứu của Đinh Thị Kim Dung [29] ở Bệnh viện Bạch Mai tỷ lệ nam/nữ (48.9/51.1%), Lê Thị Đan Thuỳ [30] tỷ lệ nam/nữ (43.68/56.32%). Sự khác biệt này có thể do trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ lấy các bệnh nhân viêm cầu thận mạn nguyên phát mà không chọn bệnh nhân mắc bệnh cầu thận thứ phát, như nhóm BN viêm cầu thận lupus, mà ở nhóm này tỷ lệ nữ thường rất cao. Về mức độ suy thận, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ phân bố BN mắc BTMT ở các giai đoạn lần lượt như sau: BTMT giai đoạn II-III (30.2%), BTMT giai đoạn IV (30.2%) và BTMT giai đoạn V (39.6%). Chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ BN ở ba nhóm có mức độ suy thận khác nhau này. Sở dĩ như vậy là do chúng tôi lựa chọn BN sao cho tỷ lệ giữa các nhóm như nhau để không ảnh hưởng đến kết quả khi so sánh về các chỉ số giữa các nhóm.

Tăng huyết áp là triệu chứng thường gặp trên lâm sàng của bệnh nhân suy thận mạn tính. Tăng huyết áp cũng đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ gây khởi phát và tiến triển xơ vữa mạch máu nói chung và cầu thận nói riêng. Nhiều nghiên cứu của các tác giả trước đây [31] cho thấy kiểm soát tốt huyết áp ở các bệnh nhân suy thận mạn góp phần làm chậm tiến triển của tình trạng suy thận và hạn chế các biến chứng của THA gây ra. Kết quả từ bảng 3.3 cho thấy trong số 63 BN nghiên cứu có 52.4% BN không sử dụng thuốc hạ áp, trong số đó có 12/33 BN không sử dụng thuốc hạ áp mặc dù có THA, phần lớn là do những BN này mới được phát hiện suy thận lần đầu, đồng thời phát hiện có THA nên chưa được sử dụng thuốc hạ áp trước đó. Trong nhóm

nghiên cứu, có 47.6% sử dụng thuốc hạ áp, trong số đó có 19/30 BN vẫn không kiểm soát được huyết áp mặc dù có sử dụng thuốc hạ áp trước đó. Những con số này cho thấy tỷ lệ BN không đủ nhận thức để biết những dấu hiệu của THA và tỷ lệ BN chưa được kiểm soát tốt tình trạng THA còn cao.

Một phần của tài liệu nghiên cứu chỉ số sức cản động mạch thận và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính do viêm cầu thận mạn (Trang 47 - 49)