Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của trẻ em mắc bệnh tim mạch ở bệnh viện nhi trung ương (Trang 41 - 42)

18. Sai số và cách khắc phục

4.1.Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Trong nghiên cứu có 48,98% nam và tỷ lệ nữ nhiều hơn là 51,02%, thuộc 3 nhóm tuổi từ 3 – 5, 6 – 8 và 9 – 12. Trong đó, nhóm 3 – 5 tuổi có 49 em, chiếm tỷ lệ cao nhất là 50%, tiếp đó là nhóm 6 – 8 tuổi với 28 em (28,57%) và cuối cùng là nhóm 9 – 12 tuổi với 21 em (21,43%) . Nhóm 3 – 5 tuổi là nhóm trẻ có hàm răng sữa, với độ dày và sự trưởng thành của men răng còn thấp, bên cạnh khả năng nhận thức về sức khỏe răng miệng còn hạn chế nên dễ bị sâu răng. Nhóm 6 – 8 tuổi là nhóm trẻ đang bắt đầu thay răng sữa và bắt đầu mọc răng vĩnh viễn, là thời điểm gia tăng sự tiếp xúc mặt bên giữa các răng đồng thời vì răng mới mọc, men răng chưa trưởng thành nên nếu không vệ sinh răng miệng tốt thì răng mới mọc rất dễ bị sâu. Còn nhóm 9 – 12 tuổi là nhóm có bộ răng hỗn hợp ở giai đoạn ổn định hơn với sự tiếp nhận về sức khỏe răng miệng được củng cố và gia tăng.

Mặt khác, chúng tôi chia nhóm nghiên cứu thành 2 nhóm bệnh là nhóm trẻ có bệnh tim bẩm sinh và nhóm trẻ có bệnh tim mắc phải. Do tỷ lệ trẻ có bệnh tim mắc phải không phổ biến như bệnh tim bẩm sinh và thời gian tiến hành nghiên cứu ngắn nên số lượng trẻ có bệnh tim mắc phải trong nghiên cứu của chúng tôi vẫn còn ít. Trẻ có bệnh tim bẩm sinh chiếm 91,84% và nhóm có bệnh

tim mắc phải chiếm 8,16% ( Bảng 3.2 ). Vì vậy, sẽ có những hạn chế khi so sánh kết quả sâu răng, viêm lợi giữa hai nhóm bệnh.

Một phần của tài liệu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của trẻ em mắc bệnh tim mạch ở bệnh viện nhi trung ương (Trang 41 - 42)